Nắm bắt những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 108 - 140)

quan, chủ động trong các hoạt động đối ngoại để bảo vệ lợi ích của Việt Nam và Campuchia

Có khả năng phân tích, nắm bắt những quan điểm không thống nhất trong nội bộ ASEAN để mở ra kênh đối thoại giữa Việt Nam và ASEAN, giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á trong việc giải quyết vấn đề Campuchia đã trở thành một trong những cơ sở để Việt Nam và CHDC Campuchia giải quyết mặt quốc tế của “vấn đề Campuchia”.

Nhìn bề ngoài, có vẻ ASEAN là một thực thể khá thống nhất trong nhận thức, phương hướng giải quyết “vấn đề Campuchia”, tuy nhiên mỗi nước lại có những toan tính riêng làm sao đảm bảo được tối đa lợi ích dân tộc. Thái Lan và Singapore là những nước có quan điểm cứng rắn nhất, vì những lợi ích sát sườn. Chính tình trạng căng thẳng kéo dài tại Campuchia cũng là lúc mà Thái Lan nhận được viện trợ rất lớn từ cả Trung Quốc lẫn Mỹ, hay nói cách khác Thái Lan đang trục lợi trong cuộc xung đột tại Campuchia. Còn Singapore cũng nhận được sự đảm bảo an ninh lớn từ Mỹ trong tình trạng khu vực xuất hiện dấu hiệu căng thẳng. Tuy nhiên Inđônêxia và Malaixia có quan điểm ôn hòa hơn về “vấn đề Campuchia” và có phần tỏ ra hiểu những quan điểm của Việt Nam, tìm cơ hội đi vào đối thoại với Việt Nam.

Trong những năm tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975), Đảng CSVN luôn tỏ rõ khả năng nắm bắt, sử dụng các mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương và cả

104

giữa các bạn bè đồng minh, đưa ra kế sách phù hợp, giành những thắng lợi quyết định. Ở giai đoạn này, sự không nhất trí giữa các nước ASEAN được Đảng, Nhà nước Việt Nam sớm nhận ra, tận dụng khai thác, tích cực đẩy mạnh quan hệ với những nước có quan điểm ôn hòa, từ đó mở ra cánh cửa đối thoại với các nước ASEAN.

Trong chuyến thăm Việt Nam (2.1984) của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Inđônêxia, khi đến thị sát biên giới Việt - Trung, Tướng Murdani, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Inđônêxia tuyên bố: “Việt Nam không phải là nguy cơ” đối với hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”. Tuyên bố trên của Tướng Murdani và các cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia (3.1985 và 7.1987)… đã có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính thuyết phục lớn đến những nhận định của các quốc gia ASEAN còn lại. Sau cuộc hội thảo Việt Nam - Inđônêxia được tổ chức tại Hà Nội (2.1984) là một loạt các chuyến thăm của các quan chức, các nhà doanh nghiệp, văn hóa của Inđônêxia và Malaixia và một số nước ASEAN đến Việt Nam, nhằm đối thoại, giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, cùng giải quyết vấn đề và làm dịu dần bầu không khí căng thẳng giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

Với những hoạt động ngoại giao thiện chí của Việt Nam, các nhà lãnh đạo ASEAN đã dần có cái nhìn tích cực hơn đối với Việt Nam, dù vẫn có những hoài nghi lớn, song đã mở rộng các cánh cửa cho các kênh đối thoại. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 18 (7.1985), các nước ASEAN ra Thông cáo chung khẳng định tiếp tục cử Inđônêxia đại diện cho ASEAN đối thoại với Việt Nam. Việc Inđônêxia được ASEAN cử làm đại diện để đối thoại với Việt Nam và các nước Đông Dương đã tạo thuận lợi và mở ra khả năng đẩy nhanh quá trình thương lượng giữa hai nhóm nước nhằm giải quyết “vấn đề Campuchia”.

Nếu như Việt Nam đã làm khá tốt trong việc phân hóa các nước ASEAN, thì trong các mối quan hệ còn lại, sự nắm bắt mâu thuẫn của Việt Nam còn yếu, đánh đồng những lực lượng với nhau. Chưa triệt để lợi dụng sự

105

mâu thuẫn Mỹ - Trung, Mỹ - Nhật Bản, ASEAN, Trung - ASEAN, chưa đón bắt được thời cơ giải quyết “vấn đề Campuchia”, dẫn đến những chậm chễ không đáng có. Sau này, với nhịp độ rút quân của Việt Nam về nước, các nước ASEAN có thái độ mềm mỏng hơn. Trong các nước ASEAN bắt đầu xuất hiện và ngày càng lớn dần những nghi ngại về sự bành trướng của Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á, nhất là sau hành động dùng vũ lực chiếm một số đảo của Việt Nam vào đầu năm 1988 tại quần đảo Trường Sa. Giữa các nước ASEAN và Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn - đây là yếu tố có lợi cho Việt Nam và việc giải quyết “vấn đề Campuchia”, song Việt Nam đã chậm nhận biết, không những không kịp thời nắm lấy, mà sau này còn có chiều hướng ngả sang Trung Quốc, nhằm bình thường hóa quan hệ, sẵn sàng hy sinh một số quyền lợi của Campuchia. Điều đó đã để lại hậu quả sâu sắc không chỉ đối với quan hệ Việt Nam - Campuchia, mà còn đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau này, đẩy Việt Nam vào thế bất đối xứng trầm trọng không đáng có.

Cũng như vậy, mối quan hệ Trung - Mỹ gắn kết với nhau khá bền chặt trong mặt trận chung chống Liên Xô, tuy nhiên, khi quan hệ Xô - Mỹ dần được cải thiện (từ năm 1987), nước Mỹ đã dần không còn “chơi con bài Trung Quốc”, hai nước lộ rõ những mâu thuẫn, bất đồng trong nhiều vấn đề. Song vì tư duy “bạn - thù” cứng nhắc, hận thù 21 năm chiến tranh chưa qua, nên Việt Nam không có khả năng đón bắt những những cơ hội hé mở trong giải quyết “vấn đề Campuchia” từ “kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm” (Mỹ). Bên cạnh đó, với “sự cảnh giác cao độ” do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, nên trong những bước đi, Việt Nam thường mắc phải “tật” hay xác định cho mình nhiều “kẻ thù”. Tư duy cứng nhắc ấy, khiến Việt Nam chậm nắm bắt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ quốc tế, bỏ qua một số cơ hội, ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong hoạt động đối ngoại.

Một cách tổng quát, mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế xuất hiện, triệt tiêu là hiện thường thường xuyên, song luôn để lại những hậu quả, tác động

106

nhất định. Để tranh thủ cơ hội, để tạo thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế, trong đàm phán, trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, vấn đề cốt yếu là phải “nắm bắt những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước liên quan, chủ động trong các hoạt động đối ngoại”, để tạo lập, xây dựng, phát triển quan hệ quốc tế, giải quyết các vấn đề quốc tế một cách chính xác. Nguyên tắc ấy cũng là nguyên tắc cần được quán triệt, thực hiện nghiêm túc trong quan hệ với Campuchia.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Có thể nói rằng từ năm 1979 đến năm 1989, chủ trương, chỉ đạo của Đảng CSVN trong quan hệ với Campuchia là nhất quán xây dựng tình đoàn kết chiến đấu, liên minh chặt chẽ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Với chủ trương đó, Đảng CSVN đã nỗ lực cùng Campuchia tìm kiếm những giải pháp để giải quyết “vấn đề Campuchia”; đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ban, ngành nỗ lực thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia trong những thời khắc khó khăn. Đó là sự giúp đỡ toàn diện, từ quân sự, kinh tế đến xây dựng hệ thống giáo dục, y tế, xây dựng bộ máy chính quyền và đoàn thể… Sự giúp đỡ đó của Việt Nam là hiệu quả, trở thành một trong những nhân tố căn bản giúp nhân dân và đất nước Campuchia hồi sinh nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập như lúng túng trong chỉ đạo, chưa bắt kịp với diễn biến của tình hình, duy ý chí, chủ quan trong giúp đỡ bạn…

Từ những thành công, hạn chế trong chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng, phát triển quan hệ với Campuchia, có thể đúc rút được những kinh nghiệm về phân tích, dự báo tình hình, về điều chỉnh chủ trương, chính sách đối ngoại, về nguyên tắc đối ngoại “bán anh em xa mua láng giềng gần”, về nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng, không áp đặt, “giúp bạn là tự giúp mình”… Đối với việc tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ với Campuchia trong giai đoạn hiện tại và sau này, Nnhững kinh nghiệm lịch sử nêu trên vẫn còn nguyên giá trị.

107

KẾT LUẬN

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng, vốn có mối quan hệ hữu nghị, gắn bó lâu đời, đã trải qua những năm tháng gian nan vất vả. Như “lửa thử vàng”, quan hệ giữa hai nước được tôi luyện trong chiến hào chống Pháp và chống Mỹ, tưởng chừng như khó có gì chia cắt được, song sau khi giải phóng đất nước, giành độc lập vào năm 1975, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại nhân dân Campuchia, thiết lập một chế độ tàn bạo, quái dị nhất trong lịch sử nhân loại với sự tiếp tay của một số thế lực quốc tế. Đất nước Campuchia chìm trong đau thương, mất mát, ly tán. Không chỉ phản bội lại nhân dân, tập đoàn Pôn Pốt còn thực hiện một chính sách đối ngoại hết phản động đối với Việt Nam, phản bội người láng giềng thủy chung, lâu đời của nhân dân Campuchia. Tập đoàn Pôn Pốt gây ra những xung đột ngày càng gia tăng dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, rồi tiến tới mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới.

Trước sau như một, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Campuchia, coi đây là mối quan hệ đặc biệt, chủ trương không ngừng củng cố, xây đắp quan hệ hai nước ngày càng bền vững. Trước thái độ ngang ngược của tập đoàn Pôn Pốt, để bảo vệ Tổ quốc, chống chiến tranh xâm lược; đồng thời, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt vong, Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Sau khi đập tan chế độ Pôn Pốt, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục ở lại giúp đỡ nhân dân xây dựng lại đất nước. Nhằm thắt chặt, phát triển quan hệ toàn diện với Campuchia, Đảng, Nhà nước Việt Nam cử sang Campuchia chuyên gia quân sự, giúp đỡ nhân dân Campuchia đứng dậy từ tro tàn, đổ nát. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, nhân dân Việt Nam “thắt lưng buộc bụng”, viện trợ không hoàn lại cho Campuchia những khoản vật chất to lớn. Chuyên gia quân sự, dân sự Việt Nam đồng cam cộng khổ với nhân dân Campuchia, không quản nguy hiểm, hy sinh tính mạng, tận tình giúp đất nước Campuchia xây

108

dựng nền móng chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tích cực tìm kiếm giải pháp, mở những hướng đối ngoại mới để giải quyết “vấn đề Campuchia”. Sự phối kết hợp giữa Việt Nam và CHND Campuchia, giữa ba nước Đông Dương trong các diễn đàn đa phương, song phương đã góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết vấn đề.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng nhằm phát triển quan hệ với Campuchia vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định: Việc phân tích tình hình, diễn biến quan hệ quốc tế, để đề ra chủ trương còn chưa đáp ứng yêu cầu, còn cứng nhắc trong xác định bạn thù, chủ quan duy ý chí trong giúp đỡ bạn… Nhận chân, đánh giá đúng những thành công và chưa thành công, chỉ rõ nguyên nhân là những cơ sở quan trọng; dựa trên đó, những kinh nghiệm quan trọng được đúc rút là: Hoạch định, điều chỉnh chủ trương, chính sách trong quan hệ với Campuchia phải trên cơ sở bám sát sự biến đổi, vận động của tình hình khu vực, các quan hệ quốc tế liên quan; tích cực tìm kiếm biện pháp thúc đẩy, phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với Campuchia trên tinh thần “bán anh em xa mua láng giềng gần”; phát triển quan hệ mọi mặt với Campuchia phải trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng, không áp đặt, “giúp bạn là tự giúp mình”; nắm bắt những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước liên quan, chủ động trong các hoạt động đối ngoại để bảo vệ lợi ích của Việt Nam và Campuchia. Đó là những kinh nghiệm, nếu được quán triệt, vận dụng sẽ có những ảnh hưởng tích cực cho việc tiếp tục phát triển quan hệ với Campuchia ở thời kỳ hiện tại.

109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đức Anh (1986), Quân đội nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ cao cả trên đất bạn Campuchia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

2. Lê Quang Bá (1983), Phnôm Pênh tươi đẹp, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ban Bí Thư (1977), Chỉ thị số 22, ngày 20-10-1977, “Về một số việc cần làm ngay ở biến giới phía Tây Nam”, Lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.

4. Ban Bí thư (1978), Chỉ thị số 50, ngày 15-7-1978, “Bổ sung về việc giải quyết dân Campuchia chạy sang Việt Nam”, Lưu tại Cục Lưu trữ, Văn Phòng Trung ương Đảng.

5. Ban Bí thư (1988), Chỉ thị số 39, ngày 21-5-1988, “Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của BCT về quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở Campuchia”, Lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.

6. Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử giai đoạn 10 năm chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (1988), Tổng kết 10 năm chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (1978 - 1988), Tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

7. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (2007), Kỷ yếu tám năm hoạt động của Ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.

9. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1963), Văn kiện Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

10. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1977), Văn Kiện Đảng 1930 -1945, tập 3,Nxb. Sự thật, Hà Nội.

110

11. Báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng về công tác đối ngoại trong những năm Đổi mới, Phần I, Lưu tại Cục Lưu trữ, Văn Phòng Trung ương Đảng.

12. Báo cáo của Văn phòng trung ương Đảng về công tác đối ngoại trong những năm Đổi mới, Phần II, Lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.

13. Báo cáo về vấn đề trao đổi kinh tế giữa các tỉnh, thành phố Việt Nam - Campuchia, Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng, Phông: 82, Tên phông: Ban Đối ngoại TW (1958 - 1991), ĐVBQ: 2308.

14. Báo Nhân dân (7.1.1979). 15. BáoNhân dân (8.1.1979). 16. Báo Nhân dân (9.1.1979). 17. Báo Nhân dân (10.1.1979). 18. Báo Nhân dân (18.2.1979). 19. Báo Nhân dân (19.2.1979). 20. Báo Nhân dân (20.1.1979). 21. BáoNhân dân (8.1.1980). 22. Báo Nhân dân (8.1.1981). 23. Báo Nhân dân (29.1.1981). 24. Báo Nhân dân (30.1.1981). 25. BáoNhân dân (18.2.1984). 26. BáoNhân nhân (13.8.1985). 27. Báo Nhân dân (25.1.1987). 28. Báo Nhân dân (30.7.1987). 29. Báo Nhân dân (29.8.1987). 30. Báo Nhân dân (9.10.1987). 31. Báo Nhân dân (4.12.1987). 32. Báo Nhân dân (8.1.1988).

111 33. Báo Nhân dân (7.1.1989).

34. Báo Nhân dân (8.1.1989). 35. Báo Nhân dân (12.1.1989). 36. Báo Nhân dân (23.2.1989).

37. BáoQuân đội Nhân dân (7.1.1986). 38. BáoQuân đội nhân dân (18.2.1986). 39. BáoQuân đội nhân dân (26.1.1989)

40. BS Lê Bằng, Phạm Quang Cận, Hoàng Dũng (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. “Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam” (16/02/1979), Báo Nhân dân, tr.4.

42. Nguyễn Đình Bin (chủ biên, 2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Bộ Chính trị (1981), Nghị quyết số 39, ngày 18-5-1981, "Về tình hình thế giới và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta", Lưu tại Cục lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.2.

44. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Bộ Nội vụ (1993), Những văn kiện về sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác công an (1981-1986), Nxb. CAND, Hà Nội.

46. Bộ Tư lệnh quân khu 7 (1995), 50 năm lực lượng vũ trang quân khu 7

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 108 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)