Tích cực tìm kiếm biện pháp thúc đẩy, phát triển quan hệ

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 104 - 105)

kết, hữu nghị với Campuchia trên tinh thần “bán anh em xa mua láng giềng gần”

Trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng và khu vực là một vấn đề mang tính quy luật. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã từng cố gắng xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, hữu hảo với các quốc gia xung quanh. Do vậy, quan hệ với các nước láng giềng trở thành mối quan tâm hàng đầu của đối ngoại Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam luôn phải chịu những áp lực từ người láng giềng phương Bắc, luôn phải căng mình ra để đối phó với những bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ phía Bắc, thì việc củng cố quan hệ láng giềng với những quốc gia còn lại trở nên hết sức cấp thiết. Trên nhận thức đó, quan hệ láng giềng với Campuchia cần phải được coi trọng.

Về quan hệ với nước láng giềng Campuchia, kể từ khi Đảng CSVN ra đời, dù trong hoàn cảnh nào, đoàn kết, hợp tác với nhân dân Campuchia luôn là mệnh lệnh từ trái tim những người cộng sản Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, với tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc, hai dân tộc đã luôn tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong bảo vệ độc lập, tự do. Tuy nhiên, từ khi Khơ me đỏ lên cầm quyền tại Campuchia (1975 - 1979), với chính sách cực đoan, gây hấn với láng giềng, Khơ me đỏ đã làm tổn hại đến tình hữu nghị giữa hai dân tộc, Việt Nam gặp khó khăn trong xây dựng đất nước.

Nhận thức rằng, “cháy nhà hàng xóm, không thể bình chân như vại”, vì tình đoàn kết hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc, vì nhân dân Campuchia, Đảng, Nhà nước đã quyết định đáp lại lời kêu gọi của MTĐKDTCN Campuchia, đưa quân vào giải phóng Campuchia. Như vậy, quan hệ Việt

100

Nam - Campuchia là mối quan hệ gắn bó lâu đời, được xây dựng, phát triển trên những cơ sở vững chắc. Đó là mối quan hệ giữa những nước cùng sống chung trên bán đảo Đông Dương, đã từng chung chiến hào chiến đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và mục tiêu phát triển đất nước, củng cố một Đông Dương hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi. Có thể nói, những đặc điểm nêu trên tồn tại và trở thành nền tảng cho sự hình thành, củng cố, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia. Xây dựng, phát triển quan hệ với Campuchia vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Điều đó cũng đồng thời đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để không ngừng tăng cường, phát triển quan hệ với Campuchia. Những biện pháp ấy phải trên những cơ sở sau:

- Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói chung và với Campuchia nói riêng. Giữa Việt Nam và Campuchia có quan hệ đoàn kết, chiến đấu liên minh chặt chẽ trong chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng cũng có những vấn đề do lịch sử để lại, việc giải quyết những vấn đề này phải thực sự khéo léo, tránh đối đầu dẫn đến xung đột.

- Trong những lúc Campuchia gặp khó khăn, hoạn nạn, việc giúp đỡ bạn là rất cần thiết do quan hệ láng giềng “tối lửa tắt đèn” có nhau, nhưng cũng cần phải lưu ý: giúp đỡ không có nghĩa là làm thay, can thiệp vào công việc nội bộ của bạn cũng như tuyệt đối không có tư tưởng nước lớn.

- Trong quan hệ với Campuchia, nếu có nảy sinh bất đồng, phải luôn chú ý giải quyết bằng thương lượng, đối thoại kiên trì, thấu hiểu, thông cảm, “chín bỏ làm mười”, nhân nhượng nhau vì đại cục, vì những mục tiêu lớn - ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển.

Một phần của tài liệu Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989 (Trang 104 - 105)