Phƣơng hƣớng và triển vọng của mỹ học Mácxít ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của mỹ học mác xít ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 80)

7. Kết cấu

2.3. Phƣơng hƣớng và triển vọng của mỹ học Mácxít ở Việt Nam

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 sau khi nêu lên những giá trị thẩm mỹ cao đẹp của cuộc sống, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thẩm mỹ, đó là:

Tư tưởng chỉ đạo chủ quan nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Buông lỏng chuyên chính vô sản trong đấu tranh tư tưởng và văn hoá trong việc chống lại những âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù.

Từ đường lối đổi mới của Đảng, các nhà mỹ học cố gắng bám sát hiện thực thẩm mỹ mới, xây dựng hệ thống lý luận mỹ học khoa học, năng động đủ khả năng đáp ứng với các yêu cầu mới của cuộc sống. Bản chất của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi một trình độ lý luận mỹ học tương xứng. Để thực hiện được yêu cầu này, các nhà mỹ học ở nước ta đã tăng cường mối liên hệ giữa lý luận với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhận thức mới, tạo ra hệ thống lý luận về con đường phát triển những giá trị thẩm mỹ mới của sự nghiệp đổi mới. Không có hệ thống lý luận này chúng ta không có phương hướng đúng đắn để hoàn thiện mỹ học.

Tác giả Đỗ Huy cho rằng: Công việc đầu tiên của các nhà mỹ học là khẳng định lại các tư tưởng mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn các tư tưởng mỹ học, văn hoá nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả Đỗ Văn Khang nhấn mạnh, đồng thời phải chỉ ra quy luật phát triển có kế thừa, chống lại thái độ phủ định sạch trơn. Và ông đó đề xuất một dự báo lý luận mỹ học mới cần một phương pháp sáng tác mới. Công trình này chỉ ra rằng nhiệm vụ của mỹ học với tư cách triết học của nghệ thuật là khám phá “Cái tuyệt đối” trong bản thân con người, mỹ học trước năm 1986 chưa đạt tới sự khám phá cái tuyệt đối như một tuyệt đối bí ẩn của tâm hồn. Cho nên, ngày nay khi con người đã hướng vào chiều sâu bên trong thì mỹ học cũng phải chuyển đổi từ nền nghệ thuật “mỗi số phận cá nhân đặt trong số phận cộng đồng”, chuyển sang mỹ học và nghệ thuật nghiên

cứu số phận cá nhân đặt cạnh số phận cá nhân trong mưu cầu hạnh phúc. Muốn làm được điều này chỉ có cách là phát triển mỹ học, ngợi ca mang tính sử thi anh hùng sang mỹ học phản tỉnh con người, phản tỉnh xã hội. Bởi Hêghen trong “Hiện tượng học tinh thần” cho rằng: phản tỉnh là một nhận thức bậc cao, bởi lẽ, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi vẫn cao hơn là được giáo dục, được nhắc nhở nhận thức, được nhắc nhở nhiệm vụ bản thân mỗi con người. Điều này cũng đã được J. Locke (1632 – 1704) trong Tiểu luận về

giác tính và lý tính của con người (1690) đã đưa ra khái niệm phản tỉnh, coi

đó là một hoạt động riêng của hoạt động tâm lý bên trong con người, nó được nâng lên trong thâu thái tất cả những vốn đã có của nhân loại và kinh nghiệm cuộc đời thành một sự thăng hoa vươn đến cái tối thượng ở bên trong. Ở đây, tác giả Đỗ Văn Khang đã có công truy tìm năng lực tự có bên trong của mỗi con người để giúp nó tự điều chỉnh hành vi trong thế giới hiện đại.

Nền văn học nghệ thuật Việt Nam từ 1945 – 1975 tuy tốt đẹp, tuy tạo ra nhiều giá trị, nhưng thời đại mới cần có Mỹ học mới với những giá trị mới góp phần định hướng cho văn học nghệ thuật phát triển đáp ứng cuộc sống mới. Sau năm 1986 nhiều tác phẩm nghiên cứu các tư tưởng mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng mỹ học của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công bố trên các tạp chí. Cùng thời gian này một số cuốn sách lý luận mỹ học dưới ánh sáng tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xuất bản. Trong năm 1987 nhiều bài đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hoá nhìn từ góc độ mỹ học đã được công bố.

Từ năm 1986, mỹ học nước ta hướng trọng tâm vào việc nghiên cứu các giá trị, các bộ giá trị, sự chuyển biến hệ thống giá trị trong các quan hệ văn hoá dân tộc.

Khi đề xuất những giải pháp hình thành các hệ giá trị cơ bản trong nền văn hoá mới ở Việt Nam trong sự thay đổi hệ thống giá trị chung của thời đại, các tác giả Nguyễn Duy Qúy và Đỗ Huy đã đề xuất một hệ giá trị gắn liền với

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền và một nền đạo đức, một quan hệ thẩm mỹ trong cơ chế thị trường ở Việt Nam.

Từ những lĩnh vực nghiên cứu của các phương diện lý luận chung về giá trị, nhiều nhà triết học và mỹ học trong hơn một thập kỷ vừa qua đi sâu phân tích sự chuyển biến hệ thống giá trị Chân Thiện Mỹ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường.

Nhằm giải quyết sâu hơn vấn đề văn hoá Việt Nam, qua đó xây dựng hệ lý luận mỹ học trong thời kỳ đổi mới, một số nhà mỹ học ở nước ta đã đi sâu phân tích bộ giá trị Chân Thiện Mỹ đang vận động trong nền văn hoá ở nước ta cú những đặc điểm gỡ, cú những quy luật cơ bản nào chi phối sự phỏt triển‟của họ. Cuốn Chân - Thiện - Mỹ sự thống nhất và đa dạng trong văn hoá nghệ thuật” của tác giả Đỗ Huy và Nguyễn Văn Phúc đã phân tích quá trình sinh thành lịch sử của cái Đúng, cái Tốt, cái Đẹp trong văn hoá nước ta và hướng phát triển của chúng trong hiện đại..

Yếu tố văn hoá của sự phát triển xã hội ta theo con đường xã hội chủ nghĩa phải được cơ cấu lại cho Cái đúng, nhà nước pháp quyền, tính quy luật khách quan, khoa học và phát triển bền vững giành vị trí ưu tiên làm nền tảng trong bộ ba giá trị chân - thiện - mỹ. Cái đúng sẽ cơ cấu lại cái thiện và cái mỹ, làm cho văn hoá Việt Nam có bản sắc dân tộc rõ rệt trong phát triển và hoà nhập vào thế giới hiện đại, văn minh nhân loại.

Trong gần 30 năm đổi mới, mỹ học không chỉ đóng góp vào sự nghiệp đổi mới tư duy nói chung, nghiên cứu sâu sự chuyển biến hệ thống giá trị trong văn hoá Việt Nam, nó còn tham gia vào việc làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá, văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển chung của xã hội. Trong thập kỷ này đã có hàng ngàn bài nghiên cứu được công bố và hàng trăm cuốn sách lớn về văn hoá được xuất bản. Có thể nói phần lớn các nhà mỹ học ở nước ta đều tham gia vào vấn đề này hay vấn đề khác của văn hoá trong thập kỷ này. Tuy nhiên, chủ đề tập trung nhất mà các nhà mỹ học nghiên cứu là mối quan hệ

giữa văn hoá và phát triển. Xung quanh chủ đề này, từ năm 1987 - 1996 đã có hàng chục công trình được xuất bản.

Phát triển và văn hoá có một chuẩn mực chung là giá trị. Và sự phát triển văn hoá khác với sự phát triển kinh tế. Có các giá trị kinh tế và các giá trị văn hoá. Và phát triển kinh tế lại gắn với phát triển văn hoá. Các nhà mỹ học đã tham gia vào nghiên cứu các cái chung, cái riêng và sự tương tác giữa các giá trị đó.

Từ sau khi miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng, các quan hệ thẩm mỹ trong xã hội ta diễn ra rất phức tạp, đặc biệt trên lĩnh vực thị hiếu và lối sống. Năm 1983, do tình hình các thị hiếu thẩm mỹ phát triển không bình thường, Viện Triết học đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn nhằm nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận, những vấn đề lý luận và thực tiễn, những định hướng cơ bản và những phương diện cụ thể của giáo dục thẩm mỹ. Cuộc hội thảo đã chia thành ba nhóm vấn đề lớn:

Nhóm vấn đề thứ nhất nghiên cứu những vấn đề phương pháp luận

trong việc giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới; Vai trò của mỹ học Mác Lênin trong việc định hướng sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ của chúng ta, vai trò của mỹ học kỹ thuật trong việc hình thành tình cảm mới; đạo đức học, lôgic học, giáo dục học và nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ.

Nhóm vấn đề thứ hai bàn về bản chất của giáo dục thẩm mỹ trong sự

nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta chung quanh các chủ đề: Giáo dục thẩm mỹ và việc định hướng các nhu cầu thẩm mỹ; giáo dục thẩm mỹ và việc xây dựng các thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh; giáo dục thẩm mỹ và sự hình thành các khả năng sáng tạo.

Nhóm vấn đề thứ ba bàn về các hình thức và các biện pháp giáo dục

thẩm mỹ; giáo dục thẩm mỹ bằng và thông qua lao động, thông qua hệ thống thông tin đại chúng; đặc biệt là thông qua nghệ thuật.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ đối với việc xây dựng con người mới, tiếp sau cuộc hội thảo này, nhiều công trình về giáo dục thẩm mỹ của những nhà nghiên cứu mỹ học đã được xuất bản.

Năm 1988, nhận thức rằng nhiều vấn đề mỹ học sau vài năm đổi mới cần bước đầu được nhìn nhận lại và sơ bộ tổng quan tình hình sự diễn biến của các quan hệ thẩm mỹ đang vận động ở nước ta, một nhóm các nhà mỹ học chủ yếu là anh chị em làm công tác mỹ học ở Viện Triết học đã cho xuất bản công trình: “Mấy vần đề của mỹ học hiện nay” với năm chủ đề lớn:

Một là, vấn đề trung tâm của mỹ học ở nước ta hiện nay là xây dựng tình cảm thẩm mỹ mới cho nhân dân lao động.

Hai là, xây dựng lối sống đẹp trong tình hình cách mạng mới.

Ba là, định hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh trong các hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật.

Bốn là, hướng tới xây dựng nền văn hoá thẩm mỹ mới của chủ nghĩa xã hội Năm là, phát huy các giá trị thẩm mỹ truyền thống trong giai đoạn mới. Các vấn đề giáo dục thẩm mỹ đã được các nhà mỹ học coi là nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên của mình.

Cùng với các nhà triết học trong cả nước, nửa thế kỷ qua, các công trình nghiên cứu mỹ học đều gắn bó mật thiết với đường lối của Đảng. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đến Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996, mỗi kỳ đại hội đảng, các nhà triết học cũng như các nhà mỹ học ở Việt Nam luôn luôn bám sát các vấn đề mà Đảng quan tâm. Trước mỗi kỳ đại hội Đảng, các nhà triết học cũng như các nhà mỹ học đã góp công sức của mình xây dựng những cơ sở khoa học trong lĩnh vực mình phụ trách, đề xuất ý kiến với Đảng để tích cực chuẩn bị cho việc ra đời các Văn kiện của Đảng.

Từ đó đến nay, số bài và sách xuất bản liên quan đến mỹ học đã tăng lên nhiều hơn. Có thể kể ra đây một số tác phẩm tiêu biểu như: “Tìm hiểu tư tưởng văn hoá thẩm mỹ và nghệ thuật của Đảng trong thời kỳ đổi mới” (Đỗ Huy Nguyễn Chương Nhiếp); “Giáo trình Mỹ học Mác Lênin” (Đỗ Huy - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Ngọc Long); “Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ” (Đỗ

Huy); “Mỹ học đại cương”, Đỗ Văn Khang; “Nghệ thuật học”, Đỗ Văn Khang, Đỗ Thị Minh Thảo. “Mỹ học Mác – Lênin”(Đỗ Văn Khang chủ biên).

Trên đà xây dựng cơ sở khoa học và thuyết minh tính đúng đắn của đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, mỹ học khẳng định rằng: “Hiện đại hoá văn hoá Việt Nam theo mô thức tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gắn với một cơ cấu công nông trí, ở đó lòng nhân ái là nền tảng, chủ nghĩa yêu nước là trục quy tâm, tinh thần cộng đồng là yếu tố trội, sự thích ứng là giải pháp, chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh là mục tiêu, chân

thiện mỹ là hệ chuẩn và các giá trị cơ bản “ [15; 45-46]

Suốt thời gian qua, tuyệt đại bộ phận những nhà mỹ học ở nước ta phấn đấu không mệt mỏi vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, lao động khoa học hết mình phục vụ Đảng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI, nhiều nhà mỹ học đang ra sức lao động khoa học, nghiên cứu những quan điểm mỹ học sáng tạo được trình bày tại Hội nghị Trung ương lần thứ IV khoá VII và Hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VIII để góp phần của mình vào lý luận xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở rộng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng xă hội dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ văn minh dưới sự lănh đạo sáng suốt của Đảng.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của mỹ học mác xít ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)