Khuynh hướng coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp lý tưởng hình

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của mỹ học mác xít ở việt nam hiện nay (Trang 44)

7. Kết cấu

1.2.4. Khuynh hướng coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp lý tưởng hình

hình thành trong cuộc sống của con người (Tsécnưsépski)

Nicolai Gavrilovich Tsécnưsépski (1828 – 1889) là một trong ba nhà mỹ học lớn trước Mác và cũng là một trong những nhà mỹ học lớn của mọi thời đại.

Khác với Kant khi coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp vô tư, không vụ lợi và Hêghen khi coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp trong nghệ thuật của thế giới ý niệm thì mỹ học của Tsécnưsépski đã xác lập một con đường mới, con đường tìm cái đẹp ở trong chính cuộc sống hiện thực của con người.

Trước khi đưa ra định nghĩa về cái đẹp, Tsécnưsépski đã phê phán luận điểm về cái đẹp của Hêghen. Ông viết “ cái đẹp ý niệm dưới một hình thức biểu hiện có hạn; cái đẹp là một đối tượng cảm tính riêng lẻ... Cái đẹp là sự phù hợp hoàn toàn, sự đồng nhất hoàn toàn giữa ý niệm và hình tượng... từ đó Hêghen rút ra định nghĩa về cái đẹp nhưng sau đó nó không thể đứng vững”[48;19].

Tsécnưsépski cho rằng, quan niệm của Hêghen coi cái đẹp là sự phù hợp hoàn toàn giữa một đối tượng riêng lẻ với ý niệm của nó là một định nghĩa vừa quá rộng vừa quá hẹp. Bởi vì nếu coi cái gì có vẻ là sự thực hiện đầy đủ của ý niệm của loại ấy thì cái đó mới hình như là đẹp, có nghĩa là một vật đẹp cần phải có tất cả những cái gì có thể là đẹp trong vật cùng loại và không thể tìm được cái đẹp trong nhưng vật khác cùng loại.

Tuy nhiên ông cũng đồng ý với Hêghen khi nói “đẹp là sự biểu hiện đầy đủ của ý niệm trong một đối tượng riêng lẻ”. Quan điểm đó có khía cạnh

đúng là vì cái đẹp là một đối tượng sống, riêng lẻ chứ không phải một tư tưởng trừu tượng. Tư tưởng ấy của Hêghen đã nêu ra một cách đúng đắn những đặc tính cuả những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Tuy nhiên, khi bàn về cái đẹp, Hêghen mới chỉ dừng lại ở việc coi nó là sự thống nhất giữa ý niệm và hình tượng – cái chỉ tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật mà chưa nói đến cái đẹp trong tự nhiên.

Từ việc phê phán quan niệm của Hêghen về cái đẹp, Tsécnưsépski đã đưa ra một định nghĩa quan trọng về cái đẹp “Một thực thể đẹp là một thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta; một đối tượng đẹp là đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện hay nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống”[48; 23].

Từ định nghĩa trên ta thấy, quan điểm mỹ học của Tsécnưsépski thống nhất với quan điểm đời sống. Cuộc sống chứa đựng muôn ngàn hình thức của cái đẹp, chứa đầy tiềm ẩn của cái đẹp đang diễn ra. Cuộc sống là trí tuệ, là lao động và sáng tạo. Chính vì thế, ông phê phán cái đẹp của xã hội giao tế, của các cô gái thiếu nữ Petécbua mảnh dẻ, gầy gò “ gió thổi bay” mà ông ca ngợi cái đẹp của các cô thiếu nữ nông thôn do làm nhiều mà cơ bắp rắn chắc, nở nang, sức khỏe dồi dào.

Coi cái đẹp bắt nguồn từ trong hiện thực, vì thế ông cho rằng bản chất của con người là tạo ra cho con người một cảm giác hoan hỉ trong sáng giống như cảm giác ta gặp mặt người yêu. Chúng ta yêu mến cái đẹp một cách vô tư, chúng ta thưởng thức nó, chúng ta hoan hỉ khi thấy nó cũng như hoan hỉ khi thấy người thân yêu của chúng ta. Nhưng “ cái gì” đó phải là một cái hết sức rộng rãi, một cái có thể khoác những hình thức khác nhau, một cái hết sức chung: vì rằng những đối tượng hết sức khác nhau, những vật hoàn toàn không giống nhau đối với chúng ta đều có thể là đẹp. Cái chung nhất trong số những cái thân thiết đối với con người, cái thân yêu nhất trên đời đối với con người là cuộc sống” [48;23]. Như vậy, theo Tsécnưsépski thì chỉ có cuộc sống

mới đẹp, còn cái chết không thể đẹp. Và mọi cuộc sống đều là tốt đẹp, đều tạo cho ta hoan hỉ, không có cuộc sống nào là xấu xa, bẩn thỉu cả.

Việc coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp lý tưởng hình thành trong cuộc sống đã dẫn đến việc ông đặt cơ sở cho các quan niệm duy vật về nghệ thuật. Tsécnưsépski coi nghệ thuật không chỉ là vương quốc của cái đẹp mà là phản ánh nhiều mặt của cuộc sống; nghệ thuật không phải là để mua vui mà là phương tiện để nhận thức cuộc sống. Ông cho rằng cái đẹp của tự nhiên là nguồn gốc của cái đẹp trong nghệ thuật. Chỉ có sự phong phú của cái đẹp tự nhiên mới tạo ra sự phong phú của cái đẹp trong nghệ thuật. Tsécnưsépski viết “Theo những quan điểm mỹ học đang thịnh hành thì nguồn gốc của nghệ thuật là ở chỗ con người muốn làm cho cái đẹp tránh được những khuyết điểm... khuyết điểm này đã làm cho cái đẹp, ở mức độ tồn tại thực sự của nó trong hiện thực không thỏa mãn hoàn toàn được con người. Cái đẹp do nghệ thuật sáng tạo ra không mắc phải những khuyết điểm của cái đẹp hiện thực”[84; 60]. Để bảo vệ cho cái đẹp hiện thực, nguồn gốc cái đẹp trong hiện thực, Tsécnưsépski đã coi cái đẹp của hiện thực hơn hẳn cái đẹp nghệ thuật: “ Cái đẹp trong nghệ thuật thì đẹp một cách linh hoạt, không sinh khí. Cái đó lại càng tệ hơn nhiều. Người ta có thể ngắm nhìn diện mạo của một người đang sống hàng mấy tiếng đồng hồ, còn tranh vẽ thì chỉ ngắm mười lăm phút đã làm người ta chán ngấy, và rất hiếm có những người say mê nghệ thuật đứng hàng giờ trước một bức tranh. So với các tác phẩm hội họa, kiến trúc và điêu khắc thì những tác phẩm thi ca sinh động hơn. Nhưng ngay cả thi ca cũng làm cho chúng ta chóng chán. Dĩ nhiên, chẳng có người nào lại có thể đọc năm lần liền một cuốn tiểu thuyết, thế nhưng cuộc sống những bộ mặt sinh động và những biến cố thực tế thì lại rất hấp dẫn vì tính muôn hình muôn vẻ của chúng”[48; 61].

Chính từ quan niệm trên đã dẫn đến việc ông cho rằng mục đích của nghệ thuật là miêu tả hiện thực và việc mô tả tự nhiên khác với bắt chước tự nhiên và nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc giải thích cuộc sống.

Nhìn chung, mỹ học trước Mác có ba quan điểm chính về đối tượng của mỹ học. Một là, mỹ học nghiên cứu những tình cảm của con người diễn ra trước cuộc sống, khi cảm thụ nghệ thuật, lúc sáng tác nghệ thuật. Hai là, mỹ học nghiên cứu bản thân cuộc sống, xem xét nguồn gốc các hiện tượng thẩm mỹ diễn ra như thế nào, cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao thượng sẽ xuất hiện ra sao và mang những bản chất gì? Ba là, mỹ học chuyên nghiên cứu nghệ thuật, cái đẹp nghệ thuật trên nền tảng ý niệm và ý niệm tuyệt đối. Những quan điểm này đều có những mặt tích cực nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Như hệ thống tiểu cảm của Kant đã nghiên cứu sâu thế giới tình cảm thẩm mỹ của con người, đề cao thực tiễn tinh thần tức là nghiên cứu chủ thể thẩm mỹ. Quan điểm duy vật của Tsécnưsépski lại tập trung nghiên cứu khía cạnh hiện thực cuộc sống trong quan hệ thẩm mỹ. Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hêghen lại đưa cả một lịch sử nghệ thuật đồ sộ vào phạm vi nghiên cứu mỹ học trên ý tưởng về sự vận dụng của tinh thần tuyệt đối. Và chỉ khi triết học Mác ra đời với phương pháp biện chứng duy vật thì mới làm rõ được đối tượng nghiên cứu của mỹ học.

Chƣơng 2:

SƢ̣ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỸ HỌC MÁC XÍT Ở VIỆT NAM :

NHƢ̃NG KHUYNH HƢỚNG VÀ NHƢ̃NG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

2.1. Nhƣ̃ng khuynh hƣớng cơ bản của mỹ học Mácxít ở Việt Nam

Mỹ học Việt Nam hiện đại được xác định là tử đầu thế kỷ XX cho đến nay. Tuy nhiên, mỹ học thật sự là khoa học triết học chỉ được nghiên cứu ở nước ta cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Sau kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã dành được thắng lợi; hoà bình được lập lại trên miền Bắc. Lúc này Đảng ta bắt tay ngay vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có chủ trương xây dựng phát triển khoa học. Chính lúc này, mỹ học hiện đại đã ra đời cùng với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí và hình thành nhiều tổ chức khoa học khác để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Cũng giống như những nhà mỹ học Mácxít thế giới, các nhà mỹ học Việt Nam cũng nghiên cứu tất cả hệ thống của mỹ học Mácxít, bao gồm: khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Để làm được điều này , trước hết vẫn là nghiên cứu đối tượng của mỹ học.

Cho đến nay, giới mỹ học Việt Nam vẫn còn tồn tại bốn quan điểm khác nhau về đối tượng của mỹ học:

Thứ nhất: Đối tượng mỹ học là Đời sống thẩm mỹ Thứ hai: Đối tượng mỹ học là cái Đẹp

Thứ ba: Đối tượng mỹ học là Quan hệ thẩm mỹ Thứ tư: Đối tượng mỹ học là Cái thẩm mỹ.

Ngoài việc nghiên cứu những thành tựu của mỹ học Mác Lênin, các nhà mỹ học Việt Nam còn gắn đối tượng của mỹ học với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Điều này đã làm cho mỹ học Việt Nam phát triển thêm đối tượng nghiên cứu của mình.

2.1.1. Khuynh hướng coi mỹ học là khoa học nghiên cứu đời sống thẩm mỹ

Ở quan điểm này, trước hết chúng ta phải đi tìm hiểu đời sống thẩm mỹ là gì? Trong giới mỹ học Việt Nam đã tồn tại hai loại ý kiến khác nhau:

Hoài Lam trong cuốn Tìm hiểu mỹ học Mác – Lênin cho rằng đời sống thẩm mỹ chỉ là một mặt của đời sống xã hội nói chung, đó là mặt thẩm mỹ ở cả khách thể lẫn chủ thể. Cách khác, đời sống thẩm mỹ là bản thân quan hệ thẩm mỹ giữa chủ thể với khách thể, là mặt thẩm mỹ của cuộc sống xã hội.

Theo Hoài Lam, mặt thẩm mỹ của một sự vật là giá trị thẩm mỹ được toát lên từ bản thân sự vật đó khi nó được đặt trong quan hệ thẩm mỹ với chúng ta. Giá trị thẩm mỹ này là một giá trị tinh thần chứ không phải một giá trị vật chất nào cả. Song điều cần chú ý ở đây là không chỉ giá trị vật chất mà ngay cả giá trị tinh thần này cũng đều bắt nguồn từ bản thân các thuộc tính, các phẩm chất vật chất của sự vật. Không có sự tồn tại hiện thực của bản thân sự vật với tất thảy những thuộc tính vật chất của nó thì làm sao có thể có được giá trị tinh thần của sự vật đó. Điều này được thể hiện trong câu nói của Mác «người lái buôn khoáng sản chỉ nhìn thấy giá trị thương phẩm của khoáng sản chứ không nhìn thấy vẻ đẹp của khoáng sản» và «bản nhạc hay nhất không có ý nghĩa gì đối với một cái tai không biết nghe nhạc»[29; 67]

Như vậy, giá trị thẩm mỹ, tuy là một giá trị tinh thần, song được bắt nguồn cùng một lúc từ hai phía là các thuộc tính vật chất của sự vật và mối quan hệ tinh thần, quan hệ thẩm mỹ của con người đối với sự vật đó.

Cũng theo Hoài Lam, nếu một hiện tượng là hiện tượng xã hội, là một con người xã hội nào đó thì ta sẽ thấy giá trị thẩm mỹ được bắt nguồn và gắn bó không chỉ với thuộc tính vật chất mà còn với cả các phẩm chất tinh thần của người đó nữa. Ông cho rằng giá trị thẩm mỹ không những không mâu thuẫn, mà luôn luôn nhất trí với các giá trị tinh thần khác về mặt chính trị, đạo đức... Một hiện tượng thẩm mỹ được xem là là cái đẹp chỉ có thể là một hiện

tượng tiến bộ, cách mạng, chứ không thể là lạc hậu hay phản động về mặt chính trị được. Điều ác về mặt đạo đức chỉ có thể là cái xấu về mặt thẩm mỹ, phải là điều thiện mới có cơ sở trở thành cái đẹp được.

Như vậy, tác giả Hoài Lam đó tách Đời sống thẩm mỹ riêng và đời sống nghệ thuật riêng.

Ngược với tác giả Hoài Lam, trong Giáo trình của tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng, Đời sống thẩm mỹ bao gồm cả đời sống nghệ thuật. Ông đã mô hình hóa cấu trúc của đời sống thẩm mỹ như sau:

Giải thích điều này , Lưỡng quốc Tiến sĩ Khoa ho ̣c Đỗ Văn Khang cho rằng: chính Hêghen đã đưa ra quan niệm đối tượng của mỹ học là lĩnh vực nghệ thuật, là quá trình làm ra cái Đẹp trong nghệ thuật. Vậy Đời sống thẩm mỹ phát triển lên sẽ tạo thành Đời sống nghệ thuật. Hai lĩnh vực này nối tiếp biện chứng, không độc lập với nhau. Cái này là hệ quả tất yếu của cái kia. Nếu tách ra như tác giả Hoài Lam là không hợp lý.

Về mặt cơ cấu của mỹ học

Tác giả Hoài Lam, trong sách Tìm hiểu mỹ học Mác- Lênin đã đưa phần chủ thể thẩm mỹ lên trên phần khách thể thẩm mỹ và phần khách thể thẩm mỹ có 5 phạm trù mỹ học cơ bản là : Cái thẩm mỹ, Cái đẹp, Cái hùng, Cái bi, Cái hài. Còn tác giả Đỗ Văn Khang trình bày bản chất của đời sống thẩm mỹ đã đạt Khách thể thẩm mỹ trước Chủ thể thẩm mỹ. Giải thích vấn đề

Bản chất của đời sống thẩm mỹ Khách thể thẩm mỹ Nghệ thuật Chủ thể thẩm mỹ

này tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng :Triết học Mác đặt vấn đề khách quan có trước chủ quan, nên mỹ học Mácxít cũng đặt khách thể trước chủ thể.

Về các phạm trù cơ bản của mỹ học, tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng không thể đưa cái hùng vào lĩnh vực này, vì cái hùng là một phạm trù chỉ dùng để đánh giá hành động của con người chứ không phải của tất cả mọi vật. Trong khi đó, mỹ học đòi hỏi một phạm trù phải bao quát cả tìnhcảnh. Điều này cũng được ông trình bày khá rõ trong mô hình sau:

Tuy nhiên, cấu trúc trên mới chỉ là dạng phổ quát của khách thể thẩm mỹ, nếu đi sâu hơn chúng ta còn có thể vạch ra mặt phái sinh của từng bình diện một. Đó là:

Về cái đẹp, chúng ta còn có cái xinh xắn, cái hài hòa, cái ưu nhã, cái tích cực, cái tiến bộ, cái hoàn thiện...

Về cái xấu, chúng ta còn có thể kể đến cái lập dị, cái thô kệch, cái lạc hậu, cái phản động...

Về cái bi kịch, chúng ta có thể còn phải đề cập đến cái bi kịch trong lịch sử, bi kịch của lầm lẫn, bi kịch của số phận, bi kịch của sự ngu dốt...

Cái hài kịch Cái bi kịch Cái trác tuyệt Cái đẹp Quan hệ giả Quan hệ bản chất Quan hệ phát triển Quan hệ bản chất Cái xấu Quan hệ đối lập Quan hệ chuyển hóa

Vì thế mà không thể đem tính thời sự để thay thế tính quy luật của đời sống thẩm mỹ. Hơn thế nữa, tác giả Hoài Lam lại lấy cái anh hùng thay cho cái trác tuyệt. Cái trác tuyệt bản thân nó đã bao chứa cái anh hùng, nhưng cái anh hùng lại không thể bao hàm cái trác tuyệt.

Về bản chất các phạm trù mỹ học, trong giới mỹ học ở Việt Nam cũng tồn tại một số quan điểm khác nhau.

GS Hoàng Ngọc Hiến viết: « Ngoài phạm trù đẹp, mỹ học còn nghiên cứu những phạm trù mỹ học khác: Bi, hài, cao cả ». Bác lại quan điểm này, Lưỡng quốc TSKH Đỗ Văn Khang viết: « GS Hiến không để ý rằng: phạm trù của một khoa học phải là một danh từ, đằng này GS Hiến gọi lầm sang thành tính từ: đẹp, bi, hài. Các nhà Mỹ học Việt Nam đã gọi đúng các phạm trù Mỹ học là Cái đẹp, Cái xấu, Cái bi kịch, Cái hài kịch, Cái trác tuyệt bằng cách họ

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của mỹ học mác xít ở việt nam hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)