7. Kết cấu
2.1.4. Khuynh hướng coi mỹ học là cái Đẹp
Vào cuối những năm 50 và đầu thập kỷ 60, trong nhiều nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Bungari đã diễn ra cuộc thảo luận lớn về là bản chất thẩm mỹ của cái đẹp. Cuộc thảo luận này đề xuất vấn đề nguồn gốc và bản chất thật sự của cái đẹp. Cái đẹp có tính khách quan hay tính chủ quan; hay cái đẹp vừa mang tính chủ quan và tính khách quan.
Cuộc thảo luận lớn về bản chất thẩm mỹ của cái đẹp đã lan tới Việt Nam. Đầu tiên, nhân cuốn Đẹp của tác giả Vũ Khiêu, do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1963 đã gây được sự chú ý của giới lý luận. Năm 1979
phạm trù cái đẹp được tác giả Hoài Lam công bố trong cuốn Tìm hiểu mỹ học
Mác Lênin, Tác phẩm Cái đẹp - một giá trị của GS.TS. Đỗ Huy, được xuất
bản năm 1984; cuốn Đi tìm cái đẹp của Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh; Đưa cái đẹp
vào đời sống của Như Thiết.. lần lượt đã được xuất bản.
Có thể nói, phạm trù cái đẹp đó được nghiên cứu rộng rãi trong giới mỹ học nước ta. Và thành tựu của nó có thể được tóm gọn ở trong một số điểm như sau:
Lần đầu tiên, vấn đề cái đẹp đã được thảo luận sâu rộng trong các nhà mỹ học một cách khách quan. Trong quá trình thảo luận, các nhà nghiên cứu mỹ học ở nước ta đã đề cập toàn diện đến các quan điểm khác nhau về cái đẹp.
Các quan điểm duy tâm chủ quan coi cái đẹp trước hết là cái đẹp trong lòng mình, cái gì gợi được cho lòng ta một khoái cảm, một tình tự khoan khoái, thích thú thì cái đó hẳn là đẹp rồi vậy. Hoặc “cái đẹp là cái gì gợi mối tư tưởng, khơi nguồn tình tứ, khiến cho ta có cảm hoá, có hứng thú được mãn ý, xứng tình, hài lòng khoái trí”[42; 296]. Các quan điểm tương tự như trên được các nhà mỹ học ở nước ta phân tích và nhất trí phê phán. Tác giả Vũ Khiêu, Như Thiết, Đỗ Huy đều cho rằng thưởng thức, đánh giá và sáng tạo cái đẹp không thể không thông qua cảm hứng, xúc cảm, tình cảm, liên tưởng của chủ thể thẩm mỹ. Tuy nhiên chủ thể thẩm mỹ không phải là cái tôi cá nhân tách khỏi các quan hệ xã hội. Các cá nhân đều là đại biểu cho một kiểu quan hệ xã hội. Vì vậy, việc đánh giá, thưởng thức, sáng tạo cái đẹp tuy thông qua cá nhân nhưng nó vẫn phải tuân thủ một số chuẩn mực xã hội khách quan.
Phần lớn các nhà mỹ học ở nước ta đều cho rằng cái đẹp có nguồn gốc khách quan của nó. Nguồn gốc cơ bản nhất là do hoạt động thực tiễn của con người tạo ra. Hoạt động thực tiễn đã làm cho không chỉ đối tượng của chủ thể người trở thành đối tượng thẩm mỹ mà cả chủ thể người cũng trở thành chủ thể thẩm mỹ. Tác giả Vũ Khiêu khẳng định: “Lao động sáng tạo của con
người đã xây dựng nên tình cảm sâu sắc và tự nhiên đối với cái đẹp” [29; 56]. Tác giả Hoài Lam cũng viết: “Chừng nào chưa có thực tiễn, chừng đó chưa có quan hệ thẩm mỹ. Lao động là quan hệ thực tiễn đầu tiên và cũng là quan hệ thực tiễn phổ biến nhất, cơ bản nhất của con người” [32; 205].
Có thể nói, việc khẳng định cái đẹp ra đời và phát triển trong tiến trình hoạt động thực tiễn của con người là thành quả nghiên cứu mỹ học rất cơ bản của chúng ta trong suốt nửa thế kỷ. Những kết quả nghiên cứu chung quanh vấn đề này rất sâu sắc có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc phát triển các tư tưởng mỹ học của chủ nghĩa Mác Lênin; việc khẳng định các quan điểm mỹ học cơ bản của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Nửa thế kỷ qua, các tư tưởng về cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen cũng được nhiều nhà mỹ học mácxít nghiên cứu và phát triển sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá mới Việt Nam. Các tư tưởng về nguồn gốc lao động, bản chất xã hội của cái đẹp; cái đẹp là một giá trị; cái đẹp gắn với cái đúng, cái tốt, cái có ích; cái đẹp gắn với cái hài hoà, gắn với các giác quan thẩm mỹ...được nhiều công trình mỹ học ở Việt Nam phân tích và trình bày. Cái đẹp gắn với các bình diện khác về nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen cũng được nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam khai thác.
Tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Cái đẹp có thể là một sự vật, một hiện tượng, một hành vi, một ý tưởng, một thực thể đơn lẻ hay một quần thể phức hợp... hài hoà là yếu tố tập trung quan trọng nhất tạo nên cái đẹp” [5; 119- 120]
Cũng trên ý tưởng này, tác giả Hoài Lam lại cho rằng: “Cái đẹp, trước hết là hiện tượng thẩm mỹ tích cực. Mọi hiện tượng thẩm mỹ khách quan một khi mang ý nghĩa xã hội tích cực, nghĩa là phù hợp với quy luật tất yếu của sự phát triển tiến bộ xã hội, với lý tưởng tiên tiến đều được coi là cái đẹp.
Với tư cách là một phạm trù mỹ học cơ bản và trung tâm, cái đẹp không chỉ là một tư tưởng hay một khái niệm trừu tượng mà luôn luôn gắn liền với nhu cầu thể hiện nó trong thực tại; nó còn bao quát cả những dạng tồn tại trong những sự vật, những hiện tượng cụ thể, toàn vẹn, được chủ thể thẩm mỹ trực tiếp cảm thụ bằng các giác quan.
Như vậy, trong cái đẹp có sự thống nhất hài hoà giữa nội dung và hình thức. Cái đẹp được chủ thể thẩm mỹ nhìn nhận, đánh giá không những trên hai mặt nội dung và hình thức mà còn ở cả sự hài hoà của chúng”[33; 42].
Cách nhìn bản thể khi tiếp cận các tư tưởng về nguồn gốc, bản chất của cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen trong mỹ học ở nước ta thường gắn với cái chỉnh thể, toàn vẹn và mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ với khách thể thẩm mỹ. Tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng: Về cái đẹp cần chú ý tới hai phương diện.
Thứ nhất, cái đẹp với tư cách là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ
học thì nó là kết quả của khái quát trừu tượng.
Thứ hai, cái đẹp để chỉ những hiện tượng, những sự vật mang phẩm
chất thẩm mỹ như: hài hòa, đăng đối, trong sáng, thuần khiết, thì nó là cụ thể được biểu hiện ra qua một dạng tồn tại của sự vật như: nàng Kiều đẹp, vịnh Hạ Long đẹp, sông Hồng mênh mông...Tác giả Đỗ Văn Khang cũng định nghĩa vắn tắt về cỏi đẹp với tư cách một phạm trù như sau: “Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học dùng để chỉ thực tại thẩm mỹ khách quan. Thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là hình tượng. Thành tựu cao nhất của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, cái tốt; nó toả chiếu bằng những xung động thẩm mỹ có sức cuốn hút, giúp cho con người định hướng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh
cao, hài hoà biện chứng, ở tự thân bên trong tâm hồn con người, bên trong xã
hội loài người”[23; 112]
Cũng trên góc nhìn bản thể luận kết hợp với nhận thức luận, tác giả Đỗ Văn Khang khi vận dụng những tư tưởng về cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen vào điều kiện thực tiễn Việt Nam đã chia cái đẹp thành ba bình diện: cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội và cái đẹp trong nghệ thuật.
Ở bình diện tự nhiên, tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng: “Cái đẹp trong
tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống tồn tại và phát triển, là cái có khả năng gợi cho con người thấy bản chất chân chính của mình… cái đẹp trong tự nhiên chỉ là một tiềm năng, một dự phóng để con người biến thà nh mụi trường sống và sáng tạo.
Ở bình diện xã hội, tác giả Đỗ Văn Khang coi cái đẹp trong xã hội dựa
trên một cơ sở đầu tiên của nó là lao động sinh tồn; tiếp đó là sản xuất xã hội theo nhu cầu phát triển. Con người đẹp là con người lao động sáng tạo. Lao động chân chính là đẹp. Cái đẹp phát triển cao nhất được thể hiện trong nghệ thuật. Nghệ thuật gắn liền với việc sáng tạo hình tượng, gắn với điển hình hóa, với nội dung, với hình thức, với tính hiện thực, tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại. [22; 55-56]
Tuy nhiên, khi phân tích các tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen dưới góc nhìn bản thể luận và nhận thức luận, tác giả Đỗ Văn Khang cũng như nhiều nhà mỹ học Mácxít thuộc các thế hệ đầu tiên của các nhà mỹ học ở Việt Nam đó không tách rời các góc nhìn giá trị học, lịch sử, thời đại. Chính tác giả Đỗ Văn Khang đã cùng với nhiều nhà nghiên cứu mỹ học Mácxít khác đã trình bày cái đẹp xung quanh bộ giá trị Chân – Thiện – Mỹ.
Tác giả Đỗ Huy đã cho rằng, sự vật là một thực thể, cái đẹp là một giá trị, cái đẹp phải gắn với cái có thật, cái tốt, cái có ích khi nó bắt nguồn từ lao động. ông viết: “Có thể nói cái đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực ra đời từ thực tiễn sống, lao động và chiến đấu của con người bao chứa các quan hệ Chân
Thiện ích, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cân xứng hài hoà, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với chủ thể xã hội”[19; 167]
Tóm tắt cách tiếp cận với cái đẹp theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, nhiều nhà mỹ học mácxít ở Việt Nam cho rằng “cái đẹp là sự tác động qua lại giữa đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ tạo nên hứng thú phổ biến cho chủ thể từ tính hình tượng, tính hoàn thiện, toàn vẹn, cân xứng, hài hoà” [12; 90]
Một thành tựu đáng kể nữa trong việc nghiên cứu cái đẹp trong nửa thế kỷ qua ở nước ta là các nhà mỹ học đều thống nhất coi cái Đẹp vừa là bản chất, vừa là nhu cầu sáng tạo của con người. Việc thoả mãn nhu cầu phát triển của xã hội phải gắn với thoả mãn nhu cầu về cái đẹp. Tác giả Vũ Khiêu đã cho rằng: Cái đẹp vừa là cội nguồn của sự sáng tạo vừa ra đời “từ ngọn lửa đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân” [29; 57] Do đó cái đẹp luôn trở thành động lực phát triển xã hội.
Xuất phát từ vai trò to lớn của cái đẹp thúc đẩy sự phát triển xã hội, nhiều nhà nghiên cứu mỹ học ở nước ta đã phát hiện vị trí trung tâm của phạm trù cái đẹp trong các phạm trù mỹ học cơ bản. Gắn liền các mối liên hệ của cuộc sống với những phạm trù của mỹ học, Tác giả Đỗ Huy khẳng định rằng: “Trong mỹ học, phạm trù cái đẹp luôn giữ vị trí trung tâm. Các khái quát của nó trở thành hệ chuẩn soi rọi và làm cho các phạm trù khác nương tựa. Cái xấu, cái bi kịch, cái hài kịch, cái trác tuyệt (cao cả) đều dựa vào hệ chuẩn cái đẹp mà nhận thức, đánh giá và sáng tạo” [12; 79] Việc phát hiện ra phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong mỹ học trước hết đã khắc phục được các quan điểm duy vật phiến diện khi giải quyết các vấn đề cái trá c tuyêt, cái bi kịch, cái hài kịch. Ở đây, quan điểm duy vật phiến diện đó coi cái cao cả là cái to lớn, cái bi là nỗi khiếp sợ, là cái đau khổ của con người. Các nhà mỹ học ở Việt Nam; đặc biệt trong cuốn “Mỹ học Mác – Lênin” của TSKH. Đỗ
Văn Khang và GS . Đỗ Huy đó tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa phạm trự cỏi đẹp và các phạm trù cơ bản khác; đồng thời biểu hiện nó bằng mô hình khoa học sau:
Theo cái tác giả, Cái đẹp được biểu hiện là một phạm trù mỹ học cơ bản và trung tâm. Xoay quanh nó trước hết là cái xấu. Một hiện tượng phản thẩm mỹ, nó đóng vai trò tương phản với cái đẹp. Quan hệ giữa cái đẹp và cái xấu là quan hệ đối lập. Quan hệ giữa cái đẹp và cái bi kịch là quan hệ bản chất, vì bản chất của cái bi kịch là cái đẹp trong cuộc đấu tranh với cái xấu; trớ trêu thay, không phải cái xấu bị tiêu vong; mà ngược lại trong một hoàn cảnh cái xấu còn quá mạnh, một bộ phận của cái đẹp đã bị thất bại, thậm chí bị tiêu vong oan uổng nên tạo ra sự đau thương mất mát, (Arixtốt gọi là sự thanh lọc catharsis) và do đó tạo ra nghệ thuật bi kịch.
Quan hệ giữa cái đẹp và cái hài kịch là một quan hệ phức tạp. Lúc này, cái hài kịch lại hiện ra như một bộ phận của cái xấu nhưng không đành phận xấu lại xâm nhập vào vương quốc của cái đẹp, tự cho mình là hợp hiến, hợp pháp, hợp thời đại, quay ra khống chế cái đẹp, bắt cái đẹp phải sùng phục nó. Chỉ khi cái đẹp đủ sức phân biệt phải trái, đủ sức phát sáng, lọai trừ cái xấu ra
CÁI ĐẸP
CÁI XẤU CÁI HÀI KỊCH
Quan hệ đối lập Quan hệ bộ phận Quan hệ giả bị đột ngột cắt đứt, đó là trạng huống hài kịch
khỏi vương quốc của mình; khi đó ta có cái hài kịch. Quan hệ giữa cái đẹp và cái trác tuyệt là quan hệ phát triển. Ở đây, nó bao chứa cả cái cao cả, cái tuyệt vời, với những kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa mỹ học của cái trác tuyệt là ở chỗ: về mặt thực tiễn, con người luôn luôn phải làm nhiệm vụ cao hơn bản thân mình Chính vì thế, mỹ học phải bồi dưỡng cho con người tình cảm hướng thượng, vươn đến những tầm cao mới. Tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng, đặc trưng của cái trác tuyệt so với cái đẹp đã bồi dưỡng cho con người khả năng biết đồng vọng với cái vĩ đại.
Vị trí của cái đẹp không chỉ có ý nghĩa trung tâm ở các phạm trù khách thể thẩm mỹ; mà sâu sắc hơn, các nhà mỹ học ở nước ta đã phát hiện cái đẹp giữ vị trí trung tâm bao gồm cả lĩnh vực chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật.
Trước đây và trên thế giới nhiều nhà mỹ học đã không phân biệt được nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng trong quan hệ thẩm mỹ và ngoài quan hệ thẩm mỹ. Nhờ sự phát hiện được vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mỹ mà việc làm rõ nhu cầu và nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu và thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng và lý tưởng thẩm mỹ trở nên khoa học hơn. Các nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng gắn với cái đẹp đó chính là các mặt thẩm mỹ của chúng.
Đồng thời với việc phát hiện vị trí trung tâm của cái đẹp trong lĩnh vực chủ thể thẩm mỹ là việc các nhà mỹ học xây dựng cơ cấu của bộ phận chủ thể thẩm mỹ. Cơ cấu này được trình bày từ cảm xỳc thẩm mỹ qua tri giác thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ, phán đoán thẩm mỹ đến nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ. Cơ cấu này là một thành tựu đáng kể của nhiều nhà mỹ học. Trong cuốn “Mỹ học đại cương”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Lưỡng quốc TSKH Đỗ Văn Khang cho rằng: Chủ thể thẩm mỹ phải xét ở ba phương diện có chủ thể sáng tạo (văn nghệ sĩ), chủ thể tiếp nhận (công chúng) và chủ thể định hướng (các nhà phê bình và các cấp lãnh đạo làm ra đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng). Chính vì vậy, phải có lý tưởng thẩm mỹ và quan điểm thẩm