7. Kết cấu
1.2.1. Khuynh hướng coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp tuyệt đối tồn tạ
tồn tại trong thế giới ý niệm (Platôn, Hêghen)
Platôn (427 - 347 trước công lịch) – nhà triết học và mỹ học duy tâm
Hy Lạp cổ đại – học trò của Xôcrát, Platôn là một trong những nhà triết học đối địch tư tưởng sâu sắc nhất đối với Đêmôcrít và chủ nghĩa duy vật.
Những tác phẩm chính của Platôn là các đối thoại: Híppiatsơ Anh, Ansibiátđơ, Biện hộ cho Xôcrát, Critôn, Hippiátsơ Em, Lydítsơ, Prôtagorát, Phêđôn, Bữa tiệc, Phêđơrơ, Nước Cộng hòa, Pácmêmiđơ, Têêtetơ, Sôphistơ (kẻ ngụy biện), Chính trị học và Philêbe, Timê, Critiát, Luật pháp – một bộ sách còn 20 quyển mà vẫn còn coi là dở dang.
Xuất phát điểm của mỹ học Platôn là thuyết “Ý niệm” (tức là tinh thần, tư tưởng, linh hồn). Và mỹ học Platôn là mỹ học nghiên cứu về cái Đẹp, muốn nghiên cứu về cái Đẹp trong mỹ học của ông, trước hết phải hiểu học thuyết “Ý niệm”.
Platôn cho rằng, cảm giác phụ thuộc vào giác quan, mà giác quan lại chỉ cung cấp cho ta những hình ảnh của sự vật, do đó, chúng ta chỉ có những cảm giác không rõ, không xác định, không vĩnh hằng. Ông lại cho rằng, chỉ có thế giới tinh thần, thế giới của “Ý niệm” mới là cái “ tồn tại chân thực”. Theo Platôn, thế giới tinh thần (thế giới “Ý niệm” ) là cái có trước, còn thế giới các vật thể là cái có sau, do thế giới kia sinh ra. mà chúng ta ở đều không phải do ta tự làm ra, tất cả các vật thể đó đều là sự “ thăng hoa” của tinh thần, tất cả đều do một “Ý niệm” cao siêu chói lọi xuyên qua một sự hé mở thần diệu, dần dần con người mới nhìn thấy đồ vật và những người xung quanh.
Từ quan điểm đó, cái Đẹp theo cách hiểu của Platôn không phải là số lượng, cũng không phải là một hình thái, một nhân tố cụ thể nào đó, mà cái Đẹp phải là một khái niệm, là “thế giới Ý niệm”, là một thứ ý thức, một sự cảm nhận của thế giới linh hồn bên trong con người. Như vậy, Platôn đã xuất phát từ quan điểm duy tâm, thần bí về tồn tại, về ý niệm để lý giải các hiện tượng thẩm mỹ.
Platôn cũng như các nhà mỹ học cổ trước đó, ông cũng nghiên cứu cái Đẹp dưới hai góc độ: vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, ông chủ yếu khẳng định cái Đẹp tinh thần và bác bỏ cái Đẹp vật chất. Ông đã cho rằng, cái Đẹp có biểu hiện ở giới hiện thực khách quan song nó không phải là cái Đẹp bản chất. Chỉ có cái Đẹp của “Ý niệm”, của tâm hồn mới là cái Đẹp bản chất, cái Đẹp vĩnh hằng.
Theo Platôn, cái Đẹp là một “Ý niệm” tồn tại vĩnh viễn. Nguồn gốc của cái Đẹp nằm trong thế giới tinh thần chứ không phải nằm trong thế giới vật thể cảm tính. “Ý niệm” đẹp không phải là cái bóng cũng không phải là cái ở
bên ngoài, mà là cái hồn của sự vật. Hình thức tồn tại của cái “Ý niệm” Đẹp trong vật thể là dưới dạng cái chung, cái phổ biến và cái toàn thể. “Ý niệm” về cái Đẹp là cái bất biến, cái vĩnh cửu trong mọi trường hợp, mọi thời gian, mọi không gian. Chính “Ý niệm cái Đẹp” đã sáng tạo ra cái Đẹp của sự vật cá biệt. Đẹp của các sự vật cá biệt là bản sao của cái Đẹp ý niệm.
Như vậy, nếu cái Đẹp là một “Ý niệm” trừu tượng thì làm thế nào để có thể nhận thức được nó.
Platôn cho rằng, người ta nhận thức là nhận thức cái bản chất của sự vật, song cái bản chất đó nằm trong thế giới “Ý niệm”, nên đối tượng của nhận thức và chân lý của sự vật là ở thế giới “Ý niệm”. Muốn nhận thức thế giới “Ý niệm”, người ta không thể dùng cảm giác, mà phải dùng đến sự hồi tưởng của linh hồn. Sở dĩ Platôn cho là như vậy là do ông quan niệm linh hồn bất tử trước khi ở trong con người, linh hồn đã tồn tại, đã quan sát thế giới “Ý niệm”. Và khi nhận vào cơ thể con người, dường như linh hồn đã bị xóa đi những hồi ức trước đó. Muốn cho linh hồn bất tử hồi tưởng lại về thế giới “Ý niệm” thì phải kích thích nó. Phương pháp kích thích để linh hồn hồi tưởng lại thế giới “Ý niệm” là nghệ thuật đối thoại nhằm so sánh và phân tích các khái niệm trong khi tranh luận. Với quan niệm này, muốn nhận thức ý niệm về cái Đẹp người ta phải kích thích linh hồn cho nó hồi tưởng lại cái toàn thiện, tinh khôi mà đã từng chiêm ngưỡng khi nó còn ở thế giới thần linh:
“Cái Đẹp sẽ hiện ra với tất cả sự lộng lẫy của nó khi chúng ta bước theo sau thần Duypite cũng như những người khác bước sau những vị thần khác, trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình, khi đứng trước một cảnh huy hoàng, chúng ta như cảm thông được những bí mật mà người ta có thể gọi là những bí mật của những người sung sướng, những bí mật mà chúng ta say sưa, lòng không có những đau khổ và thiếu thốn đang đợi ta sau đó”.
Và chỉ khi “Chúng ta đạt đến đỉnh cao nhất của sự nhập định, chúng ta ngắm những sự vật toàn thiện, đơn giản đầy yên tĩnh và xung mãn đó, chúng
ta ngắm chúng trong một ánh sáng tinh khôi vì đã rũ sạch cái thể xác nó đã giam hãm chúng ta như những vỏ sò. Còn cái Đẹp thì rực lên giữa những thực thể ! …” [20;158]
Nếu Xôcrát cho cái Đẹp có tính chất tương đối và ở trong các quan hệ cụ thể, thì Platôn cho cái Đẹp là tuyệt đối, và cái Đẹp “Ý niệm” là cái Đẹp chung, bất biến. Và Xôcrát mới dừng lại ở quan niệm cái Đẹp gắn với cái Thiện và cái có ích thì Platôn đã đề cập đến những tính chất đặc biệt của cái Đẹp. Trong khi mỹ học của Xôcrát là thứ mỹ học của nội dung thì Platôn đã nhận thấy tính chất đặc biệt của hình thức trong đời sống thẩm mỹ. Trong khi Xôcrát hiểu, cái Đẹp là phải hướng tới sự tu thiện thì Platôn quan niệm cái Đẹp phải gắn liền với tính chất “ thanh lọc”, tính chất làm “ trong sạch” tâm hồn của nghệ thuật. Ông cho rằng tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người đều là cái Đẹp, lòng Cao thượng, sự Dũng cảm. Tất cả những cái đó đều là kết quả của quá trình đã được «thanh lọc», được làm sạch. Như vậy, Platôn cũng coi sự vật là phương tiện để sửa chữa, uốn nắn con người về mặt đức hạnh.
Như vậy, xuất phát điểm của triết học Platôn chính là cái Đẹp tuyệt đối tồn tại trong thế giới ý niệm. Đây cũng chính là đối tượng trong nghiên cứu mỹ học của ông.
Hêghen (1770 – 1831), là đại biểu xuất sắc của mỹ học cổ điển Đức.
Mỹ học của ông là một trong ba đỉnh cao sáng chói của nhân loại trước khi mỹ học mácxit xuất hiện. Mỹ học Hêghen xuất phát từ quan điểm về hiện tượng luận tinh thần. Ông coi đối tượng của mỹ học là cái đẹp trong nghệ thuật, và ông đã đặt nghệ thuật trong ý niệm tuyệt đối.
Theo Hêghen, cả nghệ thuật, triết học, tôn giáo cùng có một nhiệm vụ là nhận thức về cơ sở, bản nguyên, cội nguồn của thế giới là tinh thần tuyệt đối. Trong đó, triết học (khoa học) “Chỉ lo làm sao nhận thức được chúng (sự vật) ở trong tính phổ biến của chúng, lo làm sao tìm được cái bản chất bên
trong của chúng cũng như quy luật của chúng và lý giải chúng phù hợp với khái niệm của chúng” [4; 106] và “trí tuệ lo tìm cái phổ biến, quy luật, tư tưởng và khái niệm của đối tượng”. Trong khi rời bỏ đối tượng ở trong dạng cá biệt trực tiếp của nó. Trí tuệ hoán cải nó ở trong cái thế giới bên trong của mình, biến đổi nó từ chỗ là một đối tượng cảm quan cụ thể thành một cái gì về căn bản là khác, trừu tượng được quan niệm hóa. Nghệ thuật không làm việc ấy và nó khoa học là ở chỗ ấy. Tác phẩm nghệ thuật vẫn là một đối tượng bên ngoài, bị quy định trực tiếp và đơn nhất về mặt cảm quan nếu xét về màu sắc, hình dáng, âm thanh hay nói khác đi, vẫn là một sự chiêm ngưỡng đơn nhất… Cũng hệt như vậy, tác phẩm nghệ thuật không vượt xa ra khỏi phạm vi tính sự vật trực tiếp đã cấp cho nó cũng như khoa học không cố gắng đạt đến một cách lý giải tính chất khách quan này với tính cách một khái niệm phổ biến”[4; 107].
Trong hệ thống Hêghen, nghệ thuật, tôn giáo, triết học cùng nằm trong lĩnh vực tinh thần tuyệt đối tự do. Ông viết rằng “ Chỉ trong trình độ tự do này, sáng tác nghệ thuật lần đầu tiên mới trở thành nghệ thuật chân chính và chỉ khi nào sáng tác nghệ thuật nhập vào cùng một phạm vi chung với tôn giáo và triết học chỉ là một trong những phương thức nhận thức và biểu hiện cái thần linh, những quyền lợi sâu sắc nhất của con người, những chân lý tinh thần rộng lớn nhất thì đến lúc đó, sáng tác nghệ thuật mới giải quyết được nhiệm vụ tối cao của mình. Các dân tộc đã kí thác vào sáng tác nghệ thuật những chiêm ngưỡng nội tâm và những biểu tượng của mình. Nghệ thuật thường thường là một cái chìa khóa, và ở một vài dân tộc, đó là cái chìa khóa duy nhất để hiểu sự khôn ngoan sáng suốt và tôn giáo của họ. Nghệ thuật có được đặc tính này ngang với tôn giáo và triết học song điểm độc đáo của nó là ở chỗ ngay cả những đối tượng siêu việt nhất cũng được nghệ thuật thể hiện dưới một hình thức cảm quan, bằng cách làm cho các đối tượng ấy gần tự nhiên hơn, gần tính chất biểu hiện của tự nhiên hơn, gần tri giác và tình cảm hơn”[4; 64-65].
Trong quan niệm của Hêghen: nghệ thuật chính là quá trình tư khách quan hóa (tự biểu hiện) và tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối về chính bản thân mình trong lĩnh vực lịch sử nhân loại, mà cụ thể là trong lĩnh vực lịch sử nghệ thuật để vươn tới tự do. Ở đây, tinh thần tuyệt đối tự nhận thức về mình thông qua các sản phẩm hoạt động của tinh thần con người là cá tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật là sự khám phá cơ sở của thế giới dưới hình thức cụ thể, cảm quan bằng hình tượng, là sự mô tả ý niệm (chân lý) dưới hình thức cái đẹp.
Với quan niệm như vậy thì vấn đề xác định tính đặc thù của nghệ thuật đã được Hêghen giải quyết. Ông cho rằng đối tượng mỹ học là vương quốc của cái đẹp rộng lớn đúng hơn, đúng hơn lính vực nghệ thuật hay đúng hơn nữa là lĩnh vực sáng tác nghệ thuật. Mỹ học là triết học của nghệ thuật – đó là luận điểm quan trọng mà Hêghen đặt cơ sở cho toàn bộ hệ thống Mỹ học của ông. Nói một cách khác, Mỹ học là phương pháp luận của nghệ thuật. Trong toàn bộ hệ thống bài giảng về Mỹ học của Hêghen trên giảng đường trường Đại học Beclanh nhằm khẳng định: lĩnh vực của mỹ học là cái đẹp lý tưởng thông qua mối quan hệ biện chứng của “ý niệm tuyệt đối” với hình thức biểu hiện “ý niệm tuyệt đối”.
Hêghen thú nhận rằng, ông tiến hành công trình tìm tòi về mỹ học “ không phai với mục đích khích lệ việc sáng tạo nghệ thuật, nhưng cốt nhằm nhận thức một cách khoa học: nghệ thuật là gì? Để tìm kiếm và chỉ ra sợi dây của sự phát triển thấu suốt của lịch sử nghệ thuật.
Theo hệ thống hoạt động nghệ thuật là một bộ phận mà hình thức thể hiện tiến tình phát triển của lịch sử nhân loại. Nghệ thuật là một phương thức con người dùng để tự sản sinh ra chính mình trong thế giới hiện thực. Nghệ thuật có nhiệm vụ khám phá ra chân lý dưới hình thức cảm tính. Dưới dạng nghệ thuật, cái đẹp được biểu hiện là bản thân chân lý. Sáng tạo nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng chủ quan và nội dung khách quan.
Toàn bộ nghệ thuật một loại hình lao động đặc thù tạo ra một loại sản phẩm đặc biệt là cái đẹp. Nhưng sản phẩm nghệ thuật đậm đà tính thẩm mỹ ấy phải hướng tới con người theo những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo. Tính nhân đạo là trung tâm điểm, là nội dung của cái đẹp chân chính. Trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thần Hêghen viết “Triết học của tôi chỉ nghiên cứu một phạm trù duy nhất – đó là phạm trù con người”.
Mỹ học nghiên cứu những tính quy luật phổ biến về sự phát triển của nghệ thuật. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của mỹ học là đặc trưng của việc phản ánh hiện thực trong nghệ thuật. Mỹ học xem xét nghệ thuật như là sự lĩnh hội thế giới về mặt nghệ thuật bằng tư duy hình tượng. Bêlinxki có nhận xét rằng: “đối tượng của nghệ thuật cũng như đối tượng của khoa học hiện thực. Song đặc trưng của các tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở chỗ nhà triết học, nhà sử học tư duy bằng khái niệm, phạm trù, con người nghệ sỹ tư duy bằng hình tượng”. Đặc trưng trong tác phẩm Mỹ học, Hêghen là người phân biệt rõ nhất các kiểu tư duy đặc trưng cho ba hình thái quan trọng nhất thế giới “ý niệm tuyệt đối”. Ông cho rằng triết học khám phá ra chân lý thông qua các khái niệm, tôn giáo biểu hiện thế giới thần linh thông qua các biểu tượng. Còn nghệ thuật khám phá chân lý thông qua các hình tượng cảm quan.