Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoà

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn nước CHDCND Lào (Trang 72 - 76)

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Viêng chăn hiện nay

2.2.6. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoà

Đây là công tác hết sức cần thiết trong việc phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, khi liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước thì tỉnh có khả năng huy động nguồn vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật trình độ tiên tiến vào sản xuất, góp phần tạo ra nhiều việc làm mới nâng cao thu nhập cho người dân để tăng hiệu quả xóa đói giảm nghèo.

Tỉnh cần mở rộng giao lưu hợp tác và sự hỗ trợ từ mọi nguồn lực bên ngoài như; Viện trợ ODA, viện trợ của các tổ chức quốc tế, huy động và kêu gọi đầu tư nước ngoài từ các tổ chức, doanh nghệp nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh trong tỉnh, đây là một nguồn lực rất lớn mà Viêng chăn cần phải khai thác và phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Tuy rằng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế không thể thay thế được nội lực bên trong của đất nước nhưng trong thực tế những năm đổi mới ở Lào đã khảng định: Sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế theo dự án; chuyển giao công nghệ - môi trường sinh thái - chống suy sinh dưỡng của trẻ em, đã có tác động tích cực. Vì thế vấn đề hoàn thiện các thể chế pháp lý, thủ tục hành chính, tạo môi trường thận lợi để thu hút các tổ chức quốc tế tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo là giải pháp thực tế góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo.

KIẾN NGHỊ

Để góp phần phát triển nền kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác XĐGN và chất lượng cuộc sống cho người dân tỉnh Viêng chăn, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

- Nâng mức đầu tư hàng năm cho các chương trình dự án nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo. Bởi với nguồn vốn hạn hẹp như hiện nay thì chương trình không thể phát huy tác dụng tốt được.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ và cá nhân người nước ngoài trong việc xây dựng trường học, đầu tư thiết bị y tế, nghiên cứu phát triển cây dược liệu, nuôi ong ở các bản miền núi.

- Chính sách miễn giảm trong giáo dục đào tạo cần được mở rộng hơn cả về mức độ và đối tượng thụ hưởng. Đối với tỉnh Viêng chăn có thể miễn giảm học phí cho tất cả học sinh cấp II, phát triển chương trình giáo dục có nội dung thích hợp với địa phương, tạo điều kiện cho học sinh có thể học ở các cấp cao hơn. Tăng ngân sách cho đào tạo nghề. Đào tạo giáo viên cho các bản miền núi.

- Chính phủ cần phải loại bỏ một số chương trình có hiệu quả thấp, quản lý khó khăn như: Chương trình trợ giá một số mặt hàng cho đồng bào dân tộc miền núi. Loại bỏ tín dụng có trợ cấp và dùng hình thức cấp thẻ tín dụng cho người nghèo. Khi đã được duyệt vay, thẻ này có giá trị như một cuốn sổ tiết kiệm họ có thể rút tiền khi cần thiết.

- Tăng cường dịch vụ công cộng. Có chế độ khuyến khích thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp giúp các làng nghèo, các bản đặc biệt khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ cho người nghèo đối với Viêng chăn. Nên bổ sung thêm chỉ tiêu cử tuyển đi học các ngành có liên quan mật thiết đến chương trình XĐGN như: giáo dục, y tế, văn hóa, khuyến nông.

- Các bộ, ngành của Trung ương nên tạo điều kiện cho các hộ vừa thoát nghèo được hưởng chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, ưu đãi tín dụng kéo dài thời gian thêm.

- Chính phủ cần có các chính sách nhằm giảm khả năng bị tổn thương và mở rộng việc bảo trợ ở Lào nói chung và ở Viêng chăn nói riêng. Còn một bộ phận dân số rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân: thiên tai, mùa màng bị thất bát, dịch gia cầm. Để giúp tỉnh Viêng chăn khắc phục hậu quả trên, hệ thống an sinh của Chính phủ cần phải được tăng cường để hỗ trợ kịp

thời và có thể giúp đỡ tốt hơn trong giai đoạn phục hồi của nhóm dân cư dễ bị rủi ro.

KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo đã và đang là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra không phải chỉ ở quy mô quốc gia và quốc tế, mà ngay ở cấp tỉnh và cấp địa phương. Công cuộc này cũng đang thu hút những nỗ lực to lớn của toàn thể xã hội. Giải quyết được vấn đề đói nghèo cũng chính là một bước cơ bản để đảm bảo tính công bằng trong phát triển kinh tế, đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân đều được thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển. Đây cũng là điều kiện tiên

quyết để phấn đấu xây dựng CHDCND Lào thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Vấn đề XĐGN ở tỉnh Viêng chăn có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế. Làm thế nào để tỉnh có thể tận dụng được những ảnh hưởng lan tỏa của sự phát triển của tăng trưởng kinh tế, đưa người dân vững chắc thoát ra khỏi cảnh đói nghèo và từng bước vươn lên sánh ngang với các tỉnh giàu có khác trong vùng đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho chính quyền và nhân dân Viêng chăn. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ và những nỗ lực từ Trung ương xuống đến tỉnh và huyện mà trung tâm phải là sự vươn lên của chính người nghèo.

Những giải pháp mà khóa luận đề ra nhằm giải quyết các phương diện đa chiều của đói nghèo, đó là mở rộng cơ hội cho người nghèo (thông qua đa dạng hóa nguồn thu nhập, cung cấp cơ sở hạ tầng), tăng cường mạng lưới an sinh (phát triển y tế, giáo dục dạy nghề, tín dụng...) và tăng cường thêm quyền lực cho người nghèo (thực hiện quy chế dân chủ ở cấp cơ sở, đấu tranh chống tham nhũng, phát triển các hiệp hội để tăng cường tiếng nói cho người nghèo). Đây cũng là những nét đặc trưng trong một chiến lược xóa đói giảm nghèo mà ngân hàng thế giới đã đề ra trong báo cáo phát triển thế giới tấn công đói nghèo. Nếu được thực hiện đồng bộ các giải pháp này, tôi tin tưởng rằng đói nghèo sẽ nhanh chóng không còn là một vấn đề nan giải đối với CHDCND Lào nói chung và Viêng chăn nói riêng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn nước CHDCND Lào (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w