Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Viêng chăn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn nước CHDCND Lào (Trang 39 - 46)

hiện nay.

2.2.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác XĐGN.

- Việc thực hiện chương trình XĐGN là mục tiêu phát triển lâu dài của nước CHDCND Lào và để thực hiện thành công thì kinh tế xã hội phải phát triển bền vững và công bằng, đồng thời phải giữ vững phong tục tập quán, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị. Cơ sở để đạt được mục tiêu chung như trên đã đề ra trong thời gian 35 năm qua trong việc xây dựng và phát triển đất nước đó là:

+ Kiên quyết hướng lên nền kinh tế thị trường + Phát triển cơ sở hạ tầng toàn quốc

+ Nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc ngày càng tốt hơn 39

- Trong Hội nghị bàn tròn lần thứ VII tháng 11 năm 2000 tại thủ đô Viêng chăn, Chính phủ Lào đề nghị chiến lược trung hạn- gọi là: “Sự đấu tranh với đói nghèo và dựa vào việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển nông thôn và sự đóng góp của người dân”

- Tháng 3 năm 2011, Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục thảo luận và quy định lại việc XĐGN cho đến năm 2020, quy định mục tiêu phấn đấu để xóa đói giảm nghèo trong từng giai đoạn 5 năm ( 2005,2010,2015, 2020) và đề cao CNH-HĐH làm trọng điểm.

- Nghị quyết Đại hội VIII của TW Đảng NDCM Lào và các văn bản hướng dẫn tổ chưc thực hiện 11 hoạch định và 111 dự án của Đại hội Đảng đề ra, trong đó có hoạch định thứ 6 nói về công tác XĐGN và phát triển nông thôn trong đó có 7 dự án lớn do chính quyền các cấp trình lên.

- Tháng 6 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành pháp lệnh số 10 TTg quy định mức độ từng bước chuẩn bị kế hoạch XĐGN theo phương hướng đề ra của Chính phủ trong kế hoạch chiến lược trung hạn mà đã đề ra trong Hội nghị bàn tròn lần thứ VII trong thời gian qua.

Hội nghị của Đảng đã hướng con đường đi lên trong tương lai một cách rõ ràng. Do vậy chính sách đã được triển khai thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia trong 5 năm trong đó quy định kết quả dự toán và mục tiêu riêng, đồng thời đã quy định kế hoạch thực hiện chiến lược và lập thành thứ tự ưu tiên của nghành để đạt được kết quả dự đoán và mục tiêu riêng. Tài liệu hội nghị bàn tròn đã triển khai kế hoạch như trên thành hiện thực để thu hút vốn nước ngoài.

- National Growth and Poverty Eradication Strategy – NGPES là kế hoạch tổ chức thực hiện của Chính phủ để đạt được mục tiêu đặc biệt quan trọng. NGPES ra đời là cơ sở chiến lược trung hạn để XĐGN làm cho chiến lược nói trên trở thành một phần “phát triển công bằng” nói chung. Tổ chức và thực hiện thành công NGPES là việc có ý nghĩa rất quan trọng. Bằng việc

theo dõi sự tiến bộ trong dài hạn của việc phát triển, NGPES đã tập trung cố gắng liên tục nhằm đạt được mục tiêu chung XĐGN đến năm 2020.

- Quyết định số 14 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/6/2006 về chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết và tạo việc làm cho dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn.

- Quyết định số 116/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày15/12/2006 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2015.

- Quyết định số 128/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/1/2007 về việc thành lập ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.

- Quyết định số 129/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày17/1/2007 về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia đối với công tac XĐGN.

- Quyết định số 138/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/3/2007 về việc tăng cường lực lượng CBCC có chuyên môn xuống giúp các tỉnh, các vùng thực hiện công tác XĐGN và giải quyết các dự án phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn của Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ.

Thông qua việc ban hành hàng loạt các chủ chương , chính sách, văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ Lào đã tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện công tác XĐGN trên một cơ sở pháp lý vững vàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác XĐGN của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Viêng chăn nói riêng.

2.2.2.2. Công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn hiện nay. - Công tác chỉ đạo.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, từ năm 2000 Viêng Chăn bắt đầu thực hiện chương

trình xóa đói giảm nghèo. Với những cố gắng của các cấp, các ngành các tổ chức và cá nhân những người đói nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo bắt đầu đã đạt được những thành quả quan trọng.

Trước hết là tạo được sự thống nhất về nhận thức trong toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị, kinh tế-xã hội của công tác xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân đã triển khai thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo bằng nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực; tạo ra nhiều phong trào tích cực sôi nổi nhằm phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, "tình làng nghĩa xóm” giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Thông các cuộc vận động: “Toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư ”, phong trào “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “nông dân giúp nhau làm kinh tế vườn”, "thanh niên giúp nhau lập nghiệp”...

Để hỗ trợ người nghèo sản xuất dịch vụ, các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều quan tâm hỗ trợ về vốn, đất sản xuất, về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn....

- Các chính sách hỗ trợ người nghèo.

+ Chính sách khuyến nông, khuyến lâm

Tỉnh Viêng Chăn là tỉnh miền trung, có 2 vùng khí hậu khác nhau. Vì vậy, công tác khuyến nông, khuyến lâm được ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, lấy nông nghiệp, lâm nghiệp là công việc hàng đầu để phát triển hàng hóa nông nghiệp, nông thôn. Công tác khuyến nông, khuyến lâm tuy chưa tổ chức làm một đơn vị, nhưng tỉnh đã giao nhiệm vụ trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân ươm các loại cây con và kỹ thuật sản xuất cá con các loại, khuyến khích nông dân trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với địa phương và có hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước cho phép tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư trồng cây công nghiệp dài hạn và ngắn hạn, cho phép tư nhân nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, các loại giống để phục vụ cho sản xuất, để cho nông dân tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Nhà nước chỉ tập trung vào phổ biến những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo quản nông sản, phổ biến nông

dân bố trí sản xuất kinh doanh. Tổ chức những hộ gia đình sản xuất kém đi học tập và rút kinh nghiệm với hộ gia đình sản xuất giỏi để nâng cao trình độ, nhận thức về hoạt động sản xuất, dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xây dựng mô hình sản xuất mới có chất lượng cao hơn.

+ Chính sách y tế

Về dịch vụ chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được mở rộng đến tận nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chất lượng chữa trị bằng phương pháp thuốc nam kết hợp với thuốc tây, chất lượng chữa trị của bệnh viện nhiều nơi có tiến bộ. Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được tăng lên mạng lưới y tế được che phủ và tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế. Đến năm 2012 toàn tỉnh có 01 bệnh viện tỉnh, 09 bệnh viện huyện và 48 trạm y tế . Thống kê quý 1 năm 2012 tỷ lệ dịch vụ y tế là 100% so với 2010 tăng lên 2,04%, tỷ lệ chết của người mẹ là 49,6/1000 so với 2010giảm xuống 57,9%, tỷ lệ sinh đẻ 17,6/1000 so với 2010 giảm xuống 7,1%, tỷ lệ sinh đẻ tự nhiên 1,4% so với năm 2010 giảm xuống 0,14%, tỷ lệ chết 3,49/1000 so với những năm qua giảm xuống 5,5%, tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi 16,4/1000 so với những năm qua giảm xuống 33,5%, tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 18,1/1000 so với năm 2010 giảm xuống 43,4% (13, tr 9). Tuổi thọ bình quân của nhân dân trong tỉnh là 64 tuổi, bình quân 10.000 dân/98,82 bác sĩ (2011), 10.000 dân/98,69 bác sĩ. Ngoài ra còn có 375 quỹ thuốc quay vòng, trong đó cấp tỉnh 1 quỹ, cấp huyện 9 quỹ và cấp làng 326 quỹ, có chính sách cho tư nhân mở 98 nhà thuốc khám chữa bệnh cho nhân dân các vùng trong tỉnh.

+ Chính sách giáo dục

Muốn xóa đói giảm nghèo nhanh và hiệu quả thì phải nâng cao trình độ dân trí, đây là con đường ngắn nhất và chi phí ít nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất, mà trước mắt phải làm đó là thực hiện chính sách giáo dục. Khi con người có tri thức, kinh nghiệm họ tiếp cận thông tin dể hơn, hiểu được chủ

chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, áp dụng được các mô hình sản suất mới, khoa học kỹ thuật công nghệ để tự vươn lên xóa đói, giảm nghèo

Nhận thức được vai trò của giáo dục trong việc nâng cao hiệu quả của công tác XĐGN, Viêng chăn đã rất chú trọng tới công tác giáo dục theo hướng, mạng lưới giáo dục tập trung phát triển trường tiểu học để tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi, nhất là học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số thiếu cơ hội, ở vùng sâu, vùng xa được học hành. Hiện nay có 682 trường học, học sinh mỗi năm tăng 10%, trong đó có 82 trường mầm non, 502 trường tiểu học, 98 trường tổng hợp cả trung học cơ sở và trung học phổ thông(trong đó có 67 trường trung học phổ thông), hợp các ngành học, cấp học được củng cố và phát triển: 100% số thị trấn của các huyện có lớp mẫu giáo mầm non và trường tiểu học, xây dựng 1 trường nội trú cho con em dân tộc thiểu số; hàng năm số học sinh tăng 15%. Theo báo cáo tổng kết năm 2008 của sở giáo dục đã xóa được 4 làng mù chữ, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ của tỉnh đã giảm mạnh, đây cũng là kết quả của sự nỗ lực từ cấp chính quyền địa phương tới toàn thể nhân dân. Trong những năm tới tỉ lệ này còn giảm mạnh, trinh độ dân trí của tỉnh ngày càng nâng cao giúp cho công tác XĐGN được nhanh, mạnh và đạt hiệu quả tương xứng.

- Các dự án góp phần tham gia vào công tác XĐGN.

+ Dự án hỗ trợ tín dụng cho công tác XĐGN của NHCSXH.

Nguồn vốn đầu tư để xóa đói giảm nghèo với năm 2008 là 1.400 tỷ Kíp gồm 242 công trình, trong đó tỉnh đã nâng cấp các mạng lưới đường sá từ tỉnh đến các huyện, từ huyện đến các làng, vùng sâu, vùng xa. Tình hình sử dụng vốn vay của những hộ đói nghèo về cơ bản là đúng mục đích, tập trung chủ yếu vào những ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Mức độ cho vay mỗi hộ từ 5 triệu kíp thời gian cho vay từ 12-36 tháng với lãi suất ưu đãi. Đa số hộ vay vốn đều sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn sản xuất, các địa phương đã tích cực giải quyết tốt sản xuất cho những hộ nông dân nghèo thiếu đất sản xuất từ quỹ đất địa phương và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, hoặc chuyển mục đích

sử dụng từ đất rừng sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cao su….

+ Dự án giải quyết việc làm

Việc làm là một chìa khóa trong công tác XĐGN, khi có việc làm người dân có thu nhập và họ có thể trang trải cuộc sống của mình. Nắm bắt được vai trò đó Viêng chăn đã có nhiều chương trình hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh như: chính sách khôi phục các làng nghề, mở lớp đào tạo dạy nghề, hỗ trợ cho vay vốn, nhờ đó mà tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc làm giảm đi so với những năm trước đó, thống kê năm 2011 Viêng chăn có khoảng 7658 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, con số này được giảm theo từng năm, người lao động ngày càng có cơ hội việc làm nhiều hơn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo.

+ Dự án nước sạch.

- Hệ thống cung cấp nước sạch từ năm 2000 đến nay với sự giúp đỡ vốn của các tổ chức quốc tế để xóa đói giảm nghèo ở Lào, tỉnh Viêng Chăn kết hợp với Sở Y tế huy động vốn xây dựng hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường đến vùng sâu, vùng xa, miền núi bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm thời gian lao động cho nông dân.

Trong 5 năm từ năm 2007-2011 việc phát triển hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn giảm được mắc bệnh, đau ốm hay căn bệnh lây lan tại bùng phát hàng năm, sức khỏe của nhân dân được khôi phục, có sức lao động sản xuất xóa đói giảm nghèo.

Dự án nước sạch đã giúp cho các hộ dân đều được sử dụng nước sạch với trên 90% dân số trong tỉnh, đây là kết quả đáng kể trong việc đưa nước sạch tới người dân với phương châm ‘‘ không để người dân nào không có nước sạch dùng”, đặc biệt với chương trình ‘‘nước sạch về thôn bản” thì mỗi một cụm dân cư miền núi đều có bể nước sạch do chương trình hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ cùng với tỉnh tiến hành đã đưa nước sạch tới tận các bản làng xa xôi hẻo lánh và trên núi cao.

+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Dự án giúp hỗ trợ người nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng, được tổ chức ở hầu hết các huyện, hoàn thành được 34 dự án nhỏ trị giá đầu tư tất cả 1.400 tỷ kíp. Trong đó vốn vay 10,57 tỷ kíp và còn lại là vốn cộng đồng đóng góp. Đến nay, đã có 501 làng có đường ôtô. Cả tỉnh có đường 3.497,74 km, còn 3 làng chưa có đường ôtô. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo nền tảng cho công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh, hệ thống giao thông vận tải nối liền các địa phương trong tỉnh giúp cho việc lưu thông, trao đổi được diễn ra thuận tiện, tạo sự gắn kết, liên hệ trong hoạt động của các địa phương với nhau.

Về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, trong năm 2010-2011 tỉnh đã xây dựng thủy lợi được 20 công trình, sửa chữa thủy lợi cũ được 33 công trình, góp phần đảm bảo tưới tiêu phục vụ trong nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân trong tỉnh.

Về cơ sở hạ tầng đô thị: Tỉnh cũng đang triển khai nhiều dự án phát triển đô thị với 5 khu đô thị mới đang được triển khai xây dựng với số tiền lên tới 24 tỷ kí. Đây cũng là dự án làm thay đổi bộ mặt của tỉnh trong năm tới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.

+ Dự án xuất khẩu lao động.

Đây là dự án mới triển khai từ năm 2000 của tỉnh, với quy mô và số lượng không lớn, chủ chương của tỉnh là đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhằm tạo việc làm mới, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần XĐGN. Hơn mười năm triển khai đã cho thấy kết quả đáng chú ý, hàng năm tỉnh đưa 700- 1000 lao động sang làm việc tại các thị trường như Lào, Thái lan, Malayxia,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn nước CHDCND Lào (Trang 39 - 46)