3. Đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Viêng chăn
3.1. Những mặt đạt được
Xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội của mọi người dân và là của chính người nghèo. Đói nghèo còn là vấn đề chiến lược, một chương trình lớn của quốc gia, phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho việc thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh", cho một chủ nghĩa nhân đạo cao cả "vì hạnh phúc của người dân". Nó thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn tất cả vì con người của chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được sống vui, hạnh phúc".
Qua 4 năm thực hiện các chương trình XĐGN (2008-2011) cùng với đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, và kinh tế nông thôn, XĐGN đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, phát huy được cả vai trò chủ động tích cực của bản thân người nghèo. Tất cả quá trình đó đã tạo thành phong trào sôi động trong toàn tỉnh, trên các lĩnh vực, đối với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Thể hiện trên một số mặt điển hình như sau:
Nhiều gia đình đã rơi vào cảnh túng thiếu do rượu chè, cờ bạc, ốm đau bệnh tật, rủi ro... Nhưng nhờ sự giúp đỡ của các hoạt động XĐGN của các cấp, các ngành, các đoàn thể hướng dẫn cách làm ăn, dắt tay chỉ việc, giúp nhau, có địa chỉ trở thành những gia đình làm ăn lương thiện, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương.
Một trong những thành tựu quan trọng trong công tác XĐGN thời gian qua là thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với nội dung XĐGN như:
- Dự án khuyến khích và sản xuất được khuyến khích trồng ngô, cây ăn quả ngắn ngày và lâu ngày, cao su, và các loại cây quỹ giá...
- Dự án hợp tác Lào - Việt để khuyến khích cho nông dân trồng trọt và chăn nuôi gia súc và xây dựng thủy lợi.
- Dự án giúp hỗ trợ người nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng, được tổ chức ở 2 huyện, hoàn thành được 34 dự án nhỏ trị giá đầu tư tất cả 1.400 tỷ kíp. Trong đó vốn vay 10,57 tỷ kíp và còn lại là vốn cộng đồng đóng góp. Xây dựng thủy lợi được 20 công trình, sửa chữa thủy lợi cũ được 33 công trình.
Hiện nay tất cả các huyện trong toàn tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình XĐGN, nội dung chương trình bao gồm các phần: khảo sát thực trạng, xác định nguyên nhân, để tìm ra giải pháp, lập ban chỉ đạo từ tỉnh đến huyện và cơ sở, lập quỹ XĐGN.
Người nghèo có niềm tin vào Đảng và chính quyền. Ban chỉ đạo XĐGN cũng đã có được nhiều kinh nghiệm, sức mạnh cộng đồng và các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ XĐGN được huy động tốt hơn.
Sự liên kết phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội ngày càng tốt hơn, tạo nên sức mạnh cho công tác XĐGN.
Một số cấp ủy huyện, vùng đã kịp thời ra Nghị quyết để điều hành, lãnh đạo công tác XĐGN, như vậy kết quả đạt được khá cao.
Trình độ quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động XĐGN ngày càng được nâng lên, nhất là trong việc tổ chức thực hiện các dự án, các chương trình mục tiêu, các tổ chức vay vốn, thu nợ, dịch vụ vật tư sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn... ý thức trách nhiệm của cộng đồng chuyển biến rõ rệt, tư tưởng ỷ lại, mặc cảm, tự ti của người nghèo được khắp phục, từ đó có sự vươn lên để tự XĐGN cho bản thân người nghèo.