Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn nước CHDCND Lào (Trang 64 - 67)

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Viêng chăn hiện nay

2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

thôn.

Trong những năm qua Viêng chăn đã đạt được những thành tích đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nhờ vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thời gian tới để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng hơn thế nữa của khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ cao đặc biệt là việc sản xuất lúa nước. Để giảm bớt tính thời vụ của nông nghiệp cần phải đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nhiều cơ hội việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo. Việc làm này khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói chung và ở Viêng chăn có thể làm được, vì nó đòi hỏi vốn không lớn, từ nội lực kinh tế hộ gia đình và sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, phân bón, thủy lợi, giao thông, tín dụng không lớn bằng đầu tư phát triển công nghiệp. Cụ thể:

+ Ngành trồng trọt

Trồng cây lương thực giúp cho từng hộ nghèo, làng nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực hợp lý để có đủ lương thực nuôi sống con người và một phần lương thực để phát triển chăn nuôi. Đối với cây lúa vụ chiêm đảm bảo cơ cấu 50% diện tích cây lúa sớm và lúa xuân muộn; vụ mùa 70% diện tích cây lúa hè thu và mùa sớm và lúa xuân chính vụ 30% diện tích cây lúa chính vụ. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sẽ giảm được tính căng thẳng của thời vụ, thời gian hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai hạn hán lũ lụt. Ngoài việc chuyển dịch cơ cấu thời vụ cần phải quan tâm đến các giống lúa mới có năng

suất cao, nâng diện tích cây giống lúa ngắn ngày lên 50% vì giống lúa này có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn để nâng cao hệ số sử dụng đất. Đối với cây mầu là lương thực như ngô, đỗ vàng, đỗ xanh, lạc đây là những cây có thế mạnh ở Viêng chăn đặc biệt là cây ngô là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân ở các làng cả đồng bằng và vùng miền núi, lạc có chất lượng cao hơn ở các địa phương khác nên được nhiều người ưa chuộng. Phát triển các loại cây này vừa tận dụng được diện tích, vừa bổ sung nguồn lương thực cho con người, vừa cung cấp thức ăn để phát triển chăn nuôi, một phần khác tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập.

Cây ăn quả: Đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây xoài, nhãn, me ngọt, chuối, ... thích ứng với điều kiện đất đai và thị trường trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Làm được như vậy, sẽ hạn chế tỷ lệ rủi ro, đói nghèo.

Cây công nghiệp: Mở rộng diện tích trồng các loại cây như cây ngô, đậu, mía, sắn, lạc, đỗ tương (có thị trường tiêu thụ khá rộng)

+ Ngành chăn nuôi:

Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ gia đình nhân dân ở Viêng chăn chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn và nuôi gia cầm, trâu, bò, dê, ... còn thấp. Trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sau:

Phát triển ngành chăn nuôi là một trong những ngành nông nghiệp chính ở Lào nói chung, ở tỉnh Viêng chăn nói riêng. Hiện nay lại được chia thành các ngành nhỏ hơn: nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa), gia súc nhỏ (lợn dê, cừu) và nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan) đối với các xã đồi, rừng, núi, nên khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê. Những sản phẩm này có thị trường tiêu thụ rất rộng. Để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê cần có các giải pháp đó là: Xây dựng mô hình điểm, được ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã phê duyệt để có cơ sở chỉ đạo thực hiện như giao quỹ sử dụng núi đá, đất đồi rừng để làm nơi chăn thả. Hỗ trợ chỉ đạo về kỹ thuật để người nông dân biết kết hợp nghề chăn nuôi theo phương thức quảng canh truyền thống với phương thức chăn nuôi hiện đại từ khâu lựa chọn, lai tạo giống, cung cấp thức ăn và biện pháp chăm sóc. Ví dụ, chăn nuôi dê vừa

phải chăn thả trên đồi núi, đồng thời phải có chuồng trại dưới chân núi và có nguồn thức ăn bổ sung ngoài nguồn thức ăn chúng tự kiếm được, có như vậy mới giảm tính hoang dã, tăng tính thuần hóa, giảm hao hụt mất mát. Nuôi trồng các loại rau, cỏ để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn...

- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất lớn đến khả năng sản xuất, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông nông thôn và các công trình thủy lợi đang là một thách thức lớn đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và công tác XĐGN. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp cho nền kinh tế của Viêng chăn hạn chế được rủi ro do thiên tai gây ra, góp phần tăng năng suất lao động nông nghiệp, hòa nhập thị trường, hỗ trợ thương mại và công nghiệp hóa nông thôn.

Tình hình cơ sở hạ tầng ở nông thôn hiện nay đang ở mức yếu kém đặc biệt là các huyện vùng núi. ở các huyện này, cơ sở hạ tầng tối thiểu như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm xá, chợ không có hoặc có nhưng chất lượng rất thấp.

Hệ thống thủy lợi là một trong những thiết thực nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghèo. Nhìn chung các công trình thủy lợi được xây dựng trong thời gian qua đều đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải phát triển nhiều hơn nữa, cần tiếp tục tập trung đầu tư phát triển thủy lợi vừa và nhỏ cho các vùng nghèo.

Hệ thống mạng lưới điện cho các vùng nghèo, làng nghèo; Đối với những vùng nghèo, Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư để xây dựng mới đường dây tải điện để nối điện lưới quốc gia theo cơ chế Nhà nước đầu tư đường dây cao thế và công tơ tổng, phần còn lại huy động nhân dân cùng góp vốn để xây dựng đường hạ thế và kéo điện vào từng làng, vào từng nhà.

Đối với những vùng không có khả năng nối lưới điện, Nhà nước cần hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn tín dụng ưu đãi để nhân dân tự làm các công trình cấp điện tại chỗ như: Thủy điện nhỏ, máy phát điện gia đình, liên gia đình cùng nhau khai thác các nguồn năng lượng khác...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn nước CHDCND Lào (Trang 64 - 67)