Viêng chăn từ 2015-2020 về XĐGN
1.1. Định hướng của nhà nước CHDCND Lào về XĐGN
Nghèo là một trong những vấn đề xã hội rất bức xúc của toàn cầu, tồn tại ở mọi quốc gia, kể cả những quốc gia giàu có, nhưng đáng quan tâm là những tình trạng đói nghèo ở những nước nghèo. Đối với Lào nói chung, tỉnh Viêng chăn nói riêng khi thực hiện công tác XĐGN dựa trên một số quan điểm chủ yếu như sau:
- XĐGN gắn liền với tăng trưởng kinh tế và giữ vững ổn định chính trị.
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo, điểm xuất phát của đói nghèo là kinh tế, nhưng nếu không giải quyết tốt vấn đề đói nghèo có thể gây ra các phản ứng tiêu cực về xã hội và trở
thành một vấn đề chính trị. Ví dụ: đói nghèo có thể phát sinh các tệ nạn xã hội và có tính chất lây lan, làm cho xã hội mất ổn định và có ảnh hưởng không nhỏ đối với chính trị. Một ví dụ khác, hộ nghèo phần lớn là dân cư sống ở nông thôn mà tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 70% trong tầng lớp lao động. Nếu không có công tác XĐGN và thực hiện tốt công tác XĐGN, để cho một bộ phận lớn dân cư, trong đó, bao gồm nơi căn cứ cách mạng sống nghèo khổ, không được xã hội quan tâm thì họ sẽ bị chi phối, khống chế bởi các thế lực thù định nhằm gây rối loạn, mất ổn định chính trị.
XĐGN gắn với công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo bằng chính sách thay đổi phân phối trong thu nhập, ưu tiên cho các đối tượng, hộ nghèo, làng nghèo, vùng nghèo, vùng căn cứ cách mạng. Theo ngân hàng thế giới: " Nếu tăng trưởng kinh tế được đi cùng với việc tỷ trọng thu nhập mà những người nghèo nhất kiếm được tăng lên thì thu nhập của người nghèo sẽ tăng nhanh hơn. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế lại đi kèm với sự giảm sút tỷ trọng này thì mức tăng thu nhập của người nghèo sẽ tụt lại so với mức tăng thu nhập trung bình".
- Công tác XĐGN phải thực hiện đồng bộ các chính sách
Do công tác XĐGN về cơ bản không chỉ là có nội dung kinh tế đơn thuần mà là tổng hợp nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Nó liên quan đến vấn đề giai cấp, dân tộc, gia đình, giáo dục, y tế, các điều kiện lao động, sinh hoạt đời sống, sinh đẻ, sức khỏe, tuổi thọ, dinh dưỡng, học tập, tạo công ăn việc làm.Chính vì vậy, khi thực hiện công tác XĐGN phải chú ý giải quyết mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội mà trung tâm là con người, một trong những điểm rất cơ bản của mối quan hệ trên là sự thống nhất biện chứng của chúng. Thực hiện công tác XĐGN là để phát triển kinh tế và mỗi bước phát triển kinh tế cũng đều nhằm một mục tiêu xã hội cụ thể, đến lượt nó mỗi bước tiến về xã hội cũng tác động tích cực trở lại thúc đẩy kinh tế phát triển.
Theo bà Nguyễn Thị Hằng - Nguyên Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và xã hội Việt Nam, XĐGN không thể giải quyết được bằng quan điểm kinh tế thuần túy, hoặc bằng quan điểm không tưởng duy ý chí về mặt xã hội.
Muốn trợ giúp người nghèo phát triển thì không thể cứ bao cấp sẵn cho họ. Nói một cách hình ảnh là "trao cho họ cần câu, chứ không phải là cho họ con cá". Song như vậy cũng vẫn chưa đủ, phải hướng dẫn họ, tập luyện cho họ, thậm chí phải giúp đỡ họ biết cách làm ăn, sản xuất. Đó là tác động của xã hội, nâng cao văn hóa, giáo dục đi liền với tác động kinh tế đối với người nghèo, hộ nghèo (7,tr. 136-137).
- Công tác XĐGN phải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định rõ: "Đảng nhận thức rằng, việc giải quyết nghèo đói của nhân dân là sứ mệnh của Đảng và nhiệm vụ đặc quyền của Nhà nước và toàn dân; nếu sự nghèo đói của nhân dân không được giải quyết hoàn toàn thì nước ta cũng không thể thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy, chúng ta phải hết sức phấn đấu để làm cho chỉ tiêu phấn đấu về sự nghèo đói của hộ gia đình cơ bản là được giải quyết trong năm 2020 trở thành thực sự" (6, tr. 25)
Để thực hiện chỉ tiêu đó thành sự thực từ nay đến năm 2020 Đảng và Nhà nước phải quan tâm đến công tác XĐGN và phải đề ra hàng loạt chủ trương chính sách liên quan đến công việc này. Muốn cho đường lối đi vào cuộc sống, Nhà nước phải thể chế hóa, tạo môi trường pháp lý và huy động toàn xã hội cùng thực hiện.
- Cần đẩy mạnh công tác XĐGN đi liền với việc giáo dục tinh thần tự lực cánh sinh, tự lực tự cường và phê phán thái độ ỷ lại, sống dựa vào xã hội
Một trong những yếu tố quan trọng để giúp người nghèo, nhất là người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người tàn tật. neo đơn, rủi ro, trẻ em mồ côi, gia đình bị thiên tai …, là xã hội phải có trách nhiệm trợ giúp theo từng điều kiện của mỗi người, mỗi hộ khác nhau với tình đồng bào, đồng chí và tinh thần nhân đạo cao cả. Theo quan điểm truyền thống mang tính nhân đạo cao cả của Việt Nam là "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều".
- Công tác XĐGN phải xuất phát từ lực lượng sản xuất cao, mặc dù vấn đề cứu trợ là yếu tố quan trọng, nhưng điều đó có giới hạn và không giải
quyết được căn bản vấn đề đói nghèo. Theo bà Nguyễn Thị Hằng Nguyên Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và xã hội là: chìa khóa để giải quyết đói nghèo là sản xuất, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục, đào tạo và mấu chốt là tạo nguồn lực, phát triển nguồn lực, lấy nguồn lực con người làm cốt lõi, tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống tham nhũng và mọi tệ nạn xã hội khác vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và phát triển con người, để xóa đói, giảm nghèo, tăng giàu chúng ta phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế-sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với nông thôn, đó là công nghiệp hóa nông thôn, chuyển đổi kinh tế thuần nông sang kinh tế hàng hóa, kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo thêm nghề, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân (7, tr 140,141).
- Xã hội hóa công tác XĐGN
Cần tạo môi trường tốt nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng hỗ trợ trong nước và quốc tế, việc xã hội hóa công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn mấy năm qua còn rất nhiều hạn chế, nhất là còn thiếu cơ chế quản lý và phối hợp một cách thống nhất giữa Trung ương và địa phương, khâu tổng kết rút kinh nghiệm và tìm giải pháp chưa tốt, việc huy động các cộng đồng tham gia còn làm được ít, phần lớn còn nặng về phía ngân sách Nhà nước. Cho nên, muốn thu hút được sự tham gia của cộng đồng trong và ngoài nước phải có chính sách phù hợp với công tác XĐGN. Chúng ta đang hòa nhập với khu vực và thế giới, đang có nhiều khả năng tìm kiếm các đối tác, phát triển các dự án phối hợp, các tài trợ và các viện trợ nhân đạo cho chương trình XĐGN. Cần tăng cường các hình thức trao đổi, giao lưu hợp tác đó. Điều quan trọng là sự quản lý, điều phối khoa học, kiểm tra chặt chẽ sử dụng, khai thác nguồn lực bổ trợ này một cách có hiểu quả (7,tr. 141).
1.2. Mục tiêu của tỉnh Viêng chăn về XĐGN
- Mục tiêu tổng quát
+ Trong chương trình XĐGN đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Viêng Chăn thông qua đã xác định: "Giảm nhanh hộ nghèo, không có hộ đói kinh niên, phấn đấu đại bộ phận người nghèo được hưởng thụ, tiếp cận với các
chính sách xã hội: giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, nước sạch, điện sinh hoạt và các hoạt động phúc lợi xã hội khác. Các hộ nghèo, người nghèo có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống hàng ngày một được nâng lên".
+ Đối với việc phát triển ngành và khu vực nói trên, tất cả mọi việc phải gắn bó chặt chẽ với việc quốc phòng được tăng cường ở mọi cấp địa phương, an ninh chính trị và trật tự xã hội (4, tr. 23)
+ Đưa tỉnh Viêng Chăn ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn; Tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh "kinh tế ổn định và tiếp tục phát triển với nhịp độ tương đối nhanh, mức sống của nhân dân được nâng cao và tăng gấp 3 lần so với hiện nay" (3, tr. 15).
- Mục tiêu cụ thể
Để giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao hiệu quả công tác XĐGN ở tỉnh Viêng chăn hiện nay, ngoài các mục tiêu chung Tỉnh còn đưa ra các mục tiêu cụ thể trong công tác XĐGN như sau:
+ Tỉnh Viêng Chăn mỗi năm giảm xuống 4,26% hộ nghèo trở lên, đến năm 2020 hộ nghèo giảm xuống còn dưới 10% của tổng số hộ toàn tỉnh.
+ Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 8% cho nên phải yêu cầu với phát triển trong 5 năm khoảng 73,9 nghìn tỷ kíp chiếm 32% của GDP; trong đó vốn đầu tư của Nhà nước khoảng 22,6 nghìn tỷ kíp, chiếm 10% của GDP và đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước khoảng 51,4 nghìn tỷ kíp, chiếm 22% của GDP. Đầu tư phát triển là chủ yếu quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng khó khăn, khuyến khích sản xuất lương thực, thực phẩm, giao đất sản xuất cho nông dân khoảng 4,2 ha. Trong giai đoạn từ nay đến 2020 toàn tỉnh phải phấn đấu phát triển kinh tế trong mức 9,5% trên năm, bình quân 800 USD/người/năm, phát triển giao thông đường bộ, hoàn thiện trải nhựa từ tỉnh tới 7 huyện, cung cấp điện cho nhân dân cho được 77,85% và hộ dùng điện chiếm 67,10%. Phấn đấu mục tiêu XĐGN đến 2020 còn dưới 5% của tổng hộ nghèo hay là 3.200 hộ
nghèo, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân đạt 75% của số dân nông thôn, giảm tỷ lệ chết của mẹ và trẻ em xuống ở mức độ thấp nhất , thu hút trẻ em đến trường 99%, hoàn thiện bồi dưỡng cấp 2 cho nhân dân trong độ tuổi 15-45, mở rộng mạng lưới y tế và dịch vụ cho nhân dân cho đến 100%, tăng cường bình đẳng giới, phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hóa, thông tin, đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Chương trình và dự án phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế và thị trường nông thôn.
+ Trong giai đoạn năm 2010 đến 2015, phấn đấu XĐGN cho được mức cơ sở, 100% làng nghèo được công nhận thoát nghèo và được đầu tư xây dựng có đủ các chương trình thiết yếu, được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, kế hoạch hóa gia đình, nước sạch, điện sinh hoạt, truyền hình, …
Phạm vi thực hiện: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh trong đó ưu tiên 2 huyện nghèo như huyện Kọe U Đôm, Thu La Khôm.
Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2015 và từ năm 2015- 2020. Đối tượng thực hiện: Là người nghèo, hộ nghèo, làng nghèo.