Hoạt động phân phối kinh doanh khí

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam pot (Trang 49 - 53)

Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, cơng tác phân phối kinh doanh các sản phẩm khí để đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế ngày càng được phát triển một cách sâu rộng. Song song với việc đầu tư xây dựng các hệ thống thu gom vận chuyển khí bằng đường ống và các nhà máy xử lý khí, việc đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng để phục vụ việc tồn trữ và phân phối các sản phẩm khí là rất cần thiết và đĩng một vai trị quan trọng, bảo đảm đưa được các sản phẩm khí tới các hộ tiêu thụ và người tiêu dùng một cách an tồn, hiệu quả và gia tăng giá trị của khí.

Đến năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Petrovietnam, Cơng ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí (về sau là Tổng cơng ty Khí Việt Nam - PV Gas) về cơ bản đã hồn thiện được hệ thống cơ sở vật chất bao gồm các hệ thống cầu cảng, kho chứa và trạm chiết nạp khí hĩa lỏng (LPG), đĩng gĩp rất tích cực vào việc phát triển thị trường và giữ vững vai trị dẫn đầu trong thị trường cung cấp LPG và các sản phẩm khí.

6.1. Cơng ty Liên doanh VT Gas và kinh doanh LPG

Liên doanh Khí hố lỏng Việt Nam (VT Gas) được cấp Giấy phép đầu tư ngày 4-3-1994, thời hạn kinh doanh 20 năm (1994-2014), gồm 3 bên: Petrovietnam 36%; Tổng cơng ty Dầu khí Thái Lan (PTT) 32%; Cơng ty Total (Pháp) 32%.

Năm 1994, Cơng ty VT Gas đã đầu tư vào Việt Nam 5,3 triệu USD trong tổng vốn đầu tư 15,53 triệu USD. VT Gas chiếm thị phần từ 5-7% (48.000 tấn LPG, năm 2005). Từ năm 1997 đến năm 2005, lãi sau thuế mỗi năm khoảng 0,7 triệu USD.

Thơng qua hoạt động của Cơng ty Liên doanh VT Gas đã tạo điều kiện cho PV Gas tập dượt trong lĩnh vực kinh doanh LPG, đồng thời cĩ nguồn LPG từ nước ngồi (Thái Lan và/hoặc Xingapo) cung cấp cho thị trường Việt Nam, bởi vì năm 1994 ta chưa sản xuất được LPG.

6.2. PV Gas đầu tư xây dựng hạ tầng tồn trữ và phân phối khí

Năm 2000, đánh dấu một sự kiện quan trọng, kho cảng LPG Thị Vải (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hồn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng. Với cơng suất cầu cảng cĩ thể tiếp nhận tàu cĩ trọng tải tới 20.000 DWT và sức chứa kho tới 14.000 m3, kho cảng LPG Thị Vải đã trở thành kho đầu mối lớn nhất trong cả nước vào thời điểm đĩ. Từ đây, lần đầu tiên sản phẩm LPG do Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được bơm xuống tàu LPG chuyên dụng để vận chuyển tới các kho LPG trong cả nước, gĩp phần phát triển nhanh chĩng và ổn định thị trường, đưa sản phẩm LPG trở nên ngày càng thơng dụng trong cả cơng nghiệp, thương mại lẫn dân dụng.

Để thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ LPG với thương hiệu PETROVIETNAM GAS, PV Gas cùng các đơn vị kinh doanh trực thuộc đã nhanh chĩng đầu tư xây dựng các hệ thống kho cảng LPG trung chuyển và hệ thống trạm nạp LPG trên phạm vi tồn quốc. PV Gas đã cĩ các kho LPG trung chuyển ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn như Hải Phịng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi (Dung Quất), Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ. Tổng cơng suất chứa LPG tại các kho của PV Gas đạt 43.000 m3, trong đĩ ở miền Bắc 10.000 m3, ở miền Trung 5.000 m3 và ở miền Nam 28.000 m3.

Năm 2009, tiếp tục đánh dấu một sự kiện quan trọng trong việc đầu tư phát triển hệ thống kho cảng LPG. PV Gas đã tiến hành khởi cơng Dự án kho cảng LPG lạnh tại Thị Vải với cơng suất tồn trữ lên tới 120.000 m3 và cầu cảng 60.000 DWT. Đến năm 2012, kho cảng này sẽ được đưa vào sử dụng. Đây sẽ là kho LPG đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng theo cơng nghệ lạnh, với sức chứa rất lớn để cĩ thể tiếp nhận các tàu LPG lạnh chuyên dụng vận chuyển LPG từ các nước xuất khẩu lớn tại Trung Đơng cũng như khu vực. Việc đầu tư xây dựng kho LPG lạnh là một bước chuyển biến lớn nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh LPG lâu dài, bảo đảm nguồn cung ứng ổn định cho thị trường trong nước cũng như tái xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Cùng với việc đầu tư xây dựng các hệ thống kho cảng LPG, PV Gas đã từng bước đầu tư và phát triển đội tàu vận tải LPG. Thời gian đầu, PV Gas phải thuê tàu nước ngồi vận chuyển LPG đến kho của các khách hàng, sau đĩ đã hợp tác với PTSC mua và khai thác đội tàu vận tải LPG, đáp ứng tồn bộ nhu cầu vận chuyển của mình khơng phụ thuộc vào nước ngồi. Sau này, dịch vụ vận chuyển LPG của PV Gas đã được tách riêng và trở thành lĩnh vực hoạt động của Cơng ty cổ phần Gas Shipping.

6.3. PV Gas cung cấp khí khơ, kinh doanh LPG và các sản phẩm khí

Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển và tàng trữ sản phẩm khí, cơng tác phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí đã được phát triển một cách nhanh chĩng kể cả về chất lượng, số lượng và chủng loại sản phẩm.

Cung cấp khí khơ: Kể từ khi dịng khí đầu tiên được đưa vào bờ năm 1995 để phục vụ phát điện, sau 15 năm Cơng ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí/ Tổng cơng ty Khí Việt Nam đã thu gom, vận chuyển, chế biến và cung cấp trên 35 tỷ m3 khí khơ cho các nhà máy điện, đạm và các khu cơng nghiệp, trong đĩ chủ yếu (trên 85% sản lượng) phục vụ cho phát điện. Tổng sản lượng điện từ các nhà máy điện chạy bằng khí đã chiếm hơn 40% tổng sản lượng điện quốc gia, gĩp phần đặc biệt quan trọng cho việc bảo đảm an ninh năng lượng. Dưới sự chỉ đạo của Tập đồn Dầu khí Việt Nam, PV Gas tiếp tục triển khai đầu tư các đường ống dẫn khí mới để gia tăng sản lượng cung cấp, đồng thời triển khai cơng tác nhập khẩu khí để đáp ứng nhu cầu khí tăng lên khơng ngừng, gĩp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia lâu dài.

Kinh doanh LPG và các sản phẩm khí khác: Sản phẩm lỏng bao gồm LPG và condensat là những sản phẩm khí quan trọng, đĩng gĩp lớn vào doanh thu và lợi nhuận của PV Gas.

Trước khi Nhà máy xử lý khí Dinh Cố đi vào hoạt động, cuối năm 1999, tồn bộ LPG tiêu thụ trong nước được nhập khẩu từ nước ngồi do đĩ mặt bằng giá bán LPG được xác định dựa vào giá nhập khẩu và do một số doanh nghiệp quyết định. Sau khi Nhà máy xử lý khí Dinh cố đi vào hoạt động, đã cĩ LPG sản xuất trong nước thì xuất hiện nhu cầu xác định giá bán LPG sản xuất trong nước sao cho vừa bảo đảm hiệu quả Dự án “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức”, vừa khơng cản trở việc nhập khẩu LPG, vừa đem lại lợi ích cho người tiêu dùng; gĩp phần bình ổn giá và kích thích sử dụng LPG thay cho các loại nhiên liệu truyền thống, giảm nạn chặt phá rừng và giảm ơ nhiễm mơi trường.

Trong một thời gian ngắn, PV Gas cùng với việc thiết lập được hệ thống khách hàng trong nước mua sỉ LPG và condensat, đã đề xuất và được cơ quan quản lý cấp trên chấp thuận phương pháp xác định giá bán LPG và condensat, do đĩ sản phẩm sản xuất từ Nhà máy xử lý khí Dinh cố đã được tiêu thụ kịp thời với hiệu quả kinh tế hợp lý.

Phương pháp xác định giá bán LPG và condensat do PV Gas đề xuất dựa trên cơ sở giá nhập khẩu các sản phẩm cùng loại, cộng với một tỷ lệ giảm giá hợp lý đã khuyến khích khách hàng mua tối đa LPG và condensat sản xuất trong nước, song khơng cản trở hoạt động nhập khẩu để cân đối cung cầu LPG và condensat khi nhu cầu tiêu thụ trong nước vượt quá sản lượng của Nhà máy xử lý khí Dinh Cố.

Cĩ thể nĩi, LPG là sản phẩm năng lượng đầu tiên sản xuất trong nước được bán theo giá thế giới, khơng phải bù lỗ và cơng thức giá LPG sau đĩ đã được tham khảo để xác định giá bán các sản phẩm lọc dầu sau này.

Kể từ khi cĩ sản phẩm LPG sản xuất từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, PV Gas luơn luơn giữ vững vai trị nhà cung cấp LPG dẫn đầu ở thị trường trong nước.

Việc triển khai cơng tác phân phối kinh doanh bán lẻ LPG được PV Gas quan tâm thực hiện nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm. PV Gas đã thành lập hai xí nghiệp bán lẻ LPG ở hai miền Bắc và Nam vào năm 2000, đã xây dựng hệ thống trạm nạp, kho chứa, mua xe bồn, hình thành mạng lưới đại lý trên cả nước để đưa LPG đến tận tay người tiêu dùng. Tính đến cuối năm 2004, thơng qua hai xí nghiệp và hai cơng ty liên doanh (VT Gas và Thăng Long Gas) của mình, PV Gas đã chiếm 22% thị phần cả nước. Việc tham gia bán lẻ đã giảm bớt sự phụ thuộc của PV Gas vào các khách hàng ngồi ngành trong việc tiêu thụ LPG. Bình gas màu hồng “PETROVIETNAM GAS” xuất hiện trên thị trường đã gĩp phần quảng bá thương hiệu PETROVIETNAM thơng qua sản phẩm cụ thể.

Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu bình gas “PETROVIETNAM GAS” đã cĩ chỗ đứng vững chắc trên thị trường với thị phần được duy trì ổn định ở mức 20-25%. Những năm gần đây, khi sản lượng LPG của Nhà máy Dinh Cố giảm, PV Gas đã chủ động đẩy mạnh cơng tác nhập khẩu LPG. Nhờ đĩ, PV Gas tiếp tục giữ vững vai trị chủ đạo trong thị trường và từng bước mở rộng thị phần cung cấp lên trên 50%.

PV Gas cũng rất chú trọng vào việc đa dạng hĩa sản phẩm. Từ năm 2008, PV Gas đã tiến hành đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy sản xuất khí nén (CNG - Compressed Natural Gas) để phục vụ cơng nghiệp và giao thơng vận tải, đồng thời tiếp tục triển khai việc sử dụng LPG cho các phương tiện giao thơng cơng cộng.

Sản lượng khí của PV Gas cung cấp ra thị trường, giai đoạn 2000-2009 Sản phẩm Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Khí khơ Tr. m3 1.223 1.233 1.577 2.440 4.241 5.173 5.677 6.086 6.995 7.132 LPG 1.000 T 268,1 297,8 347,4 373,8 373,2 313,0 344,6 311,2 455,6 551,1 Condensat 1.000 T 112,5 134,1 147,8 158,4 131,8 117,6 109,7 80,3 69,5 66,0 CNG Tr. m3 1,04 8,96

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam pot (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)