Dự án thu gom, vận chuyển và cung cấp khí PM3-CAA

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam pot (Trang 45 - 48)

4.1. Nguồn khí khu vực PM3-CAA và 46/Cái Nước

Khu vực PM3-CAA nằm trong vùng “Thỏa thuận thương mại” giữa Việt Nam và Malaixia được thẩm định với trữ lượng khoảng 52,3 tỷ m3 khí cùng với lơ 46/ Cái Nước (trữ lượng khoảng 2 tỷ m3 khí) được nhà thầu Lundin lập Kế hoạch phát triển mỏ chi tiết. Kế hoạch này dự kiến khai thác và cung cấp 125 triệu feet khối khí tiêu chuẩn/ngày (tương đương 3,5 triệu m3 khí/ngày) từ khu vực PM3-CAA cho mỗi Bên Petrovietnam và Petronas; và 20 triệu feet khối khí tiêu chuẩn/ngày (tương đương 0,56 triệu m3 khí/ngày) cho riêng Petrovietnam từ lơ 46/Cái Nước. Như vậy, tổng sản lượng khí cung cấp cho Petrovietnam mỗi ngày là 145 triệu feet khối khí tiêu chuẩn (tương ứng với 4,2 triệu m3 khí/ngày, hay 1,5 tỷ m3 khí/năm). Phần lỏng được tách từ ngồi biển, chỉ đưa khí khơ vào bờ.

4.2. Về Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau

Nhằm sử dụng cĩ hiệu quả nguồn khí từ khu vực PM3-CAA và lơ 46/Cái Nước làm nguyên, nhiên liệu cho các nhà máy điện, đạm tại khu vực Cà Mau, bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời phát triển kinh tế - văn hĩa - xã hội khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (do Cơng ty Tư vấn thiết kế Flour của Mỹ lập trên cơ sở hợp đồng), năm 2000 Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam đã quyết định thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư và triển khai hàng loạt các cơng việc như thiết kế chi tiết tuyến ống, đền bù giải phĩng mặt bằng, v.v.. Đặc biệt là theo đề xuất của Ban Chuẩn bị đầu tư, Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam đã kiến nghị và thuyết phục các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc nắn tuyến ống và thay đổi vị trí điểm tiếp bờ đến Mũi Tràm (thay vì cửa sơng Ơng Đốc theo Thiết kế tổng thể - FEED), làm lợi cho Nhà nước nhiều triệu đơla Mỹ.

Theo lời kể của ơng Trần Văn Thục, nguyên Trưởng Ban Chuẩn bị đầu tư cụm khí - điện - đạm Cà Mau: “Ban Chuẩn bị đầu tư đã mạnh dạn đề xuất đổi tuyến sang hướng khác. Mặc dù cán bộ, ngành liên quan khơng đồng ý, nhưng với sự quan tâm giải trình lợi hại của việc đổi tuyến, Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam đã chứng minh được phương án tuyến ống mới ưu việt hơn nhiều về chi phí cũng như điều kiện thi cơng, đặc biệt là ít ảnh hưởng đến dân cư dọc tuyến. Kết quả tuy phải chi ra thêm 10 tỷ đồng, tương đương 1 triệu USD để khảo sát lại tuyến mới phục vụ Thiết kế tổng thể - FEED, nhưng đã giảm được 10 triệu USD, rút ngắn tiến độ thi cơng đường ống trên bờ 50%. Đặc biệt là tuyến ống lơ B-Ơ Mơn... cũng đi theo tuyến này làm cho ý nghĩa kinh tế, xã hội, mơi trường của việc đổi tuyến tăng lên gấp bội”.

Đường ống dẫn khí PM3-CAA - Cà Mau bắt nguồn từ giàn Bunga Raya-Beta (BRB, do nhà điều hành Talisman vận hành) nằm trên khu vực PM3-CAA được thiết kế vận chuyển 2 tỷ m3 khí mỗi năm cho cụm cơng nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau, gồm cĩ các hạng mục chính như sau:

- Riser (tính từ điểm trên mặt bích treo 1 m);

- 298 km đường ống dưới biển đường kính trong 457 mm, Class 900; - Trạm tiếp bờ (Landfall Station);

- 27 km đường ống trên bờ (chơn ngầm dưới mặt đất từ 2 - 4 m) đường kính trong 457 mm, Class 600, đi qua địa bàn 2 xã Khánh Bình (Tây Bắc huyện Trần Văn Thời) và xã Khánh An (huyện U Minh), trên đĩ cĩ 1 trạm van ngắt tuyến;

- Trung tâm phân phối khí Cà Mau (GDC Cà Mau); - Đường ống dẫn khí từ GDC Cà Mau tới các hộ tiêu thụ.

Trong quá trình triển khai dự án, khi thi cơng đường ống khí qua đầm lầy đoạn trên bờ từ Mũi Tràm đến Cà Mau dài 27 km, Ban Quản lý Dự án đã cho áp dụng biện pháp thi cơng mới rất hiệu quả là đào kênh vận chuyển ống và thiết bị dọc tuyến thay vì làm đường cơng vụ dọc tuyến rất khĩ khăn và ảnh hưởng đến tiến độ.

Dự án hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau đã được khởi cơng ngày 29-4-2006. Tổng thầu EPC là Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, các nhà thầu phụ gồm Cơng ty PTSC (đối với phần đường ống trên biển); các cơng ty Lilama 45.1 và PVECC (đối với phần đường ống trên bờ); PVEng (đối với Trạm xử lý khí) và v.v..

Các mốc thời gian chính của quá trình thu gom, vận chuyển và phân phối khí từ đường ống PM3-CAA - Cà Mau như sau:

(1) Ngày 29-4-2007, chính thức tiếp nhận khí vào đường ống sau khi kết thúc giai đoạn thi cơng, lắp đặt và tiền chạy thử;

(2) Ngày 15-5-2007, Nhà máy điện Cà Mau 1 với cơng suất 750 MW chính thức tiếp nhận nguồn khí đầu tiên phục vụ chạy thử;

(3) Ngày 4-4-2008, bắt đầu cung cấp khí cho Nhà máy điện Cà Mau 2 (cơng suất 750 MW);

(4) Ngày 27-12-2008, khởi cơng Nhà máy đạm Cà Mau với cơng suất 800.000 tấn/năm và dự kiến sẽ nhận khí chạy thử vào năm 2011.

Đường ống PM3–Cà Mau đã được Tổng cơng ty Khí Việt Nam nghiên cứu, cải hốn để nâng cơng suất từ 2 tỷ m3 lên 2,2 tỷ m3/năm để cĩ thể vận chuyển hết lượng khí khai thác được cũng như lấy lại phần khí mà phía Petronas đã nhận giúp từ năm 2003. Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã lập kế hoạch thu gom khí từ các mỏ liền kề như mỏ Sơng Đốc (dự kiến năm 2012), mỏ Hoa Mai (năm 2013) và các mỏ Khánh Mỹ, Phú Tân, Rạch Tàu… nhằm bổ sung thêm vào nguồn khí PM3 và Cái Nước hiện tại. Đồng thời, dự án xây dựng hế thống đường ống lơ B - Ơ Mơn để sử dụng nguồn khí khai thác ở khu vực các lơ B&48/95 và 52/97 cung cấp khí cho Khu cơng nghiệp Ơ Mơn (đã động thổ ngày 28-11-2009, dự kiến hồn thành vào năm 2014) cũng sẽ bổ sung một nguồn khí đáng kể cho hệ thống khí PM3-Cà Mau, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng khí của cụm cơng nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau.

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam pot (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)