Triển khai Dự án khí Nam Cơn Sơn

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam pot (Trang 39 - 43)

1. Tại Phịng họp số 4, tầng 2, tịa nhà (cũ) số 22 Ngơ Quyền, quận Hồn Kiếm, Hà Nội.

3.3. Triển khai Dự án khí Nam Cơn Sơn

3.3.1. Dự án đường ống dẫn khí Nam Cơn Sơn

Dự án đường ống dẫn khí Nam Cơn Sơn được tiến hành theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), ký ngày 12-2-2001 giữa Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam, sở hữu 51%, và đối tác nước ngồi là Cơng ty Đường ống khí BP Việt Nam (BP Pipeline Vietnam B.V.), sở hữu 32,67%, Cơng ty Statoil Vietnam A.S., sở hữu 16,33% (cuối năm 2001, Statoil đã chuyển nhượng cho Cơng ty ConocoPhilips). Dự án đường ống khí Nam Cơn Sơn cĩ tổng mức đầu tư giai đoạn I là 504,9 triệu USD và giai đoạn II là 77 triệu USD. Dự án cĩ thời gian hoạt động 35 năm, Cơng ty Đường ống khí BP Vietnam (BP Pipeline Vietnam B.V.) là nhà điều hành trong thời gian xây dựng và 5 năm vận hành đầu tiên.

Quyền điều hành được chuyển giao cho Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam (do PV Gas là đại diện) theo quy định trong hợp đồng, từ ngày 1-1-2008.

Dự án đường ống dẫn khí Nam Cơn Sơn bao gồm:

- Hệ thống đường ống dẫn khí từ cụm mỏ Lan Tây/Lan Đỏ thuộc lơ 06-1 bể Nam Cơn Sơn đến Nhà máy xử lý khí Dinh Cố dài 370 km (đoạn trên bờ dài 8,5 km), đường kính 26 inch (tương đương 660 mm), 2 pha, áp suất 160 bar, cơng suất vận chuyển tối đa là 650-700 triệu feet khối khí/ngày (tương đương 18,4-19,8 triệu m3 khí/ngày).

- Nhà máy tách khí Dinh Cố: gồm các hệ thống cơng nghệ, thiết bị đo lường, điều khiển tự động, điện, cấp thốt nước và một số hạng mục phụ trợ khác. Cơng

suất xử lý trong giai đoạn đầu là 370 triệu feet khối khí/ngày (tương đương 10,5 triệu m3 khí/ngày) và trong giai đoạn mở rộng là 650-700 triệu feet khối khí/ngày (tương đương 18,4-19,8 triệu m3 khí/ngày). Sản phẩm chính của nhà máy là khí khơ (chủ yếu là methan) và condensat.

- Hệ thống đường ống dẫn khí từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ dài 28,8 km, đường kính 30 inch (tương đương 762 mm), 1 pha, cơng suất vận chuyển tối đa là 650-700 triệu feet khối khí/ngày (tương đương 18,4-19,8 triệu m3 khí/ngày).

- Trạm đo đếm khí Nam Cơn Sơn tại Phú Mỹ trước khi giao cho Petrovietnam. Ngồi ra, cịn cĩ cơng trình xây dựng Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ do Petrovietnam/PVGC đầu tư 100%: cơng trình bao gồm các hệ thống lọc, đo lường và kiểm tra chất lượng khí tiếp nhận từ hệ thống khí Nam Cơn Sơn.

3.3.2. Triển khai thi cơng Dự án đường ống khí Nam Cơn Sơn

Tổ hợp nhà thầu, gồm Cơng ty European Marine Contractors (EMC) - Halliburton - Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro được chọn là nhà thầu chính trong việc thi cơng rải đường ống dưới biển. Tổ hợp trên cĩ sử dụng các nhà thầu phụ:

- Cơng ty Bredero Price (Malaixia) thực hiện cơng việc bọc ống. - Cơng ty Van Ootd ACZ B.V. thi cơng rải ống phần tiếp bờ.

- Cơng ty BJ Process & Pipeline Services thực hiện việc kiểm tra, thử thuỷ lực tồn bộ tuyến ống.

Cơng ty Mc. Connel Dowell Constructor (Ơxtrâylia) Pty. Ltd. (viết tắt là Mc. Connel Dowell) được chọn là nhà thầu chính trong gĩi thầu mua sắm và xây dựng, lắp đặt Nhà máy tách khí Dinh Cố và đường ống trên bờ. Cơng ty Mc. Connel Dowell cĩ sử dụng hai nhà thầu phụ nước ngồi là:

- Cơng ty Shenden Uhde Pty. Ltd. (Ơxtrâylia) là thầu phụ thiết kế kỹ thuật cơng trình.

- Cơng ty Fugro Singapore Pte. Ltd. (Xingapo) là thầu phụ tư vấn khảo sát phân tích địa kỹ thuật, mĩng và cọc cơng trình.

Các nhà thầu tư vấn - thiết kế cho Dự án gồm: Cơng ty tư vấn Brown Energy Services - Bres (Mỹ) là đơn vị tư vấn - thiết kế kỹ thuật tổng thể dự án; Cơng ty

JP Kenny (Chi nhánh Malaixia) là nhà thầu phụ thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể cơng trình; Viện Xây dựng cơng trình biển IC Offshore (Việt Nam) thực hiện thẩm tra thiết kế kỹ thuật tổng thể cơng trình.

3.3.3. Trung tâm phân phối khí (GDC) Phú Mỹ

Theo thỏa thuận giữa các Bên tham gia Dự án khí Nam Cơn Sơn, Trung tâm phân phối khí (GDC) Phú Mỹ sẽ do Petrovietnam/PVGC là Chủ đầu tư và trực tiếp chỉ đạo thi cơng xây dựng. Cơng tác xây dựng được bắt đầu từ năm 1999, bằng việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) và Thiết kế tổng thể (FEED) do Cơng ty Brown & Roots (Mỹ) thực hiện năm 2000. Kết quả đấu thầu quốc tế, Cơng ty Daewoo Engineering (Hàn Quốc) được lựa chọn ký Hợp đồng EPC. Cơng tác thiết kế và xây lắp cơng trình được tiến hành từ tháng 8-2001 đến tháng 12-2002. Khi đĩ do hệ thống Nam Cơn Sơn chưa đủ điều kiện vận hành chính thức (vì cịn thiếu trang thiết bị phịng, chống cháy nổ nên chưa được Cơ quan phịng cháy, chữa cháy cấp giấy phép vận hành) nên Cơng ty PVGC đã phải sử dụng khí Bạch Hổ (sau khi nâng áp suất) để chạy thử các thiết bị của GDC Phú Mỹ. Ngày 21-1- 2003, GDC Phú Mỹ đã chính thức tiếp nhận khí Nam Cơn Sơn; và sau đĩ đã vận

Lễ động thổ thi cơng Dự án khí Nam Cơn Sơn được tổ chức tại khu vực xây dựng Nhà máy tách khí Nam Cơn Sơn, Dinh Cố, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

hành thương mại cùng với tồn bộ dự án Hệ thống khai thác và vận chuyển khí Nam Cơn Sơn.

Bên cạnh nhiệm vụ tiếp nhận nguồn khí thiên nhiên khai thác từ mỏ Lan Tây - Lan Đỏ cung cấp cho các nhà máy điện tại Trung tâm điện lực Phú Mỹ, GDC Phú Mỹ cịn phối hợp với Trạm phân phối khí Phú Mỹ của Dự án “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức” điều hịa 2 nguồn khí Bạch Hổ và Nam Cơn Sơn bảo đảm cung cấp khí liên tục cho cụm cơng nghiệp điện - đạm Phú Mỹ với hiệu quả cao nhất.

Vào thời điểm năm 2010, GDC Phú Mỹ vận hành với cơng suất vận chuyển và phân phối tới 20 triệu m3 khí/ngày đêm; là đầu mối tiếp nhận tồn bộ lượng khí tự nhiên của Hệ thống khí Nam Cơn Sơn từ mỏ Lan Tây, lơ 06-1 và mỏ Rồng Đơi, lơ 11-2 vận chuyển về bờ để cung cấp cho Trung tâm điện lực Phú Mỹ (với tổng cơng suất lắp đặt lên tới 3.300 MW) gồm các nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1 và Phú Mỹ 2.1 - mở rộng, Phú Mỹ 4 của Tập đồn EVN; các nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 (BP) và Phú Mỹ 2.2 (EDF) và Nhà máy đạm Phú Mỹ.

Sau khi Dự án đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước được đưa vào sử dụng năm 2008, từ GDC Phú Mỹ, dịng khí tự nhiên khai thác từ bể Nam Cơn Sơn cịn được cấp cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 (450 MW) và tiếp theo là Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 (750 MW).

Ngày 31-5-2001, tại khu vực Nhà máy tách khí Nam Cơn Sơn ở Dinh Cố, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lễ động thổ thi cơng Dự án Khí Nam Cơn Sơn đã được tiến hành.

Sau hơn một năm khẩn trương thi cơng xây dựng, ngày 26-11-2002, dịng khí đầu tiên từ mỏ Lan Tây đã được đưa vào bờ. Và ngày 21-1-2003, cơng trình đường ống Nam Cơn Sơn đã chính thức đưa vào vận hành theo hai chế độ: chế độ cĩ phĩng thoi định kỳ để đẩy chất lỏng (với lưu lượng khí thấp) và chế độ vận hành khơng phĩng thoi (với lưu lượng khí lớn trên 7 triệu m3/ngày). Ngày 25-4-2003, tồn bộ dây chuyền khí Nam Cơn Sơn được vận hành chính thức.

Ngày 26-3-2004, theo đề nghị của Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký ban hành Quyết định số 46/2004/QĐ-TTg về việc ban hành “Quy chế bảo đảm an tồn hệ thống Đường ống vận chuyển khí trên đất liền”. Quy chế đã quy định rõ hành lang an tồn, khu vực ảnh hưởng của tuyến ống dẫn khí đối với các hoạt động kinh tế - xã hội nơi tuyến ống đi qua. Đồng thời, Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, người vận hành, cơ quan chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo vệ an tồn cho cơng trình khí.

Một phần của tài liệu Lịch sử ngành dầu khí Việt Nam pot (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)