Các nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

1.4.1.1. Các yêu cu ca WTO v xut khu nông sn

Hip định Nông nghip ca WTO:Các quốc gia là thành viên của WTO cần tuân thủ các quy định của WTO về XK nông sản (được thể hiện trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO), trong đó tập trung vào 3 nội dung chính:

+ Tiếp cận thị trường: bao gồm các quy định về cắt giảm thuế, thuế quan hóa các rào cản phi thuế quan và cam kết mở cửa thị trường tối thiểu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tiềm năng về XK nông sản, có điều kiện mở rộng thị trường. Do tác động của quá trình thuế hóa và cắt giảm thuế quan, các nước đang phát triển sẽ có điều kiện thâm nhập nhiều hơn vào thị trường các nước phát triển. Đồng thời, việc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan sẽ khiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp công khai, minh bạch và có tính dự đoán cao hơn.

+ Hỗ trợ trong nước: Hiệp định Nông nghiệp đã phân các biện pháp hỗ trợ

trong nước có yêu cầu được miễn trừ cam kết cắt giảm cần phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản là các biện pháp đó không có tác động bóp méo thương mại và ảnh hưởng đến sản xuất. Trong đó, các biện pháp như trợ giá và các thanh toán trực tiếp là những biện pháp có ảnh hưởng đến thương mại hàng nông sản trên thị trường quốc tế và phải được cắt giảm. Các biện pháp hỗ trợ gồm những chính sách hỗ trợ chung cho ngành nông nghiệp, không hoặc rất ít bóp méo giá trị thương mại và được coi là các biện pháp bảo hộ phù hợp.

+ Trợ cấp XK: Những khoản chi của Chính phủ hoặc những khoản đóng góp

tài chính của các Chính phủ cho các nhà sản xuất hay XK để họ XK hàng hóa hay dịch vụ được gọi là trợ cấp XK. Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO quy định các quốc gia phải cắt giảm các trợ cấp XK để đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế hàng nông sản.

Tuy nhiên, Hiệp định Nông nghiệp của WTO có các ưu đãi đối với các thành viên là các nước đang phát triển, theo đó các nước đang phát triển và chậm phát triển

sẽ được hưởng một số ưu đãi về hỗ trợ trong nước, trợ cấp XK và một số đối xử đặc biệt và khác biệt.

Các bin pháp phi thuế quan khác trong khuôn kh WTO có liên quan đến hàng nông sn: bao gồm các biện pháp chủ yếu như:

+ Bộ Tiêu chuẩn lương thực của FAO: gồm 13 chương trong đó chủ yếu đưa ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc thực phẩm trong quá trình chế biến sản phẩm, bán sản phẩm, nguồn nguyên liệu cũng như quá trình phân phối tới người tiêu dùng. Luật thực phẩm cũng đưa ra qui định về thực phẩm biến đổi gien, phụ gia thực phẩm, tồn dư hóa chất, sự nhiễm bẩn, dán nhãn, phương thức phân tích và lấy mẫu. Mục tiêu là nhằm thực hiện tiêu chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, bảo quản để ngăn chặn tác hại do thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra.

+ Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)

+ Hiệp định của WTO về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT): Hiệp định tập trung vào hai nội dung chính: chuẩn mực kỹ thuật và tiêu chuẩn từ khâu đóng gói, dán nhãn mác hay nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đến các thủ tục kiểm tra quy cách của sản phẩm. Mục đích của Hiệp định là làm sao để các quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thử nghiệm, công nhận không gây ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại.

1.4.1.2. Đặc đim th trường nhp khu

Nhu cầu của thị trường NK: Hoạt động XK là hoạt động bán hàng hóa và

dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì thế XK không chỉ phụ thuộc vào nhóm nhân tố bên trong quốc gia XK mà còn phụ thuộc vào những nhân tố thuộc về quốc gia NK. Môi trường sống, các phong tục tập quán, thói quen…là các nhân tố quyết định đến sở thích, thị hiếu người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau lại có sở thích và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Đối với mặt hàng nông sản, đây là mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào khẩu vị và thói quen tiêu dùng, đồng thời nhu cầu về nông sản có thể tăng giảm theo xu hướng tiêu dùng như: tăng sử dụng các loại nông sản có lợi cho sức khỏe, tăng sử dụng nông sản trái vụ, sử dụng nhiều nông sản vì mục đích ăn kiêng…Cần phải tìm hiểu thị hiếu và sở thích người tiêu dùng cùng với những xu hướng tiêu dùng nông sản trên thị trường đó nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của thị trường.

Cơ chế, chính sách của quốc gia NK: Cũng như các lĩnh vực khác, trong nông

nhập vào thị trường của mình. Trong thương mại hàng nông sản, ngoài thuế quan, các biện pháp phi thuế quan thường được sử dụng để điều tiết việc NK nông sản. Mặt hàng nông sản NK vào một quốc gia có thể được điều chỉnh và bị chi phối bởi một hệ thống các luật sau đây: luật kiểm soát ngoại hối và ngoại thương, luật và quy định liên quan đến hàng cấm, luật và quy định liên quan đến kiểm dịch của Chính phủ, các thủ tục hải quan, các quy định về thuế, luật về trách nhiệm sản phẩm…Nếu quốc gia NK có một hệ thống luật thông thoáng đối với các nhà XK nông sản, các rào cản thương mại như chính sách thuế và các công cụ phi thuế quan không quá khắt khe, thì sẽ tạo điều kiện cho mặt hàng nông sản của nước XK dễ dàng thâm nhập vào thị trường NK. Ngược lại, sẽ tạo nên áp lực hạn chế hoạt động XK nông sản của quốc gia XK. Mặt khác để không gặp phải những khó khăn khi đưa hàng nông sản thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp XK nông sản cần chủ động tìm hiểu về hệ thống luật pháp, đặc biệt là các quy định về chất lượng và kỹ thuật đối với hàng nông sản. Nếu những quy định này là hợp lý (ví dụ như các quy định về sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) thì các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Ngược lại, nếu những quy định này thiếu hợp lý do quốc gia NK muốn bảo hộ ngành sản xuất trong nước thì nước XK cần nhanh chóng đàm phán với nước NK để rỡ bỏ.

1.4.1.3. Bi cnh chung ca th trường quc tế

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường quốc tế có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động XK của một quốc gia. Các yếu tố cơ bản của thị trường quốc tế như:

-Tình hình chính trị thế giới ổn định hay bất ổn. -Tình hình kinh tế thế giới

-Xu hướng tự do hóa thương mại đang diễn ra ở quy mô rộng và có chiều sâu hơn, thể hiện ở các hiệp định song phương và đa phương vẫn tiếp tục được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia

-Hoạt động thương mại quốc tế trên toàn thế giới -Các biến động của thị trường nông sản thế giới…

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)