1.1.3.1. Khái niệm sản phẩm
Philip Kotler [24] định nghĩa sản phẩm là một thứ có thể chào bán trên thị
trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả mãn được một mong muốn hay
nhu cầu. Những sản phẩm được mua bán trên thị trường bao gồm hàng hoá vật chất,
dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng... Khi lập kế hoạch chào hàng hay sản phẩm của mình nhà kinh doanh cần duy nghĩ đầy đủ về năm mức độ của sản phẩm, đó là: Mức cơ bản là ích lợi cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua. Mức thứ hai là sản phẩm chung chính là dạng cơ bản của sản phẩm đó. Mức độ thứ ba người kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Mức độ thứ tư, người kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức là một sản phẩm bao gồm những dịch vụ và ích lợi phụ thêm làm sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh ngày nay chủ yếu diễn ra ở mức độ hoàn thiện
sản phẩm. Việc hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi người kinh doanh phải xem xét toàn bộ hệ thống tiêu thụ. Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đó cuối cùng có thể nhận được trong tương lai.
Các điều kiện kinh tế, các chiến lược kinh doanh, những mong muốn của khách hàng, các điều kiện cạnh tranh và nhiều yếu tố khác nữa có thể xác định nên những thứ tạo thành sản phẩm một cách hợp lý.
1.1.3.2. Khái niệm và đặc điểm hàng nông sản
a. Khái niệm hàng nông sản
Có nhiều quan niệm về nông sản (hàng nông sản):
Theo quan điểm của Việt Nam, nông sảnlà sản phẩm của nông nghiệp, hay nói
cách khác nông sản là sản phẩm của người nông dân sản xuất qua các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy hải sản... Sản phẩm nông nghiệp bao gồm các sản phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi cụ thể là nhóm mặt hàng rau củ quả, các loại sản phẩm nguyên cốc như: gạo, ngô, sắn, các sản phẩm từ thịt trứng… Như vậy theo quan điểm của Việt Nam, nông sản hàng hóa chỉ bao gồm các sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ cây trồng, vật nuôi chứ không bao gồm các sản phẩm chế biến từ cây trồng vật nuôi đó như: bánh kẹo, rượi bia.
Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) lại có quan điểm cho rằng: Nông sản là tập
hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng nguyên cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả1.
- Nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới bao gồm: các sản phẩm chủ yếu như Cà phê, ca cao, chè đường, chuối, các loại quả có múi, hạt tiêu.
- Nhóm hàng nguyên cốc và sắn bao gồm: Lúa mỳ, lúa gạo, các loại ngũ cốc (kê, ngô…) và sắn.
- Nhóm thịt bao gồm: các sản phẩm chủ yếu như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và các loại thịt khác.
- Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu bao gồm: các sản phẩm chủ yếu như các loại hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng dương...), các loại dầu thực vật và chất béo (dầu đỗ tương, dầu cọ dầu cải, dầu hướng dương, ...)
- Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa bao gồm: bơ, phomat, và các sản phẩm là phomat.
- Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô gồm: bông đay, sợi, cao su thiên nhiên, các loại da thú.
- Nhóm hàng rau quả bao gồm: các loại rau, củ và quả (không phải là các loại quả nhiệt đới).
- Nhóm hàng đồng vật sống (không tính các loại động vật hoang dã và quý hiếm)
Theo định nghĩa của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, sản phẩm nông sản, đôi khi được
đề cập như là các sản phẩm thực phẩm và sợi bao gồm tập hợp nhiều mặt hàng khác nhau từ các sản phẩm chưa chế biến như đậu tương, lúa gạo, bông thô, tới các thực phẩm đăng qua chế biến và có giá trị như xúc xích, bánh ngọt, kem,bia, rượu, và các đồ gia vị được bán trong các cửa hàng bán lẻ hoặc nhà hàng2. Một số sản phẩm được sản xuất từ cây trồng và động vật nhưng không được coi là hàng nông sản bao gồm: sản phẩm sợi cotton, sợi chỉ, vải, sợi dệt, quần áo, và các sản phẩm trang trí làm bằng da, thuốc lá điếu, rượu mạnh. Tuy nhiên những sản phẩm này vẫn được đưa vào cơ sở dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ bên cạnh những sản phẩm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như hóa chất nông nghiệp, phân bón, máy móc nông nghiệp.
Theo quan điểm của WTO, trong thương mại, hàng hóa được chia thành 2 nhóm
chính là nông sản và phi nông sản, trong đó nông sản bao gồm một phạm vi rất rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp, như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, chè, hạt điều, hồ tiêu, rau quả tươi…
- Các sản phẩm nông nghiệp phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…
- Các sản phẩm chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: bánh kẹo, các sản phẩm từ sữa, rượu bia, thuốc lá, bông xơ…
Như vậy, có thể thấy quan niệm về nông sản của FAO, Bộ Thương mại Hoa Kỳ và WTO là tương đồng, trong khi quan niệm của Việt Nam lại có sự khác biệt. Cụ thể, trong cách phân loại có tính chất tương đối ở Việt Nam thì sản phẩm nông nghiệp (nông sản) được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp; còn các sản phẩm chế biến hàng nông lâm thủy sản lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp. Ngược lại, WTO và phần còn lại của thế giới lại quan niệm nông sản bao gồm toàn bộ các sản phẩm từ chương 1 đến chương 24 (trừ
cá và các sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong hệ thống thuế mã HS của Việt Nam. Nghĩa là nông sản không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
Trong khuôn khổ luận án, tác giả luận án lựa chọn khái niệm nông sản theo quan điểm của WTO, Sản phẩm nông nghiệp (nông sản) là sản phẩm có nguồn gốc từ
nông nghiệp, được sản xuất và cung ứng nhằm mục đích thương mại, bao gồm các sản
phẩm được người nông dân trực tiếp sản xuất ra và những thực phẩm chế biến có
nguồn gốc từ nông nghiệp.
b. Đặc điểm của hàng nông sản
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm nông sản là quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. Ngoài ra do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí hậu, thời thiết. Nếu năm nào, khu vực nào có mưa thuận gió hòa, thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, hàng nông sản sẽ tràn ngập trên thị trường và giá rẻ. Ngược lại, nếu năm nào, khu vực nào có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì hàng nông sản sẽ khan hiếm và có chất lượng không cao nhưng giá cao.
Chất lượng hàng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. Các quốc gia phát triển ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng NK về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ... Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến rất quan trọng vì: Giá cả hàng nông sản XK phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến. Chính vì vậy, đề nâng cao giá hàng nông sản XK thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, với tính chất dễ ẩm, mốc, biến chất của hàng nông sản buộc các doanh nghiệp tham gia XK phải quan tâm tới điều khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này sẽ quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh.
Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng của cùng một mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về
cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác nhau. Chẳng hạn: Đối với mặt hàng gạo, trên thị trường thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính, mỗi loại gạo trên lại có thể phân chia thành hai hay nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường riêng. Cụ thể: thị trường châu Âu và quen tiêu dùng gạo ngon, hạt dài song thị trường châu Á lại quen tiêu dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài. Thị trường châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao song loại gạo này lại không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung đông quen tiêu dùng gạo thâm, thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp.
Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản nó có thể được ưa thích ở thị trường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với một quốc gia vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vài trò quan trọng hàng đầu trong hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.…
1.1.3.3. Sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực
Từ “chủ lực” (driving force) bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự, với nghĩa là lực lượng chính, giữ vị trí nòng cốt, có tính chất quyết định. Lực lượng này được sử dụng khi giải quyết các mục tiêu chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến toàn cục. Đặc trưng của lực lượng chủ lực là tập trung với số lượng lớn, được huấn luyện chính quy, hiện đại, có khả năng tác chiến với quy mô lớn. Trong kinh tế, kinh doanh, thường hay gặp thuật ngữ “sản phẩm chủ lực” (tiếng Anh: key/main/major products) với nghĩa là sản phẩm chính, chủ yếu của một doanh nghiệp/địa phương/vùng lãnh thổ/quốc gia, giữ vị trí trọng yếu về sản lượng tiêu thụ, doanh thu hoặc tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp. Trong các tài liệu của Việt Nam, có thể thấy một số quan niệm về sản phẩm chủ lực như sau:
- Sản phẩm chủ lực là sản phẩm giúp gia tăng kim ngạch XK và chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thúc đẩy XK dịch vụ cũng như tạo điều kiện đẩy nhanh áp dụng công nghệ vào sản xuất theo phương châm tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm làm trọng tâm (Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, trong Quyết định 21/2001/QĐ – BKHCNMT về Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm XK và các sản phẩm chủ lực).
- Sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, tiềm năng thị trường lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế (Chương trình Phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2002 – 2005).
- Sản phẩm có sức cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và XK, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao, có vai trò quan trọng, then chốt trong việc đạt được mục tiêu của một thời kỳ nhất định (Quy chế Đánh giá, xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội, 2006).
- Theo Tác giả Võ Thanh Thu: sản phẩm chủ lực là sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phải khai thác được lợi thế của địa phương/quốc gia; mang tính đặc trưng cho địa phương/quốc gia; phải có sự lan tỏa đến các ngành khác, sản phẩm khác, kéo chúng cùng phát triển…
Như vậy, có thể hiểu sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn và có năng lực cạnh tranh cao, đồng thời có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng của một quốc gia, địa phương hay một vùng lãnh thổ.
Từ các phân tích trên về nông sản và sản phẩm chủ lực, có thể đưa ra quan niệm về nông sản XK chủ lực của một quốc gia như sau: Nông sản XK chủ lực của một quốc
gia là sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp mà quốc gia đó có khả năng sản xuất và
XK với quy mô lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng XK của quốc gia, có năng
lực cạnh tranh (lợi thế cạnh tranh) cao trên thị trường quốc tế, có thị trường XK rộng
lớn và có khả năng phát triển lâu dài.
Với quan niệm như vậy, nông sản XK chủ lực có một số đặc điểm sau:
- Nông sản XK chủ lực của quốc gia là sản phẩm mà quốc gia đó có khả năng sản xuất và XK với quy mô lớn và có tính đồng nhất cao. Nói cách khác, nông sản XK chủ lực phải được tổ chức sản xuất ở quy mô tập trung để có thể đảm bảo cung ứng cho thị trường với quy mô lớn, đồng thời chất lượng và các tính chất của sản phẩm phải đảm bảo có sự đồng nhất giữa các cá thể. Nông sản không thể trở thành mặt hàng XK chủ lực nếu được sản xuất và cung cấp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún và có tính cá biệt cao, bởi như vậy sẽ không thể có năng lực cạnh tranh tốt và có thị trường XK rộng lớn.
- Nông sản XK chủ lực của quốc gia phải có năng lực cạnh tranh quốc tế. Nông sản XK chủ lực phải là những sản phẩm có chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật… đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng XK tốt, chiếm được ưu thế cạnh tranh với các quốc gia XK khác. Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, cạnh tranh giữa các quốc gia trong XK hàng hóa là tất yếu và càng ngày càng phức tạp về mức độ và cách thức, do vậy, nông sản XK chủ lực của một quốc gia nhất thiết phải có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế để có thể tồn tại và phát triển một cách lâu dài, bền vững.
- Nông sản XK chủ lực của quốc gia thường mang tính đặc trưng cho quốc gia mà sản phẩm của quốc gia khác không có hoặc không thể sánh kịp. Xuất phát từ những lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong sản xuất nông sản như vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phương thức sản xuất, canh tác… nên nông sản XK của một quốc gia thường mang tính đặc trưng, và tính đặc trưng đó có thể là điểm hấp dẫn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của quốc gia đó thay vì của các đối thủ cạnh tranh (quốc gia) khác. Đây được coi là lợi thế cạnh tự nhiên của nông sản XK chủ lực của quốc gia, đồng thời góp phần tạo nên hình ảnh/biểu tượng của quốc gia, thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế.
- Nông sản XK chủ lực phải là sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường. Nông sản XK chủ lực là sản phẩm có quy trình sản xuất, khai thác, chế biến an toàn, thân thiện với môi trường, đảm bảo tính bền vững trong sản xuất và XK. Đồng thời, trong xu thế hiện nay khi các hàng rào kỹ thuật trong XNK hàng nông sản đang ngày càng được sử dụng nhiều trong buôn bán quốc tế, thì những sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường và khai thác bền vững các yếu tố tài nguyên càng có cơ hội cao