Các nhân tố trong nước có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến quá trình xây dựng, thực thi cũng như lãnh đạo, kiểm soát và điều chỉnh chiến lược marketing XK nông sản quốc gia. Các nhân tố cơ bản bao gồm:
1.4.2.1. Quan điểm của Chính phủ vềxuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
Nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay nhìn nhận XK như là một động lực cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế, và lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế hướng về XK, theo đó tập trung khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới. Thông thường, các nước đang phát triển lựa chọn việc khai thác những thế mạnh khả dĩ có lợi thế so sánh là nguồn lao động dồi dào giá rẻ, tài nguyên khoáng sản và nông sản. Từ quan điểm định hướng XK và coi XK là động lực để tăng trưởng, toàn bộ hệ thống chính sách đều chủ yếu nhằm khuyến khích việc tăng cường XK với nguyên lý chung là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi hơn nếu bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Các biện pháp khuyến khích thường bao gồm:
- Nhà nước trực tiếp tác động bằng cách đưa ra danh mục những mặt hàng ưu tiên, giảm hoặc miễn trừ thuế NK, các loại vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phục vụ cho sản xuất hàng XK hoặc trực tiếp trợ cấp cho các loại hàng hoá XK.
- Nhà nước gián tiếp can thiệp qua các công cụ điều tiết về tài chính, tiền tệ, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động XK hướng ra thị trường thế giới. Các biện pháp thuộc loại này bao gồm: đánh tụt giá đồng tiền nội địa nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế; cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi hơn cho hoạt động sản xuất XK; cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế và pháp lý; xây dựng các khu chế xuất; khuyến khích đầu tư nước ngoài; trợ giúp đào tạo nhân lực; tổ chức các cơ sở nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và khuyến khích việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, giá cả, tổ chức hệ thống marketing quốc tế, trước hết là hệ thống các cơ quan đại sứ ở nước ngoài…
- Đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất và XK hàng hóa.
Nhìn chung, quan điểm của Chính phủ về XK và thúc đẩy XK có ảnh hưởng đến việc xác lập mục tiêu của chiến lược XK cũng như các biện pháp, công cụ và nguồn lực để tổ chức thực hiện chiến lược XK của quốc gia đó.
1.4.2.2. Năng lực và trình độ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
đến xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc gia
Công tác xây dựng chiến lược marketing XK nông sản quốc gia bao gồm nhiều nội dung hoạt động khác nhau, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Năng lực và trình độ của các cơ quan này
ảnh hưởng đến chất lượng của chiến lược marketing được hoạch định. Thực tế cho thấy, trong điều kiện môi trường xuất khẩu quốc tế có nhiều biến động, xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu ở tầm vĩ mô đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin dự báo cập nhật, chính xác và đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, đồng thời đòi hỏi năng lực và trình độ của những người trực tiếp soạn thảo và đóng góp ý kiến vào chiến lược này.
1.4.2.3. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với địa phương và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc gia
Một khuôn khổ thể chế hóa từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản chủ lực xuất khẩu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu nông sản chủ lực quốc gia. Cần có sự thống nhất hai chiều từ trên xuống dưới (từ cơ quan QLNN trung ương đến địa phương và doanh nghiệp) và từ dưới lên trên (theo chiều ngược lại) trong định hướng chiến lược, các giải pháp thực thi và phân bổ nguồn lực cho thực thi chiến lược. Chiến lược cấp quốc gia phải là căn cứ để các địa phương xây dựng chiến lược cho địa phương mình, đồng thời các doanh nghiệp phải căn cứ vào định hướng chiến lược của cơ quan cấp trên để đưa ra mục tiêu và giải pháp phù hợp nhất với bối cảnh chung.
1.4.2.4. Hệ thống tổ chức, quản lý và thực thi chiến lược của quốc gia và địa phương
Để công tác xây dựng chiến lược đạt hiệu quả, cần quán triệt các quan điểm cơ bản là: (1) chiến lược phải được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, đánh giá và dự báo sự thay đổi của môi trường; (2) quá trình xây dựng chiến lược cần có sự tham gia của các bên liên quan ở cả 3 cấp: trung ương, địa phương và doanh nghiệp và (3) xây dựng chiến lược phải gắn với nguồn lực của quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.
Quá trình hoạch định chiến lược marketing XK nông sản quốc gia cần xác định rõ: cơ quan nào chịu trách nhiệm soạn thảo, cơ quan nào chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, cơ quan nào cần xin ý kiến tham vấn, cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát kết quả… Cần xác định rõ cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến quá trình xây dựng chiến lược cả theo chiều dọc (trung ương – địa phương – doanh nghiệp) và chiều ngang (cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp – cơ quan quản lý nhà nước về thị trường và xuất khẩu – cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở hạ
tầng, thông tin, đất đai..). Đồng thời, lộ trình, bước đi và khung thời gian cần được xác định một cách rõ ràng và cần phải được tuân thủ một cách chặt chẽ để có được kết quả tốt nhất. Cần theo dõi, đánh giá thường xuyên quá trình xây dựng chiến lược để có sự điều chỉnh cần thiết. Đồng thời, cần nâng cao trách nhiệm giải trình dựa trên các thông tin phản hồi để đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan là chặt chẽ và hiệu quả nhất.
1.4.2.5. Nguồn lực dành cho xây dựng và thực thi chiến lược marketing XK nông sản quốc gia
Nguồn lực dành cho xây dựng và thực thi chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc gia bao gồm:
- Nguồn lực con người: cần huy động các chuyên gia có kinh nghiệm, có năng lực về hoạch định chiến lược
- Nguồn lực tài chính, ngân sách dành cho xây dựng và thực thi chiến lược - Nguồn lực thông tin: hệ thống thông tin và dự báo về thị trường thế giới, tình hình sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực, thông tin về thương vụ, thông tin về đối tác và thị trường NK…
- Nguồn lực về công nghệ và công cụ hoạch định và thực thi chiến lược… Các yếu tố trên, đặc biệt là các yếu tố trong nước mang tính chủ quan có ảnh hưởng đến sự thành công trong xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản của quốc gia.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC
CỦA CHDCND LÀOĐẾN 2020
2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào
Ngày 2-12-1975, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân Lào đã lật đổ chế độ Quân chủ lập hiến, lập nên nước CHDCND Lào. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng NDCM Lào, nhân dân Lào đã phát huy truyền thống anh hùng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Các mục tiêu kinh tế - xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Ðảng NDCM Lào kiên định, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Đảng và Chính phủ của Lào chú ý tập trung tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hơn 35 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001- 2005) và kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010), dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn, điều đó được thể hiện như sau:
Nền kinh tế phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên và được thể hiện thông qua các giai đoạn thực hiện kế hoạch (từ 1996 đến 2014).
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư Lào 6.2 6.5 7.9 8.08 8.29 0 2 4 6 8 10 1996 - 2000 2001-2005 2006 - 2010 2011-2012 2012-2013
Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào tăng dần đều, là do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài vào nền kinh tế của Lào.
Giai đoạn1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng của Lào đạt 6,2%, là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á diễn ra trong khu vực năm 1997 làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Lào. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế Lào, đặc biệt ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung như lạm phát cao, đồng tiền nội địa mất giá, thâm hụt tài chính và thương mại ở mức cao. Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lên hệ thống tài chính quốc gia đến nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặt khác, thậm chí ngay khi cuộc khủng hoảng còn đang diễn ra, tăng trưởng GDP vẫn rất mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tới 6,5% (2001 - 2005). Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, đóng góp GDP chủ yếu từ khu vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP xuống mức 50,1% năm 2002, trong khi đó, sản lượng của sản xuất công nghiệp tăng từ 16,7% lên 25,3% và khu vực dịch vụ từ 23,5% lên 26,4%.
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010) thấy rằng kết quả thực hiện ở mức tăng trưởng rất cao, những mục tiêu quan trọng phần lớn đạt kết quả khá tốt, mức độ sản xuất và dịch vụ được phát triển làm cho cơ cầu nền kinh tế quốc gia có thế mạnh hơn trước. Tỷ lệ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) đạt 7,9 %/năm, Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2009 - 2010 đạt 54.282 tỷ kíp so với giai đoạn năm 2004 - 2005 tăng lên 1,89 lần.
Giai đoạn 2011 - 2012, nước Lào đã tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị quan trọng, như Ðại hội Ðảng lần thứ IX, bầu cử QH khóa VII, Kỳ họp thứ nhất QH Lào khóa VII; thông qua cơ cấu bộ máy tổ chức của Quốc hội, Chính phủ và bầu các chức danh chủ chốt. Trong giai đoạn này, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.220 USD/người, mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 7%/năm. Trong năm tài chính 2011- 2012: nền kinh tế đạt kết quả khả quan, GDP tăng khoảng 8,1%; xuất khẩu đạt 1,976 triệu USD, nhập khẩu 2,323 triệuUSD; tỷ lệ lạm phát trung bình 7,4%, tỷ giá hối đoái ổn định ở mức 8.029,99kíp/USD; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2.713,35 triệu USD; số hộ gia đình nghèo giảm còn 18,96% so 20,4% của năm tài chính 2010 -2011.
Năm 2013 nền kinh tế thế giới phát triển giảm đần, nhưng kinh tế CHDCND Lào lại phát triển ở mức cao tăng lên tới 8,29%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.349,2 USD tăng lên 11,7% so với năm 2012. Trong đó, Ngành nông nghiệp phát triển ở mức 2,8% chiếm 26,7% của GDP, đóng góp mức tăng trưởng GDP 0,8%. Ngành công nghiệp 14,4% chiếm 29,6% của GDP, đóng góp mức tăng trưởng GDP 3,91%. Ngành
dịch vụ phát triển ở mức GDP 3,09%.
Về đầu tư: Trong triển chính thức (ODA), đ trọng trong tăng trưởng G
Đến giai đoạn 200 FDI trung bình đạt 17.17 lên gấp 2 lần.
Năm 2013tổng vốn đ năm 2012. Thu hút vốn đầ 1.254,8 triệu USD. Trong đ thứ hai là năng lượng điện USD (7 dự án), tổng giá t 27% so với năm 2012, các Thu hút vốn ODA, có 1.04 Biểu đồ 2.2. Tổng vố Về lạm phát: Cùn phát cao, và mất giá đồn đòi vào thời điểm quyết đ kỳ (2005 – 2010 ) CHDC hơn 10%), tỷ lệ lạm phát đó giảm xuống từ 4 - 5%
3 nguồn: Tình hình kinh tế vĩ mô
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2005 2006 818.82 1,245.3 c 8,1% chiếm 37,8% của GDP, đóng góp m g suốt thời kỳ tiền khủng hoảng, bên cạnh
), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng GDP.
006 - 2010 đầu tư cả ODA và FDI đạt 62. 174 tỷ kíp so với triển khai thực hiện kế h n đầu tư thực hiện đạt 18.547,25 tỷ kíp, g ầu tư nước ngoài (FDI) có 62 dự án với tổn ng đó đầu tư vào khai thác khoáng sản 363 tr
n lực 768,3 triệu USD (9 dự án), và ngành á trị phê duyệt dự án trong ngành khoáng s
ác nước đầu tư nhiều nhất là Trung Quốc, Vi .046,03 triệu USD tăng 16,27% so với năm 20
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của
Nguồn:Cục Xúc tiến Đầu tư, Bộ
ùng với sự bất ổn định của kinh tế vĩ mô b ng tiền kíp. Cung tiền tăng nhanh cùng vớ t định là những lý do căn bản khiến lạm phá CND Lào có thể quản lý lạm phát theo kế h át trong năm đầu tiên của kỳ kế hoạch (2005 % trong 4 năm tiếp theo.
ô của Lào năm 2013, tháng 6/2014 2007 2008 2009 2010 2011 2 .31 2,699.69 1,602.64 844.21 4,312.89 1,882.19 2,7
p mức tăng trưởng của nh nguồn hỗ trợ phát ũng đóng vai trò quan 2.000 tỷ kíp trong đó hoạch lần thứ V tăng , giảm 33,27 % so với ng vốn đầu tư đăng ký triệu USD (41 dự án), h nông sản 123,5 triệu sản và nông sản giảm Việt Nam và Thái Lan. ă 2012.3
Đơn vị: Triệu USD
ủa CHDCND Lào
ộ Kế hoạch và Đầu tư
biểu hiện ở tỷ lệ lạm ới các khoản nợ khó hát tăng cao. Đến thời hoạch (kế hoạch là ít 05 -2006 ) đạt 8% sau
2012 2013
,713.35
Năm 2013 tỷ lệ lạm phát ở mức 4,26%. Tình hình trị giá hối đoái trong thời gian qua thấy rằng có xu hướng mạnh đồng đều từng năm từ năm 2006 đến thời gian hiện nay. Trong năm 2013 trị giá hối đoái đồng kíp và đô la Mỹ ở mức trung bình là 8.013,78 kíp/ 1 đồ la mạnh lên 0,20% so với năm 2012 thể hiện trong (biểu đồ 2.3.)
Biểu đồ 2.3. Trị giá hối đoái CHDCND Lào 2003 - 2013
Nguồn: Ngân hàng quốc giaLào
Về chính sách thuế quan: Chính phủ tiến hành hàng loạt những biện pháp,
chính sách quan trọng bao gồm tăng lợi nhuận từ thuế và chi phí thuế, sửa đổi ngân sách và quản lý chi tiêu chặt chẽ thông qua việc giảm các khoản chi hành chính không thực sự cần thiết và bãi bỏ một số dự án. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là giảm dần, tiếp theo là ngừng hẳn việc chi từ ngân sách thông qua khu vực ngân hàng, thay bằng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu ngân hàng Trung ương nhằm thu hút phần tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh các chính sách về tiền tệ và tài chính, những chính sách tập trung vào thương mại cũng góp phần quan trọng trong quá trình tái ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua quản lý nhập khẩu, ưu tiên những hàng hóa góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo những nhu cầu cơ bản liên quan đến sản xuất và dịch vụ, khuyến khích thay thế nhập khẩu. Cùng lúc đó Chính phủ Lào cũng nỗ lực tìm kiếm những thị trường xuất khẩu hàng hóa và tăng cường các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Những biện pháp này rõ ràng đã duy trì được trạng thái ổn định của kinh tế vĩ mô từ năm 2000 với mức độ lạm phát một con số. Các tài khoản tiền gửi và