Sự cần thiết xây dựngchiến lược marketingxuất khẩuhàng nông sản chủ

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của một quốc gia có thể coi là toàn bộ các logic tiếp thị thương mại XK hàng nông sản chủ lực, mà nhờ vào đó giúp cho quốc gia XK đạt được những kết quả mong muốn trong XK hàng nông sản chủ lực của quốc gia đó, tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng nông sản XK trên thị trường XK mục tiêu trong một khoảng thời gian dài hạn nhất định.

Chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực của một quốc gia có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Một chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực được xây dựng hợp lý và thực hiện một cách hiệu quả ở tầm mức quốc giasẽ tạo ra những động lực và những nhân tố mới thúc đẩy xuất khẩu trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt. Sự cần thiết và vai trò của chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực của một quốc gia thể hiện ở những khía cạnh sau:

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực của một quốc gia, đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và

góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động, đặc biệt là nông dân, nâng cao mức sống của người dân, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở bất cứ quốc gia nào, người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường ở vị trí bị động, dễ bị tổn thương, yếu nhất trong số các phần tử cấu thành chuỗi sản xuất - kinh doanh nông nghiệp. Chính vì vậy, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập và đời sống của họ sẽ tạo ra tác động kinh tế xã hội to lớn, không chỉ góp phần phát triển XK mà cũng làm cho thị trường trong nước phát triển sôi động hơn.

Chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực của một quốc gia là một tổng thể bao gồm các mục tiêu XK dài hạn, sự phân tích và đánh giá thực trạng và tiềm năng XK các mặt hàng nông sản chủ lực, cùng những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh đầy biến động, từ đó xây dựng nên hệ thống các chính sách, biện pháp và điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực của quốc gia trên thị trường quốc tế, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của quốc gia, mở rộng và củng cố thị trường xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững. Chính vì vậy, chiến lược này góp phần phát triển xuất khẩu theo hướng khai thác lợi thế so sánh, phát triển bền vững theo hướng bền vững, hiệu quả vì xác định rõ cặp thị trường - sản phẩm (sản phẩm nào XK sang thị trường nào) chứ không chỉ dừng ở việc sản xuất ra rồi cố gắng xuất khẩu.

Chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực của quốc gia cung cấp căn cứ, cơ sở để xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực cấp quốc gia. Đó là những mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường XK, thể hiện qua kim ngạch XK tăng trưởng ổn định, nhu cầu của nhà NK lớn, ổn định, lâu dài; kim ngạch XK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK nông sản của quốc gia; có nguồn cung (khả năng cung ứng cho XK) ở trong nước ổn định, lâu dài; mang tính chất đặc thù của quốc gia mà các đối thủ cạnh tranh khác khó bắt chước; có tiềm năng XK lâu dài, có khả năng lôi cuốn các nhà NK tiềm năng khác. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, chiến lược marketing XK nông sản chủ lực là căn cứ để quốc gia ưu tiên nguồn lực đầu tư cho SX, canh tác các mặt hàng XK chủ lực, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và kém hiệu quả.

Chiến lược marketing XK hàng nông sản chủ lực của quốc gia tạo điều kiện để giữ vững ổn định thị trường XK quốc gia, đóng góp vào kim ngạch XK và tăng trưởng XK của quốc gia đó. Các mặt hàng XK chủ lực là các mặt hàng cho phép tận dụng và khai thác lợi thế so sánh trong XK của quốc gia đó trong sản xuất và XK như nguồn lao động dồi dào, cần cù với chi phí rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sản phẩm mang đặc sắc địa phương/vùng miền/quốc gia mà nơi khác không có, từ đó làm

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nông dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối, xuất nhập khẩu nông sản hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020 (Trang 37 - 39)