Điều 168, Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 31 - 33)

Luận văn tốt nghiệp___________________________GVHD: NGUYỄN MAI HẮN + Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các trường họp trên nếu nó thuộc các trường họp sau đây:

* Hàng hóa, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 điều 10 của nghị định 120/2005/ND-CP;

* Quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền theo Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây:

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc cải chính công khai.

2.2.1.2 Trách nhiệm hình sự

Tội quảng cáo gian dối là một tội phạm mới mà Bộ luật Hình sự năm 1985 chưa quy định. Do sự phát triển của xã hội, nền kinh tế thị trường cần có nhu cầu điều chỉnh những hành vi quảng cáo hàng hóa nên Nhà nước coi hành vi quảng cáo gian dối là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Hiện nay ở mọi nơi, trên đường phố, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, nghỉ mát.. .hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đều có hoạt động quảng cáo hàng hóa cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào khi quảng cáo hàng hóa của mình cũng đều trung thực, nhiều trường họp để quảng cáo hàng hóa của mình. Khi quảng cáo đã nói xấu hàng hóa của doanh nghiệp khác.

Theo Điều 168. Tội quảng cáo gian dối24

1 Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

* Các dấu hiệu phạm tội cơ bản của tội phạm. - Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chủ yếu là những người chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, những người khác

Luận văn tốt nghiệp___________________________GVHD: NGUYỄN MAI HẮN cũng có thể trở thành chủ thể. Nếu họ thực hiện việc quảng cáo gian dối hàng hóa

của chủ doanh nghiệp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp.

Neu hành vi quảng cáo gian dối chua gây hậu quả nghiêm trọng thì nguời phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Các dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm.

Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quảng cáo hàng hóa.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hình thức, nội dung tin tức mà người phạm tội đã quảng cáo.

- Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm + Hành vi khách quan

Người phạm tội quảng cáo gian dối chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là quảng cáo gian dối, nhưng với nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau như: vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đăng báo, đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình, đặt các phưorng tiện quảng cáo khác ở nơi công cộng,...

Quảng cáo gian dối là quảng cáo không đúng với sự thật vốn có của hàng hóa mà doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất ra nó. Thông thường quảng cáo gian dối là hàng xấu, kém chất lượng nhưng lại nói rằng đó là hàng tốt, chất lượng cao. Ngoài ra, hành vi quảng cáo gian dối còn thể hiện ở chỗ: nói xấu hàng hóa của doanh nghiệp khác để làm nền quảng cáo cho hàng hóa của mình, quảng cáo không đúng công dụng của hàng hóa, không nêu những điều cần tránh khi sử dụng hàng hóa,...

Khi xác định hành vi quảng cáo gian dối cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quảng cáo như: điều luật của Luật Thương mại, Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Cạnh tranh đồng thời phải căn cứ vào từng loại hàng hóa mà pháp luật quy định nội dung quảng cáo bao gồm những vấn đề gì.

+ Hậu quả

Đối với hoạt động quảng cáo gian dối, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Neu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội phạm.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi quảng cáo gian dối gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w