Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự 1Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 29 - 31)

19 Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật canh tranh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2007,

2.2.1 Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự 1Trách nhiệm hành chính

Việc giải quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. Loại hành vi vi phạm cũng như thẩm quyền, thủ tục xử phạt được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định có liên quan. Tuy nhiên, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải tuân thủ theo nguyên tắc chung về xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 đó là:

+ Việc xử phạt hành vi vi phạm, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. + Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm do pháp luật

cạnh hanh quy định.

+ Mọi quy phạm phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi

Luận văn tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN MAI HÂN hậu quả do vi phạm gây ra phải đuợc khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- về cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được quy định ở Điều 42, Điều 45 của Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vụ viêc cạnh tranh.

+ Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh ừanh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vụ viêc cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:

* Phạt cảnh cáo; * Phạt tiền;

* Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; * Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.

Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.

+Thẩm quyền của các cơ quan khác

Thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan khác được xác định theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- “Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm: đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh23”:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau:

* So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

* Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; * Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: giá, số lượng, công dụng, kiểu dáng chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công, cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành, các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 29 - 31)

w