Phưomg hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 43 - 48)

27 đĐỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vi canh tranh không lành manh gây ra, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số

3.2 Phưomg hướng hoàn thiện

Để hoàn thiện pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì chủ thể được coi là quan trọng đó là các doanh nghiệp.Vì hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu xuất phát từ doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải được tuyên truyền những quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhất là trong thời kỳ mà nước ta là thành viên chính thức của WTO, nâng cao ý thức bảo vệ mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ, kịp thời phát hiện, mạnh dạng tố cáo các hành vi cạnh tranh không lành mạnh để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Đối với người tiêu dùng, hãy là người tiêu dùng sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm, mạnh dạng tố giác những hành vi quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến lợi ích và sức khỏe của mình.

Còn đối với cơ quan quản lý cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và xử lý vụ việc cạnh tranh góp phần kềm chế và đẩy lùi hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, phải nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức tuyên truyền pháp luật trong đời sống, pháp Luật cạnh tranh sẽ chỉ có được sức sống trong đời sống thị trường khi nó được xã hội

29 Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật canh tranh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2007,tr.43. Luận văn tốt nghiệp___________________________GVHD: NGUYỄN MAI HẮN tr.43. Luận văn tốt nghiệp___________________________GVHD: NGUYỄN MAI HẮN

chấp nhận và tôn trọng. Với thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn có cảm giác xa lạ với Luật Cạnh tranh và chua có nhiều thói quen trong việc sử dụng Luật Cạnh tranh nhu một công cụ bảo vệ mình trước những hành vi bất chính trong kinh doanh. Vì vậy, vấn đề tuyên truyền pháp Luật Cạnh tranh cho các doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết. Việc tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản của Luật Cạnh tranh đòi hỏi phải có sự phối họp của nhiều ngành, nhiều cấp qua các phương tiện khác nhau: có thể tận dụng vai trò của các hiệp hội, các cơ quan truyền thông báo chí, hay những buổi hội thảo.. .mới có thể đảm bảo sự rộng rãi của chiến lược tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp và trong xã hội.

Đối với hành vi quảng cáo so sánh. Ở Việt Nam Luật Thương mại và Luật Cạnh tranh đều cấm hình thức quảng cáo so sánh trực tiếp, nhưng cả hai bộ luật này không giải thích thế nào là quảng cáo so sánh, dẫn đến nhiều suy nghĩ khác nhau về hành vi quảng cáo này. Trong khi đó các nhà làm luật Liên minh Châu Âu thì không cấm quảng cáo so sánh mà đưa ra các điều kiện để mà một quảng cáo so sánh cần đáp ứng để được xem là họp pháp. Trên cơ sở Chỉ thị 97/55/EC quy định các điều kiện cho một mẫu quảng cáo được xem là họp pháp29:

Quảng cáo đó không gây nhầm lẫn;

Quảng cáo đó so sánh hàng hóa hoặc dịch vụ cho cùng một nhu cầu hoặc có cùng một mục đích sử dụng;

Quảng cáo đó so sánh một cách khách quan một hoặc nhiều tính chất căn bản, liên quan, có thể kiểm chứng được và tiêu biểu của hàng hóa và dịch vụ, có thể bao gồm cả giá cả;

Quảng cáo đó không được tạo ra trên thị trường sự nhầm lẫn giữa người quảng cáo và một doanh nghiệp cạnh tranh hoặc giữa nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, các dấu hiệu phân biệt khác, giữa hàng hóa hoặc dịch vụ của người quảng cáo và của một doanh nghiệp cạnh tranh;

Quảng cáo đỏ không hạ thấp uy tín hoặc gièm pha đối với nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc các dấu hiệu phân biệt khác hay hàng hóa, dịch vụ, công việc hoặc các quan hệ của một doanh nghiệp cạnh hanh;

Đối với hàng hóa có chỉ dẫn địa lý thì trong mọi trường họp quảng cáo so sánh phải nhằm vào các hàng hóa có cùng chỉ dẫn địa lý;

Quảng cáo đó không lợi dụng danh tiếng của một nhãn hiệu, thương hiệu hoặc dấu hiệu phân biệt của một doanh nghiệp cạnh tranh hoặc chỉ dẫn địa lý của các sản phẩm cạnh tranh một cách không công bằng;

Luận văn tốt nghiệp___________________________GVHD: NGUYỄN MAI HẮN Quảng cáo đó không miêu tả một hàng hóa hoặc một dịch vụ (của đối thủ cạnh tranh) là sự bắt chước hoặc sao chép một hàng hóa hoặc dịch vụ có nhãn hiệu được bảo hộ hoặc có thương hiệu được bảo hộ (của người quảng cáo).

Các quy phạm về quảng cáo so sánh được đưa ra các điều kiện cụ thể để xem xét một quảng cáo như vậy có họp pháp hay không sẽ có tác dụng tích cực cho môi trường cạnh tranh. Các doanh nghiệp sẽ tự tin hơn trong quảng cáo của mình và biết giới hạn sử dụng công cụ quảng cáo như thế nào cho họp pháp, cũng như khi có tranh chấp xảy ra cơ quan quản lý cạnh tranh có một cơ sở pháp lý vững vàng để giải quyết vụ việc. Đây được xem là cách giải quyết rất hay và có tác dụng hữu hiệu trong quá trình áp dụng Luật Cạnh tranh đối với quảng cáo so sánh và đưa ra các tiêu chí thế nào là quảng cáo so sánh họp pháp. Đây là một điều mà Luật Cạnh tranh Việt Nam chưa làm được và các nhà soạn thảo Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng nên tham khảo các quy định về quảng cáo so sánh trong pháp luật Liên minh Châu Âu về vấn đề này. Vì một thực tế là Luật Cạnh tranh của Việt Nam chưa quy định thế nào là một quảng cáo so sánh và một quảng cáo so sánh như thế nào là họp pháp cũng chưa được quy định nên gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, còn các doanh nghiệp thì lợi dụng chỗ chưa rõ ràng của luật để cạnh tranh không lành mạnh.

Khi phát hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ xử lý hành chính đối với những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn việc yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng người bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải kiện ra Tòa Dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng mà vấn đề để xác định có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phải do cơ quan quản lý cạnh tranh xác định. Tuy nhiên, luật chúng ta không quy định việc bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được xác định như thế nào? Vì vậy, chủ yếu dựa vào sự kê khai thiệt hại của người bi hại và sự thẩm định về thiệt hại của người thẩm định. Tuy nhiên, luật chúng ta không quy định ai sẽ là người thẩm định thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra, về vấn đề thẩm định này chủ yếu tùy thuộc vào cơ quan cạnh tranh sẽ cử người thẩm định hay người bị hại hoặc tòa án sẽ cử người thẩm định. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự chúng ta cần quy định về việc bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra sẽ bồi thường theo mức nào và các thức xử lý ra sau.

Hiện nay, khi quá trình kinh doanh mua bán của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở trong nước mà ngày càng mở rộng thị trường ra nhiều nước. Vì thế, việc Tòa án Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng

30 đĐỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vi canh tranh không lành manh gây ra,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3/2005, tr,39. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3/2005, tr,39.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN MAI HÂN

do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là không thể nào tránh khỏi. Cho nên chúng ta cần phải có những quy định họp lý về những quy phạm xung đột trong Luật Cạnh tranh tạo sự dễ dàng cho việc giải quyết tranh chấp mà tác giả đã đề cập đến ở phần chế tài bồi thuờng thiệt hại ngoài họp đồng. Trong điều kiện sửa đổi Bộ luật Dân sự chúng ta nên luật hóa quy phạm này bằng cách bổ sung Khoản 4 Điều 773 BLDS với nội dung như sau: tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà thị trường bị ảnh hưởng30. Thị trường nào bị ảnh hưởng bởi hành vi cạnh tranh không lảnh mạnh gây ra thì sẽ áp dụng pháp luật nước đó để áp dụng là công bằng và họp lý nhất. Ngoài ra, hình phạt của chúng ta đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần phải được tăng lên. Theo tác giả mức hình phạt hiện nay cao nhất 50 triệu là không đủ sức răn đe, mà tác hại do hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là rất lớn. Lợi nhuận mà các doanh nghiệp làm ăn bất chính thu được từ hành vi này là khá cao. Vì vậy, tác giả kiến nghị nên tăng mức hình phạt cao nhất lên 100 triệu đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nhằm tạo sức răn đe. Tuy nhiên, mục đích chính của hình phạt là nhằm tạo sức răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm. Nếu như hình phạt mà cao quá thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, tác giả kiến nghị chúng ta nên đưa ra mức hình phạt là 100 triệu đồng, nhưng hình phạt không được vượt quá 10% tổng doanh thu doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Cùng với hình phạt tiền thì còn có hĩnh phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phưong tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Quy định này áp dụng trên thực tế thì chưa giải quyết triệt để các hành vi vi phạm nên để có thể giải quyết triệt để thì cần bổ sung thêm hình thức tịch thu các sản phẩm đã vi phạm pháp luật cạnh ừanh như: hàng hóa gian dối, gây nhằm lẫn về giá cả, chất lượng.. .đang lưu thông trên thị trường. Như thế mới giải quyết triệt để các hành vi sai phạm. Ngoài ra để phát huy được hiệu quả của những quy định của luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh nên thiết lập cơ chế giám sát các sản phẩm quảng cáo, lập mạng thông tin trực tuyến làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý cạnh tranh. Khi phát hiện sai phạm các doanh nghiệp sẽ báo ngay với cơ quan quản lý cạnh tranh để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nhằm ngăn ngừa hậu quả xấu xảy ra. Ngoài ra, thông qua mạng thông tin trực tuyến giúp các doanh nghiệp cập nhật các quy định pháp luật về cạnh tranh và qua đó góp ý những vướng mắc mà Luật

Luận văn tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN MAI HÂN Cạnh tranh thường mắc phải trong thực tiễn nhằm hoàn thiện hom pháp luật cạnh

Luận văn tốt nghiệp GVHD: NGUYỄN MAI HÂN

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là vấn đề không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Luật Cạnh tranh ra đời là rất cần thiết. Đó là cơ sở để các nhà kinh doanh cạnh tranh nhau nhưng phải ừong khuôn khổ của pháp luật. Nếu nhà kinh doanh nào có biểu hiện xấu ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh mà vi phạm luật thì đều bị xử lý. Điều đó tạo được ý thức trong kinh doanh, răn đe những nhà kinh doanh nào muốn cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng để phát huy được hiệu quả của Luật Cạnh tranh - một công cụ pháp lý quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong mặt trận chung chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cùng với sự tự giác chấp hành pháp luật của các nhà kinh doanh và sự hỗ trợ từ phía người tiêu dùng. Chính bản thân người tiêu dùng phải sáng suốt trong sự lựa chọn của mình vì họ là người phải gánh chịu hậu quả trực tiếp từ các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Lần đầu tiên, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về cạnh tranh của chúng ta còn khá non trẻ, còn tồn đọng nhiều thiếu sót, bất cập, ví dụ như quy định chưa rõ ràng về các hành vi quảng cáo được xem là cạnh tranh không lành mạnh, hình phạt còn thiếu răn đe.. .pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cần phải hoàn thiện hơn nữa để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo ổn định, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w