Quy trình kiểm tra công đoạn 2

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống và quy trình kiểm định xe cơ giới tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 61 - 66)

14. Kính chắn gió và tầm nhìn

Kiểm tra ở vị trí số 1 và 7.

Phương pháp kiểm tra: Quan sát từ ghế người lái. Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

15. Gạt nƣớc, phun nƣớc rửa kính

Kiểm tra ở vị trí số 1 và 7.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự lắp đặt, số lượng, tình trạng hoạt động, tình trạng hư hỏng.

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc. Cho hệ thống hoạt động và quan sát.

16. Gƣơng quan sát phía sau

Kiểm tra ở vị trí số 1 và 7.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự lắp đặt, số lượng và sự điều chỉnh điện (nếu có). Kiểm tra tình trạng hư hỏng.

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

17. Đồng hồ, đèn chỉ báo trên bảng điều khiển và thiết bị giám sát hành trình

Kiểm tra ở vị trí số 7.

a. Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất, động cơ và các hệ thống liên quan

Phương pháp kiểm tra: Cho hệ thống hoạt động và quan sát. Đạp, nhả bàn đạp phanh liên tục vài lần và quan sát kim báo áp suất của đồng hồ. Cho động cơ hoạt động và quan sát các loại đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển. Đạp nhẹ chân ga và quan sát.

b. Thiết bị giám sát hành trình

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay kiểm tra. Bật, tắt khóa điện của xe và quan sát.

18. Vô lăng lái, càng lái của phƣơng tiện ba bánh có một bánh dẫn hƣớng

Kiểm tra ở vị trí số 7. Phương pháp kiểm tra:

- Kiểm tra tình trạng chung: Dùng tay lay lắc vô lăng lái, càng lái theo phương hướng kính và dọc trục, quan sát.

- Kiểm tra độ rơ vô lăng lái: Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, cho

động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái, để bánh dẫn hướng ở vị trí thẳng, quay vô lăng lái về hai phía với điều kiện không làm dịch chuyển bánh xe dẫn hướng. Đo hành trình tự do.

19. Trụ lái và trục lái

Kiểm tra ở vị trí số 7. Kiểm tra tình trạng chung

Phương phá kiểm tra: Dùng tay lay lắc vô lăng lái theo phương hướng kính và dọc trục, quan sát. Kiểm tra cơ cấu khóa hãm thay đổi độ nghiêng trục lái (nếu có).

20. Kiểm tra sự làm việc của trợ lực lái

Kiểm tra ở vị trí số 7.

Phương pháp kiểm tra: Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, đánh lái về hai phía khi động cơ hoạt động và không hoạt động, so sánh sự khác biệt lực tác động trên vô lăng lái và quan sát.

21. Các bàn điều khiển: Ly hợp, phanh

Kiểm tra ở vị trí số 7.

a. Trục bàn đạp phanh

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự lắp đặt và sự làm việc của trục bàn đạp phanh.

Phương pháp kiểm tra: Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. Nếu nhận thấy hành trình bàn đạp không đảm bảo phải dùng thước đo.

b. Kiểm tra tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp phanh

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kiểu loại, lắp đặt, tình trạng làm việc, kiểm tra mặt làm việc của bàn đạp phanh (mặt chống trượt). Đối với hệ thống phanh có trợ lực cần tắt động cơ khi kiểm tra.

c. Kiểm tra tình trạng chung bàn đạp ly hợp

Phương pháp kiểm tra: Đạp, nhả bàn đạp ly hợp và theo dõi. Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

22. Sự làm việc của ly hợp

Phương pháp kiểm tra: Cho động cơ hoạt động, cài số 1, nhả từ từ bàn đạp ly hợp cho tới khi ly hợp bắt đầu đóng và xe bắt đầu chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, đạp cắt ly hợp và theo dõi toàn bộ quá trình.

23. Cơ cấu điều khiển hộp số

Kiểm tra ở vị trí số 7.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kiểu loại; Kiểm tra chất lượng cần điều khiển. Phương pháp kiểm tra: Dùng tay lay lắc cần số kết hợp quan sát. Đạp côn (đối với số sàn) hoặc đạp phanh (đối với số tự động) kết hợp ra vào số nguội để kiểm tra.

24. Cơ cấu điều khiển phanh đỗ

Kiểm tra ở vị trí số 7

a. Kiểm tra cần, bàn đạp hoặc công tắc điều khiển phanh đỗ

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kiểu loại, lắp đặt, tình trạng làm việc của cần, bàn đạp hoặc công tắc điện điều khiền phanh đỗ.

Phương pháp kiểm tra:

- Kéo, nhả cần điều khiển hoặc đạp, nhả bàn đạp phanh đỗ, quan sát kết hợp

dùng tay lay lắc.

- Bấm nút công tắc điện hoặc kéo nhả cần điều khiển công tắc điện đối với

xe sử dụng cơ cấu điều khiển phanh tay bằng điện.

b. Kiểm tra van phanh điều khiển bằng tay

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kiểu loại, lắp đặt, tình trạng làm việc của van phanh điều khiển bằng tay.

Phương pháp kiểm tra: Đóng mở van và quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

25. Tay vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý

Kiểm tra tay vịn, cột chống, giá để hàng ở vị trí số 8 (trong khoang xe khách).

Kiểm tra khoang hành lý ở vị trí số 4 (đối với xe con), ở vị trí số 3 và số 5 (đối với xe khách).

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

26. Ghế ngƣời lái, ghế hành khách, dây an toàn a. Ghế ngƣời lái và ghế hành khách

Kiểm tra ở vị trí số 7 và 8.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra số lượng, kích thước ghế, khung ghế, sự bắt chặt giữa đệm và khung ghế. Kiểm tra ghế theo các tiêu chuẩn hiện hành. Kiểm tra vị trí đặt ghế, sự bắt chặt giữa ghế với sàn xe. Kiểm tra sự điều chỉnh ghế (nếu có).

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

b. Kiểm tra dây an toàn

Kiểm tra ở vị trí số 7.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự hư hỏng của dây đai an toàn của người lái và người ngồi ở hàng ghế phía trước. Kiểm tra số lượng, chất lượng của dây an toàn. Kiểm tra sự làm việc của các loại khóa dây an toàn.

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay kéo mạnh dây an toàn đột ngột để kiểm tra hoạt động của khóa, dùng tay đóng mở khóa dây an toàn để kiểm tra sự làm việc.

27. Thân, vỏ, buồng lái, thùng hàng

Kiểm tra ở vị trí số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra tình trạng chung của phương tiện. Bố trí các cụm tổng thành trên phương tiện.

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

28. Sàn bệ, khung, xƣơng, bậc lên xuống. a. Kiểm tra dầm ngang, dầm dọc

Kiểm tra ở vị trí số 9.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra dầm dọc, dầm ngang, các cụm được gắn trên khung xe.

Phương pháp kiểm tra: Quans sát kết hợp dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng.

b. Kiểm tra sàn xe

Kiểm tra ở vị trí số 7, 8 và dưới hầm kiểm tra.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự định vị, kẹp chặt, các mối liên kết giữa sàn với dầm ngang, dầm dọc. Kiểm tra chất lượng sàn xe.

Phương pháp kiểm tra: Quan sát bên trên, bên dưới, kết hợp dùng búa gõ.

c. Kiểm tra bậc lên xuống

Kiểm tra ở vị trí số 6 và số 2 (đối với xe chở người thì kiểm tra tại vị trí cửa lên xuống.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự định vị, bắt chặt. Kiểm tra chất lượng bậc lên xuống (Chú ý: mặt bậc lên xuống phải được tạo nhám hay vật liệu có ma sát).

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp dùng tay lắc.

29. Cửa và tay nắm cửa

Kiểm tra ở vị trí số 2 và số 6 (đối với xe chở người thì kiểm tra ở vị trí cửa lên xuống).

Phương pháp kiểm tra: Đóng mở cửa và quan sát kết hợp dùng tay lay lắc theo phương thẳng đứng để kiểm tra bản lề cửa.

30. Dây dẫn điện (phần trên)

Phương pháp kiểm tra: Đỗ xe trên hầm kiểm tra hoặc thiết bị nâng, kiểm tra dây dẫn điện phần trên nhìn thấy, trong khoang động cơ, khoang lái bằng quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống và quy trình kiểm định xe cơ giới tại trung tâm đăng kiểm hậu giang (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)