8. Các chữ viết tắt trong đề tài
2.4.2. Đặc điểm của quá trình HS giải quyết vấn đề trong học tập
Ta có thể phỏng theo tiến trình giải quyết một vấn đề khoa học kĩ thuật của nhà bác học để tổ chức quá trình DH ở THPT nhằm hình thành ở HS năng lực GQVĐ. Ta gọi kiểu DH đó là Dạy học giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, để có thể thành công, cần phải chú ý đến những điểm khác nhau giữa nhà bác học và HS trong khi GQVĐ, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp sư phạm thích hợp:
a/ Về động cơ, hứng thú, nhu cầu.
Nhà bác học khi GQVĐ là đã tự xác định rõ mục đích, tự nguyện đem hết sức mình giải quyết bằng được vấn đề đặt ra, coi đó là nhu cầu bức thiết của bản thân.
HS: động cơ, hứng thú đang được hình thành, ý thức về mục đích trách nhiệm còn mờ nhạt, do đó chưa tập trung chú ý đem sức mình để giải quyết vấn đề học tập.
b/ Về năng lực giải quyết vấn đề.
Khi chấp nhận giải quyết một vần đề, nhà bác học đã có một trình độ kiến thức, kĩ năng kĩ xảo cần thiết. Tuy nhiên, nhà bác học nhiều khi cũng phải tích lũy thêm kinh nghiệm, sáng tạo thêm phương tiện lí thuyết và vật chất để hoạt động.
Đối với HS, đây chỉ là bước đầu làm quen với việc giải quyết một vấn đề khoa học. Vấn đề đặt ra cho HS giải quyết cũng như vấn đề của nhà bác học nhưng kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của họ còn rất hạn chế.
c/ Về thời gian dành cho việc giải quyết vấn đề.
Những kiến thức mà HS cần chiếm lĩnh là những kiến thức mà nhiều thế hệ các nhà bác học phải trải qua thời gian dài mới đạt được và mỗi nhà bác học cũng chỉ góp phần nhỏ vào lâu đài khoa học đó.
HS thì chỉ được dành một thời gian ngắn, thậm chí chỉ 30p đã phải phát hiện ra một định luật vật lí. Đó là điều quá sức mà ngay các bậc thiên tài cũng khó mà làm được.
d/ Về điều kiện phƣơng tiện làm việc.
Nhà bác học có trong tay hoặc phải tạo ra những phương tiện chuyên dùng đạt độ chính xác cao và những điều kiện thích hợp nhất để giải quyết vấn đề.
31
HS chỉ có những phương tiện thô sơ của trường phổ thông với độ chính xác thấp, chỉ có điều kiện làm việc tập thể ở lớp hay phòng thực hành, có khi không thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
Kết luận:
Dạy học PP-GQVĐ là kiểu dạy trong đó dạy HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học. Trong kiểu DH này, GV vừa tạo ra cho HS nhu cầu, hứng thú sáng tạo, vừa rèn luyện khả năng sáng tạo.
Trong kiểu dạy này, HS không thể hoàn toàn tự lực xây dựng kiến thức khoa học được mà cần có sự trợ giúp của GV. Sự giúp đỡ của GV không phải là giảng giải, cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện để họ có thể trải qua các giai đoạn chính của quá trình giải quyết vấn đề và tự lực thực hiện một số khâu trong tiến trình đó, động viên khuyến khích HS kịp thời.
Như vậy, quá trình học tập của HS thực chất là quá trình HS hoạt động tự lực trong sự phối hợp với tập thể và sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV liên tiếp giải quyết những vấn đề do nhiệm vụ học tập đề ra, kết quả của quá trình giải quyết những vấn đề đó là HS chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được năng lực nhận thức của mình.