8. Các chữ viết tắt trong đề tài
5.6.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng phần Quang hình học Vật lý 11NC
Ch-¬ng VI.KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 1. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.
Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
[Thông hiểu] [Vận dụng]
2 Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì. [Thông hiểu]
3 Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ
ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng. [Thông hiểu]
2. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần trong bài toán.
[Thông hiểu] [Vận dụng]
2 Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được
54
Chương VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
1. LĂNG KÍNH
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng truyền qua nó.
[Thông hiểu]
2. THẤU KÍNH MỎNG
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của
thấu kính là gì. [Thông hiểu]
2 Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu được đơn
vị đo độ tụ. [Nhận biết]
3 Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì.
Vận dụng các công thức về thấu kính để giải được các bài tập đơn giản.
[Thông hiểu] [Vận dụng]
4 Vẽ được tia ló khỏi thấu kính hội tụ, phân kì và hệ hai thấu kính đồng trục.
[Thông hiểu] [Vận dụng]
5 Dựng được ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính. [Vận dụng]
3. MẮT
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở
điểm cực viễn. [Thông hiểu]
2 Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì. [Thông hiểu]
3 Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này.
[Thông hiểu]
4 Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ
thực tế ứng dụng hiện tượng này. [Thông hiểu]
4. KÍNH LÚP
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp. [Thông hiểu]
2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp. [Thông hiểu]
3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính lúp và giải thích tác dụng
tăng góc trông ảnh của kính. [Vận dụng]
5. KÍNH HIỂN VI
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
55
2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi. [Thông hiểu]
3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích tác
dụng tăng góc trông ảnh của kính. [Vận dụng]
6. KÍNH THIÊN VĂN
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính thiên văn. [Thông hiểu]
2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính thiên văn là gì. [Thông hiểu]
3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính thiên văn và giải thích tác
dụng tăng góc trông ảnh của kính. [Vận dụng]
7. Thực hành: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ
1 Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm. [Thông hiểu]
[Vận dụng] 5.6.2. Đề kiểm tra Phần Quang hình học.
Đề kiểm tra: 15 phút Số câu: 15 câu. Hình thức: trắc nghiệm khách quan.
ĐỀ KIỂM TRA Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ có giá trị bé nhất. B. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc tới i có giá trị bé nhất. C. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ bằng góc tới i. D. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i’ bằng 2 lần góc tới i.
Câu 2. Một tia sáng chiếu thẳng góc tới mặt bên thứ nhất của lăng kính có góc chiết quang A=30o. Góc lệch giữa tia ló và tia tới D=30o. Chiết suất của chất làm lăng kính là:
A. 1,73. B.1,41. C.1,5 D. 1,82
Câu 3. Với một thấu kính: A. Số phóng đại k>1. B. Số phóng đại k<1. C. Số phóng đại k≥1.
D. Số phóng đại k>1 hoặc k<1 hoặc k=1.
Câu 4. Cho thấu kính L độ tụ D=5điop. Xác định vị trí và tính chất ảnh của AB cao 2cm, vuông góc trục chính khi AB là vật thật, cách L 30cm: A. Ảnh thật, d’=60cm B. Ảnh ảo, d’= -60cm C. Ảnh ảo ở vô cùng. D. Không xác định được. Câu 5. Chọn câu đúng:
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màn lưới.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màn lưới.
56
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màn lưới.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thể thủy tinh, khoảng cách giữa thể thủy tinh và màng lưới để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màn lưới.
Câu 6. Mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực khi nào? A. Mắt cận điều tiết tối đa.
B. Mắt không có tật, không điều tiết. C. Mắt không có tật, điều tiết tối đa. D. Mắt viễn không điều tiết
Câu 7. Trên vành của 1 kính lúp có ghi x20. Đáp số nào sau là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này?
A. f=10cm B.f=1,25cm C.f=1cm D.f=12,5cm.
Câu 8. Công thức về số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: A.𝐺∞=2𝛿Đ
𝑓1.𝑓2. B. 𝐺∞= 𝛿Đ
2𝑓1.𝑓2 𝐶. 𝐺∞=𝑓1.𝑓2
𝛿Đ 𝐷. 𝐺∞= 𝛿Đ
𝑓1.𝑓2
Câu 9. Một kính thiên văn có vật kính với độ tụ 0,5điop. Thị kính cho phép nhìn 1 vật cao 1mm đặt trong tiêu diện vật dưới 1 góc là 0,05rad.Tìm tiêu cự của thị kính:
A.1cm B.2cm C.3cm D.4cm
Câu 10. Câu nào đúng: A.R1, R2>0 với các mặt lồi. B.R1, R2>0 với các mặt lõm. C.R1(hay R2)=∞ với mặt lõm. D.R1(hay R2)=0 với mặt phẳng. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D A C B B D B A KẾT LUẬN
Áp dụng một số PPNT khoa học của vật lí là một hoạt động rất cần thiết cho mỗi người đặc biệt rất cần thiết cho HS THPT. Nó giúp bồi dưỡng và phát triển năng lực sáng tạo cho HS, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả học tập cao nhất.
Kết quả đạt đƣợc:
Nghiên cứu lý luận về đổi mới phương pháp dạy học
Nghiên cứu lý luận hiện đại về việc áp dụng một số phương pháp nhận thức khoa học như PP thực nghiệm, PP giải quyết vấn đề, PP tương tự nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực sáng tạo cho HS.
Đưa ra các bước của tiến trình dạy học theo tinh thần áp dụng các PP và vận dụng để soạn một số bài trong chương trình vật lí 11 NC.
Nghiên cứu quá trình giảng dạy một số bài trong SGK VL 11NC. Hoàn thành giáo án theo phương án tổ chức cho HS hoạt động.
57
Thực hiện giảng dạy theo PP mà đề tài đã đưa ra. Từ những cơ sở lý luận đóng góp một phần nào vào PP dạy học mới theo hướng tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức.
Những thuận lợi khi thực hiện đề tài.
Được sự quan tâm sâu sắc và hướng dẫn tận tình của ThS – GVC Trần Quốc Tuấn. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa sư phạm và bộ môn Sư phạm vật lí như: nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét về đề tài, được tham khảo luận văn của các anh chị ở các khóa trước.
Những khó khăn khi thực hiện đề tài:
Do là lần đầu thực hiện đề tài nghiên cứu nên việc nghiên cứu đề tài chưa được sâu sắc. Việc nghiên cứu lí luận, tiến trình xây dựng còn mới mẻ.
Hạn chế đề tài:
Bên cạnh những thành công của đề tài thì vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như: đề tài luận văn chưa được áp dụng, kiểm tra, đánh giá trên thực tiễn dạy học ở trường trung học phổ thông nên có thể nói tính thuyết phục là không cao. Vì trong thực tế ở trường phổ thông những khó khăn từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự chênh lệch giữa trình độ HS…sẽ dẫn đến nhiều sự khác biệt so với cơ sở lý thuyết mà đề tài luận văn đã đưa ra. Sau này về trường phổ thông em sẽ cố gắng để hoàn thiện thêm.
Hƣớng phát triển đề tài:
Sau khi hoàn thành luận văn này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn và sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm khi được phân công giảng dạy. Tôi sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn trong quá trình giảng dạy để hoàn thành tốt bài giảng.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], [2], [3] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Vật lí 12. Bộ GD – ĐT. 2008.
[4], [10]Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lí luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐHCT 2007
[5] Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở THPT theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐH Sư phạm. 2004.
[6] Lê Phước Lộc. Đánh giá kết quả học tập của HS. Đại học Cần Thơ. 2009 [7] http://ttptgiaoduc.sgu.edu.vn/.
[8] Lương Duyên Bình. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện CT SGK Vật lí 11. Bộ GD – ĐT. NXB giáo dục. 2007.
[9] Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH vật lí – Hướng dẫn HS GQVĐ trong dạy học Vật lí ở trường PT, 2011.
[11], [12], [13]. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ. Bộ môn Sư phạm vật lý. Khóa 31. [14] Chương trình GD phổ thông môn Vật lý. Bộ GD & ĐT. 2005.
59
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN QUANG HÌNH HỌC. VẬT LÝ 11 NC
BÀI 44. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức.
- Ôn lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán, xử lí số liệu, từ đó đưa ra dự đoán mới. Hiểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Nắm được các khái niệm: chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối, hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
- Hiểu được nguyên lí thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.
- Biết cách vẽ đường đi tia sáng từ môi trường này sang môi trường khác.
- Phân biệt được chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối và hiểu vai trò của các chiết suất trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Về kĩ năng.
- Vận dụng được định luật khúc xạ để giải các bài toán quang học về khúc xạ ánh sáng.
- Thiết kế các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Tiến hành thí nghiệm thực tập, thu thập số liệu, xử lí số liệu để từ đó rút ra kết luận.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm trong việc tiến hành thực tập.
3. Thái độ.
- Tập trung học tập, yêu thích môn vật lí,…
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
Chuẩn bị bộ thí nghiệm nghiên cứu khảo sát định luật khúc xạ ánh sáng gồm: 1 miếng thủy tinh hình bán trụ D, tấm kính mờ có vòng chia độ, nguồn sáng laze.
Học sinh.
Ôn lại các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã học ở lớp 9 THCS.
Phương tiện: Bộ dụng cụ thí nghiệm, bảng vẽ sẳn.
III. Tiến trình xây dựng kiến thức.
IV. Thiết kế hoạt động dạy học.
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS
HĐ 1. Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát. Đặt vấn đề.
- Yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập để ôn lại kiến thức cũ.
- ĐVĐ: Ta đã biết khi tăng góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng, rõ ràng giữa chúng tồn tại một mối quan hệ, mối quan hệ đó là gì? Chúng ta đi vào bài hôm nay. Bài 44. Khúc xạ ánh sáng.
- Cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.
60
HĐ 2. Ôn tập và bổ sung các kiến thức về hiện tƣợng khúc xạ ánh sáng.
Sau khi HS làm việc với phiếu học tập, GV khái quát lại các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Khúc xạ là hiện tượng tượng như thế nào?
- Mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là mặt lưỡng chất.
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào?
- Tia tới và tia khúc xạ nằm hai bên pháp tuyến tại điểm tới.
- HS trả lời: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền sáng.
- HS tiếp thu.
- HS trả lời: tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Ghi nhớ.
HĐ 3. Xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng.
- Góc tới và góc khúc xạ có quan hệ với nhau như thế nào? Có biểu thức toán học nào biểu diễn mối quan hệ đó không?
- Hãy thiết kế PATN kiểm tra dự đoán trên.
- Việc tiến hành thí nghiệm dùng đinh gim thì chỉ có 1 HS được quan sát, vậy có cách nào không dùng đinh gim và có thể cho nhiều người quan sát?
GV đưa câu hỏi về kết luận cần kiểm tra bằng thí nghiệm.
- Trong trường hợp này chúng ta cần kiểm nghiệm điều gì
GV cho HS nhận thí nghiệm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả ra giấy sau đó đại diện nhóm báo cáo. Căn cứ bảng số liệu yêu cầu HS kiểm tra dự đoán.
- Hãy tìm biểu thức toán học khác biểu diễn mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Liệu rằng góc tới và góc khúc xạ có quan hệ lượng giác không?
- HS thảo luận trả lời.
- Góc tới và góc khúc xạ tỉ lệ thuận với nhau: i/r=hs.
- HS thảo luận và đại diện báo cáo: Dùng PP che khuất, vẽ đường truyền tia sáng từ không khí sang thủy tinh.
Dùng đinh gim cố định góc tới, đặt mắt ở cạnh cong thủy tinh nhìn qua khe I sao cho thấy đinh gim để xác định góc khúc xạ tương ứng. Ghi lại các cặp góc khúc xạ và góc tới.
- Có thể thay đinh gim bằng tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh.
- Cần kiểm tra xem thương số i/r có là hằng số không? HS tiến hành TN theo nhóm. Kết quả: i 20 30 50 70 R 13 19.5 31 39 i/r 1.54 1.54 1.61 1.79 HS xử lý số liệu và báo cáo.
Dự đoán của chúng ta không chính xác. Làm kiểm tra.
61 - Thử kiểm tra các thương số của các hàm số lượng giác của các góc tới và góc khúc xạ.
Nội dung chúng ta vừa tìm được chính là biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng. Tham khảo SGK và phát biểu định luật này. GV giảng thêm về định luật khúc xạ ánh sáng:
- Hằng số n tùy thuộc vào môi trường chứa tia tới và môi trường chứa tia khúc xạ.
- Nếu n>1 ta nói môi trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường tới, sini >sinr hay i>r.Trường hợp này, khi đi qua mặt phân cách, tia sáng khúc xạ đi gần pháp tuyến hơn tia tới.
- Nếu n<1 ta nói môi trường khúc xạ chiết quang kém hơn môi trường tới, sini <sinr hay i<r. Trường hợp này, khi đi qua