Hứng thú trong tâm lý học

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh tự lực tham gia giải quyết các vấn đề học tập nhằm kích thích hứng thú khi giảng dạy phần quang hình học vật lý 11 nâng cao (Trang 43)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

3.1. Hứng thú trong tâm lý học

3.1.1.Khái niệm hứng thú .

Thuật ngữ hứng thú đã được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống cũng như trong khoa học GD và được nhiều nhà tâm lý học tìm hiểu và nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn còn là vấn đề phức tạp. Vì thế, Vugoxki viết: “Đối với việc nghiên cứu các VĐ tâm lý, hầu như không có VĐ tâm lý nào phức tạp hơn VĐ tìm hiểu hứng thú thực sự của con người.”[11]

Có nhiều quan điểm rất khác nhau về hứng thú:

 Một số nhà giáo dục tư sản cho rằng:

 Hứng thú được xem như một thuộc tính bẩm sinh của con người (I.Ph.Ghec-bac).

 Hứng thú có nguồn gốc sinh vật của nó (U.Giêm-xơ).

 Một số quan niệm khác cho rằng hứng thú là một dạng nhu cầu:

 Hứng thú là đặc điểm của lứa tuổi, là bản năng nguyện vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn (E.K.Cla-pa-let).

 Hứng thú là một kết cấu bao gồm nhu cầu (S.Bui-le).

 Các quan niệm còn lại coi hứng thú không phải bản năng nhu cầu mà là:

 Hứng thú là sự biểu hiện ra bên ngoài khuynh hướng lựa chọn của con người, chú ý của con người (T.Ri-bô); của tư tưởng, ý định của con người (X.L.Ru-bi-Xte-in).

 Hứng thú là sự sáng tạo tinh thần với đối tượng là con người tham gia (An-noi).

Nhìn chung quan niệm của các nhà tâm lí học đề cập trên đây hoặc là duy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú. Chúng ta không thể đồng ý với những quan niệm trên vì con người không phải ai cũng có hứng thú giống nhau. Hứng thú có nguồn gốc xã hội của nó và hứng thú khác nhu cầu ở chỗ hấp dẫn, khoái cảm và là một hiện tượng tâm lí được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tóm lại, những quan niệm hứng thú trên chưa lột tả được bản chất của hứng thú.

Khái niệm hứng thú không đơn giản, nó phản ánh những thái độ tồn tại một cách khách quan của nhân cách. Những thái độ này xuất hiện và chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống và sự hoạt động cá nhân. Đời sống xã hội là nguồn hứng thú vô tận của con người. Tất cả những gì tạo thành hứng thú đều được con người rút ra từ thực tế khách quan. Nhưng không phải mọi thứ trong thực tế đều là đối tượng của hứng thú mà chỉ có những gì có ý nghĩa tất yếu, quan trọng, có giá trị và hấp dẫn đối với con người thì mới là đối tượng của hứng thú. Nhưng dù với những quan điểm hay hình thức nào thì hứng thú cũng có 2 đặc điểm cơ bản:

 Cá nhân nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng đã gây ra cho mình hứng thú. Đối tượng đó có liên quan đến đời sống và hoạt động của cá nhân.

 Đối tượng của hứng thú phải đem lại cho cá nhân sự khoái cảm đặc biệt.

Từ sự thống nhất 2 đặc điểm cơ bản này, ta có thể nói: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân nỗi khoái cảm.

3.1.2.Phân loại hứng thú.

Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú, có thể chia làm 2 loại: Hứng thú thụ động (chỉ dừng lại ở mức chiêm ngưỡng không chiếm lĩnh) và hứng thú tích cực (đi vào chiếm lĩnh).

 Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động, có thể chia ra 5 loại:

38

 Hứng thú nhận thức: có thể hiểu hứng thú nhận thức dưới hình thức học tập.

 Hứng thú lao động nghề nghiệp: hứng thú trong một ngành nghề cụ thể.

 Hứng thú xã hội chính trị: hứng thú đối với một lĩnh vực chính trị.

 Hứng thú nghệ thuật: hứng thú đối với cái hay, cái đẹp, văn học,….

 Căn cứ vào khối lượng hứng thú:

 Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực hay nhiều mặt nhưng thường không sâu.

 Hứng thú hẹp: hứng thú với từng mặt, từng khía cạnh, lĩnh vực cụ thể.

 Căn cứ tính bền vững: hứng thú bền vững và không bền vững.

 Căn cứ vào chiều sâu: hứng thú sâu sắc, hời hợt.

 Căn cứ chiều hướng hứng thú: trực tiếp và gián tiếp.

3.1.3.Vai trò của hứng thú.

Đối với hoạt động nói chung: Nhu cầu hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn. Khi có hứng thú với cái gì đó thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu. Công việc nào có hứng thú cao thì người thực hiện nó một cách dễ dàng, có hiệu quả cao hơn, tạo ra xúc cảm khiến họ tìm thấy niềm vui trong công việc và tạo tập trung cao. Ngược lại thì công việc sẽ trở nên nặng nhọc, gượng ép, chất lượng giảm sút khi không có hứng thú.

Đối với hoạt động nhận thức: Về phương diện tâm lý, hứng thú được xem như một cơ chế bền trong động cơ, có thể thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nhận thức, giúp con người tiến hành nhận thức hiệu quả, làm tích cực hóa các quá trình tâm lí.

Đối với năng lực: Năng lực phụ thuộc luyện tập nhưng chỉ có hứng thú mới cho phép người ta say sưa làm việc tương đối lâu dài mà không mệt mỏi nếu không sớm thỏa mãn. Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén. Trong việc học, hứng thú học tập của người học đối với môn học rất quan trọng, GV phải thu hút được người học trong quá trình giảng dạy. Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, nghĩa là tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú.

Đối với người học hứng thú học tập có vai trò quan trọng, nó tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập đối với người học. Vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng của người học là mục tiêu gần nhất của người GV.

3.2.Hứng thú nhận thức. 3.2.1.Khái niệm:

Hứng thú nhận thức được coi là sự định hướng có chọn lọc của con người vào những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự thường xuyên vươn tới những tri thức mỗi ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. [12]

Hứng thú nhận thức có vai trò rất quan trọng trong học tập và sự phát triển nhân cách của HS cho nên trong quá trình GD nói chung và DH nói riêng, vấn đề hình thành và phát triển hứng thú nhận thức cho HS là một nhiệm vụ cần thiết. Trong nhà trường, đối tượng hứng thú nhận thức của HS là nội dung của môn học. Ở đây hứng thú không những là tri thức mà là cả quá trình nắm vững tri thức đó, quá trình lĩnh hội những phương thức nhận thức cần thiết.

Hạt nhân của hứng thú nhận thức là các quá trình tư duy, nhưng các quá trình hứng thú nhận thức luôn nhuốm màu cảm xúc. Đặc điểm quan trọng của hứng thú nhận thức là

39

ở chỗ: trung tâm của nó là nhiệm vụ nhận thức, đòi hỏi ở con người hoạt động tìm tòi sáng tạo, tích cực chứ không phải là sự định hướng sơ đẳng vào cái mới và cái bất ngờ.

3.2.2.Các giai đoạn hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.

Cũng như các thuộc tính tâm lí khác, hứng thú nhận thức không tự nhiên mà có, nó được hình thành trong quá trình sống và hoạt động cá nhân. Như Sukina viết: “Hứng thú của con người không phải là thuộc tính sẵn có trong nội tại con người, nó không phải là một tính chất bẩm sinh. Hứng thú là kết quả hình thành của cá nhân. Hứng thú kèm theo sự phát triển tâm lí cá nhân và có ảnh hưởng tới sự phát triển nào đó.”[13].

Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí khẳng định hứng thú không phải là quá trình tự nhiên, khép kín trong bản thân mỗi con người. Nó được qui định bởi môi trường và xã hội xung quanh; bởi phạm vi, tính chất hoạt động của bản thân cá nhân và cả những người xung quanh họ, bởi các quá trình dạy học và giáo dục.

 Theo N.G.Marozova, hứng thú nhận thức hình thành qua 3 giai đoạn:

 Rung động định kì :chưa thực sự hứng thú.

 Thái độ nhận thức xúc cảm tích cực: hứng thú xuất hiện có thể nảy sinh câu hỏi nhận thức, tìm tòi phát hiện.

 Xu hướng cá nhân: hứng thú bền vững chủ thể hoạt động nhằm một lĩnh vực nhất định.

 Sunaki và N.G.Marozova phân tích mức độ phát triển của hứng thú:

 Sự tò mò, tính ham hiểu biết, xúc cảm với đối tượng với hoạt động mà chủ thể hoạt động (tiền đề).

 Rung động nhận thức, có tình huống được gây ra do những điều kiện cụ thể trực tiếp của tình huống (mức độ ban đầu của hứng thú dễ bị dập tắt nếu không được củng cố và kích thích).

 Hứng thú nhận thức rõ rệt, sâu sắc, hướng toàn bộ hoạt động nhận thức theo một chiều hướng nhất định và thường qui định lựa chọn nghề.

 N.G.Morozova đưa ra điều kiện cơ bản cho sự hình thành và phát triển của hứng thú nhận thức:

 Tạo cho HS một sự phát triển bình thường về nhận thức.

 Tạo những cảm xúc nhận thức với môn học.

 Ý thức sâu sắc ý nghĩa của đối tượng, hoạt động đối với xã hội và cá nhân.

Ngoài ra còn có các yếu tố: nội dung môn học, tài liệu học, đồ dùng, PP, phương tiện dạy học,…giúp HS hình thành và phát triển hứng thú.

3.2.3.Biểu hiện của hứng thú nhận thức.

Hứng thú biểu hiện ở 2 mức độ của nó:

 Mức độ 1: chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng. Chưa có xúc cảm tình cảm với đối tượng, chưa tiến hành hoạt động chiếm lĩnh đối tượng.

 Mức độ 2: đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.

Hứng thú biểu hiện ở nội dung như: hứng thú học tập, nghiên cứu KH, giải trí,…

Hứng thú biểu hiện chiều rộng, chiều sâu của nó: những người có hứng thú với nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối tượng thì thường sống đơn điệu. Trong thực tế những người thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong một phạm vi hợp lý trên nền những hứng thú khác nhau. Họ xác định được một hoặc một số hứng thú trung tâm mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.

Trong nhà trường, hoạt động DH được tổ chức đúng đắn có PP phù hợp với đối tượng thì hoạt động nhận thức hứng thú của HS được thể hiện ở những mặt:

40

 Biểu hiện về trí tuệ: luôn say mê vươn tới nhận thức, có đầu óc tìm tòi khoa học, ham hiểu biết, thường đặt câu hỏi để hiểu sâu vấn đề, có trí tuệ mềm dẻo, có sự chú ý, tích cực sáng tạo trong học tập.

 Biểu hiện về ý chí: kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề nhận thức đến cùng, khắc phục khó khăn trong hoạt động nhận thức, chịu khó sưu tầm tìm hiểu tri thức để mở rộng tri thức tiếp thu ở trường.

 Biểu hiện về tình cảm: rất thích thú, phấn khởi, lạc quan, sung sướng khi nhu cầu nhận thức được thảo mãn.

 Biểu hiện về kết quả: thường xuyên thành công trong học tập, kết quả GD cao.

Các mặt này không tách biệt mà quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng nó chỉ thể hiện rõ nét khi hứng thú của cá nhân phát triển ở giai đoạn cuối. Hứng thú trở thành xu hướng nhân cách và đó phải là hứng thú tích cực.

3.2.4.Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.

Yếu tố chủ quan: là những yếu tố chủ thể như:

Trình độ phát triển trí tuệ, mức độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú nhận thức, đồng thời là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.

 Thái độ đúng đắn của chủ thể đối với đối tượng của hứng thú là điều kiện cần thiết, là tiền đề quan trọng và giúp duy trì phát triển hứng thú nhận thức.

 Các yếu tố chủ quan khác như: nhu cầu, tính ham hiểu biết, ý chí, năng lực của chủ thể, thành công trong học tập,…cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.

Yếu tố khách quan:

 Đặc điểm môn học: nội dung, tính chất, cơ cấu môn học, chương trình học,…

 Điều kiện thiết bị vật chất: đồ dùng DH, tài liệu học tập,…

 Bản thân nhân cách của GV: trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhiệt tình nghề nghiệp, hứng thú của GV đối với môn học. Đây là yếu tố giữ vai trò cơ bản.

 Hoàn cảnh, môi trường học tập: gia đình, xã hội, thái độ của bạn bè đối với môn học, vị trí sử dụng môn học trong xã hội,…

3.3.Hứng thú học tập Vật lý. 3.3.1. Khái niệm.

Hứng thú học tập môn Vật lý là một loại đặc biệt của hứng thú học tập nhằm vào việc nhận thức sâu sắc bản chất những tri thức, kĩ năng về môn Vật lý, đặc trưng bởi sự say mê, ham hiểu biết, luôn muốn vươn tới những tri thức Vật lý mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

3.3.2. Biểu hiện của hứng thú học tập Vật lý.

Trong giờ học: chú ý bài giảng, hăng hái tham gia ý kiến, phát biểu tích cực vào quá trình DH; điệu bộ ngạc nhiên, nhanh chóng trả lời các câu hỏi của GV, muốn tìm hiểu nguồn gốc, bản chất sự vật hiện tượng vật lý, đặt ra những câu hỏi liên hệ thực tế,…

Ngoài giờ học: tìm hiểu, sưu tầm, ghi chép những kiến thức vật lý, quan sát hiện tượng vật lý trong cuộc sống, có thể chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm,…

3.3.3. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập Vật lý cho HS.

Có thể diễn ra theo 2 biện pháp; hoặc là nội dung Vật lý chứa đựng khả năng đó hoặc là bằng sự tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên khi hình thành hứng thú nhận thức, mỗi biện pháp có những đặc trưng riêng của nó nhưng bất cứ biện pháp nào cũng không thể tách biệt độc lập.

41

Hình thành hứng thú nhận thức Vật lý qua nội dung giảng dạy: Đối tượng đầu tiên của hứng thú nhận thức chính là kiến thức về thế giới, việc lựa chọn cẩn thận, chuẩn bị nội dung phong phú của giáo trình, SGK là một khâu quan trọng. Muốn thực hiện nhiệm vụ này có 5 con đường:

Thứ nhất: Lựa chọn có suy nghĩ những sự kiện mới vượt ra khỏi trí tưởng tượng của HS và làm cho HS phải ngạc nhiên. Điều này sẽ gây hứng thú cho HS đối với nội dung nghiên cứu.

Thứ hai: Giúp HS suy nghĩ kĩ, chính xác hóa những quan điểm, quan niệm trong đời sống dưới ánh sáng của khoa học Vật lý. Làm cho HS thấy được điều mới, điều bất ngờ trong những hiện tượng quen thuộc. Giúp HS chuyển từ trạng thái quan điểm nghèo nàn, tương đối hẹp và thuần túy kinh nghiệm sang hiểu biết khoa học.

Thứ ba: Thông qua tìm hiểu lịch sử Vật lý, những thí nghiệm của các nhà vật lý, cho HS làm thí nghiệm để từ đó hình thành ở HS lòng tin đối với khoa học vật lý. Bên cạnh đó giúp HS say mê lao động, sáng tạo, phát triển tư duy độc lập, tìm tòi kiến thức cho riêng mình, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và hình thành hứng thú nhận thức Vật lý cho HS.

Thứ tư: Việc cung cấp và hướng dẫn tìm tòi kiến thức vật lý hiện đại, dựa vào những

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh tự lực tham gia giải quyết các vấn đề học tập nhằm kích thích hứng thú khi giảng dạy phần quang hình học vật lý 11 nâng cao (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)