8. Các chữ viết tắt trong đề tài
2.1.4. Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức
Những kiến thức kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và lao động của con người trong xã hội hiện đại đang ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Những kiến thức và kĩ năng đưa vào chương trình phổ thông tuy đã chọn lọc cẩn thận nhưng không thể tránh khỏi tình trạng một số sẽ trở nên lạc hậu và thiếu hụt so với yêu cầu cuộc sống. Nhà trường chỉ cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, đại cương. Khi vào đời, HS sẽ gặp những tình huống thực tế vô cùng đa dạng. Làm sao các em có thể giải quyết và đương đầu với cuộc đời. Thực tế đã đặt ra nhiệm vụ cho GV phải bồi dưỡng cho HS những kĩ năng sống cần thiết, bên cạnh truyền thụ hệ thống kiến thức. Đặc biệt, cần rèn cho HS kĩ năng thực hiện các tiến trình khoa học. Đó là các kĩ năng:
Thu thập thông tin trong HT bao gồm: kĩ năng đọc sách, đọc đồ thị, biểu đồ,…,tóm tắt đề bài, sử dụng thư viện, khả năng quan sát, lấy số liệu thực nghiệm từ thí nghiệm, lấy số liệu thống kê từ thực tế, khai thác Internet…
Các kĩ năng xử lí thông tin trong HT bao gồm: kĩ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, diễn dịch, khái quát hóa, các kĩ năng so sánh và đánh giá…
Kĩ năng truyền đạt thông tin trong HT gồm: trình bày báo cáo, viết báo cáo, thảo luận, trình bày bảng, trình bày triển lãm…
Các kĩ năng này được đưa vào các hoạt động HT thích hợp theo một chiến lược đã được hoạch định trước.
2.2. Các PP phát huy tinh thần tự lực của HS. 2.2.1. PP diễn giảng.
Diễn giảng là một PP dạy học mà trong đó người GV truyền đạt nội dung kiến thức mới bằng lời nói và chữ viết nhằm trình bày một vấn đề hoàn chỉnh, có tính phức tạp, trừu tượng, khái quát trong một thời gian tương đối lâu dài. Cũng bằng lời nói là chủ yếu, GV trình bày một bài học trong SGK, trong đó dành nhiều thời gian để giải thích, lấy ví dụ, vẽ hình, lặp đi lặp lại những trọng tâm hay những ý chính của bài sao cho HS ghi được bài và hiểu bài.
Trong khi diễn giảng, GV cần ngắt đoạn bài học thành những câu hỏi nhằm yêu cầu HS cùng làm việc với thầy. Có thể HS trả lời đúng mà cũng có thể HS trả lời sai, cả 2 trường hợp đều mang dấu ấn tích cực trong bài giảng. Nếu HS trả lời đúng có nghĩa là HS đã tiếp thu tốt, các em cần nhận được lời động viên, khen ngợi của GV. Nếu HS trả lời sai thì GV cần biết HS mình hiểu tới đâu và có thể trở thành vấn đề để GV tiếp tục giải quyết trong giai đoạn tiếp theo.
Cần xen kẻ một câu chuyện nhỏ, vui, bổ ích (gắn liền nội dung bài học), chuyện về nhà khoa học, một hiện tượng trong thực tế cuộc sống, trong kĩ thuật hoặc trong quá trình giải bài tập cho HS tìm các ví dụ trong thực tiễn có liên quan,….
Kết hợp cho HS tự nghiên cứu SGK và kết hợp diễn giảng với các phương tiện nghe nhìn như video, cassette,…
PP này có ưu điểm là GV chủ động về mặt thời gian và kế hoạch lớp, do đó cũng chủ động thiết kế logic nội dung, cập nhật bổ sung kiến thức, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên nhược điểm lớn của PP này là:
- Sự đơn điệu về PP sẽ làm cho HS mất hứng thú học tập.
- Sự thụ động của HS khi nghe GV sẽ làm cho các em mất dần khả năng tư duy.
Vì vậy, việc cải tiến PPDG là nhu cầu tất yếu và trước tiên đối với người GV, trong khi chúng ta chưa đủ điều kiện thực hiện các PP tích cực khác.
22
Do vậy, khi sử dụng PP này, cần chú ý các yêu cầu sau:
- Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các quy luật logic.
- Tốc độ vừa phải, có định hướng ghi chép, theo dõi của HS.
- Biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí.
- Bài giảng cần được mở đầu trước khi vào nội dung chính, nội dung bài thuyết trình phải logic
- Tư thế, tác phong và cách diễn đạt của GV phải hấp dẫn, lôi cuốn HS.
2.2.2. PP đàm thoại.
Đàm thoại có nghĩa là hỏi đáp, song nếu trong giảng dạy các câu hỏi đáp lẻ tẻ không có ý đồ nối tiếp nội dung bài giảng, nối tiếp các hoạt động của thầy với trò, xa hơn nữa là không có ý đồ phát triển trí tuệ HS thì không phải là PP đàm thoại.Thực chất ngày nay chúng ta hiểu, khi dùng PP này, cần đặt ra hệ thống câu hỏi để thầy trò cùng làm việc, vừa mang tính nhất quán, câu hỏi trước sẽ là cơ sở để trả lời câu hỏi sau, sao cho các câu trả lời của HS, đặc biệt là câu trả lời cuối cùng sẽ đưa đến một nội dung nào đó trong bài học thay vì GV phải giảng nội dung đó, vừa mang tính cấu trúc hệ thống câu hỏi với ý đồ tập cho HS tư duy về một vấn đề khoa học.
Vậy,PP đàm thoại là PP trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi, HS sẽ trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp với nhau, qua đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu được kiến thức mới.
Mục đích PP này là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi-đáp, đàm thoại giữa GV-HS, rèn luyện cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng biểu đạt một vấn đề trước tập thể. Trong hệ thống câu hỏi ngoài các câu hỏi chính, còn có những câu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn. [8]
Có các cách tổ chức hoạt động bằng PP đàm thoại:
Mô hình thứ nhất: Đối thoại thầy trò riêng biệt (kiểu bóng bàn).
Ở mô hình này thầy có một hệ thống câu hỏi dành cho một HS. Có thể thầy chủ định chỉ một HS hoặc để HS xung phong trả lời, thầy làm việc với HS đó cho đến câu hỏi cuối cùng. Nguồn thông tin cho cả lớp là tổng hợp các câu trả lời tương ứng, vấn đề là ở chỗ độ khó của câu hỏi cuối cùng trong hệ thống câu hỏi có phù hợp với HS hay không.
Mô hình thứ hai: Đối thoại thầy trò kết hợp (kiểu bóng chuyền).
Ở mô hình này thầy dùng câu hỏi ở mức độ tương đối khó cho 1 HS nào đó. Khi em đó còn chưa biết trả lời ra sao thì thầy lại tung tiếp một vài câu gợi ý cho các HS khác. Các câu trả lời của các em này là sự góp ý cho em HS đầu tiên trả lời câu hỏi chính. Có thể những gợi ý của thầy là những cái bẫy tập cho HS tránh những sai lầm trong quá trình tìm ra chân lí…tất nhiên chân lí cuối cùng là thầy phát biểu hoặc thầy chỉ đạo cho HS tự điều chỉnh rồi chính xác hóa kết quả.
Mô hình thứ ba: Thảo luận (kiểu bóng rổ).
Câu hỏi đặt ra là một vấn đề để HS thảo luận. Các em thảo luận, tranh luận trong nhóm để sao đó một HS đại diện trả lời. Ở mô hình này, thông thường thầy chia nhỏ lớp học để có nhiều nhóm tranh luận.
Người ta thường chia ra hai loại đàm thoại chính:
Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vấn đề GV đặt ra đòi hỏi HS nhớ, tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết.
Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động nhận thức của HS. Trật tự logic của câu hỏi góp phần hướng HS từng bước phát hiện ra vấn đề.
Muốn nâng cao hiệu quả của PP vấn đáp tìm tòi, GV cần đầu tư nâng cao chất lượng các câu hỏi. Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, tăng dần số câu hỏi
23
có yêu cầu nhận thức cao (có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi…).
Loại câu hỏi thứ 2 có tác dụng kích thích tư duy tích cực của HS. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường loại câu thứ nhất vì không tích lũy kiến thức đến mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo.
Hiệu quả kích thích tư duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi quá khó HS không có khả năng trả lời hoặc quá dễ mà HS nào cũng trả lời được. Sau khi HS trả lời, GV cần nhận xét động viên ngay những câu trả lời đúng hoặc sai. GV phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục đích, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi. GV cũng cần dự kiến các PA trả lời của HS để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu, nhàm chán, nặng nề, bế tắc; tạo hứng thú HT của HS và tăng hấp dẫn của giờ học.
Một số kĩ thuật khi hỏi: GV nên:
Sau khi đặt câu hỏi dừng một chút để HS suy nghĩ.
Khi nhận xét câu trả lời của HS, GV cần cố gắng khích lệ, động viên HS.
Cần tạo điều kiện để nhiều HS trả lời một câu hỏi.
Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào đó trong câu trả lời để đặt tiếp câu hỏi.
Yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình.
Yêu cầu HS liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác.
GV không nên:
Nhắc lại câu hỏi của mình nhiều lần.
Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra khi HS chưa kịp suy nghĩ.
Nêu nhiều câu hỏi cùng một lúc. Tiến trình của PP vấn đáp tìm tòi gồm:
Xác định mục tiêu bài học.
Xác định trọng tâm của bài và những chuẩn bị cụ thể của GV và HS cho bài học.
Tiến trình bài học: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, củng cố bài học.
2.2.3. PP dạy học khám phá.
Dạy học khám phá (DHKP) không phải là một PP mới lạ mà chỉ là một cách tổ chức dạy học theo bất kì PPDH nào, song trong tiến trình dạy, người GV thiết kế xen kẽ các nhiệm vụ học tập mang tính tình huống để HS tự giải quyết trong một thời gian ngắn (2- 3p) các nhiệm vụ này có thể là nhiệm vụ khám phá, chúng phải phù hợp với nội dung và tiến trình DH.
Học nhóm là cách tổ chức DH khám phá có hiệu quả. Song do hoàn cảnh lớp học, do thời gian…không phải lúc nào cũng tổ chức nhóm được. Vì vậy, có thể trao nhiệm vụ khám phá cho cả lớp bằng lời, bằng hình chiếu, hình vẽ, bằng một thí nghiệm đơn giản hoặc bằng việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho DH. Khi tổ chức DHKP cần chú ý các yêu cầu sau:
Các nhiệm vụ khám phá phải được chuẩn bị trước trong giáo án (nội dung, hình thức giao nhiệm vụ, thời gian tiêu chí cho một nhiệm vụ). Không được tự tiện ra nhiệm vụ khám phá mà không có sự chuẩn bị.
24
Việc HS tìm ra lời giải đúng là rất tốt song đó không phải là mục đích chính của DHKP nói chung, của nhiệm vụ khám phá nói riêng. Việc tổ chức PPDH này sẽ tập cho các em có thói quen tư duy trước một tính huống (óc phê phán, sáng tạo, nhạy bén,…) tạo cơ hội cho các em làm việc tập thể khi giải quyết một nhiệm vụ khó khăn (trao đổi, thao luận). Đây cũng là một cách thay đổi không khí học tập tích cực. Vì vậy, có thể có 2 tình huống xảy ra khi giao nhiệm vụ khám phá cho HS:
- HS giỏi có thể trả lời ngay, giơ tay xin phát biểu. Trong trường hợp này phải nói cho các em đó là chúng ta cần có sự làm việc tập thể để cho mọi người trao đổi tìm kiếm.
- Có thể cả lớp không giải quyết được nhiệm vụ khám phá. GV cần đưa ra PA gợi ý (đã chuẩn bị trong giáo án). Nếu thấy có chiều hướng bế tắc thì thông báo lời giải và giải thích cách tìm kiếm kết quả để có thể nhanh chóng tiếp tục tiến độ bài giảng.
Chính vì những yêu cầu chặt chẽ của DHKP như trên mà GV cần chuẩn bị nghiêm túc, cẩn thận giáo án giờ DHKP, nhất là các nhiệm vụ khám phá kể cả nội dung lẫn hình thức cũng như dự kiến trước các tình huống sẽ xảy ra khi trao nhiệm vụ khám phá cho HS để có PA giải quyết.
Đa phần các nhiệm vụ khám phá nằm dưới dạng câu hỏi hoặc mệnh lệnh. Có 4 loại câu hỏi:
Câu hỏi loại phát biểu.
Câu hỏi loại trình bày.
Câu hỏi loại giải thích.
Câu hỏi loại luận chứng.
Mức độ câu hỏi loại 1 và 2 không thể dùng làm nhiệm vụ khám phá được vì yêu cầu của câu trả lời đơn giản, HS chỉ tái hiện, bắt chước là đủ để trả lời, câu hỏi loại 4 thì quá phức tạp, độ khó cao, yêu cầu HS phải có óc tổng hợp. Cho nên có thể chọn loại câu hỏi giải thích là nhiệm vụ khám phá.
2.2.4. PP dạy và học hợp tác nhóm.
Theo cách dạy này, lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ 4-6 HS. Tùy mục đích sư phạm và vấn đề học tập mà GV phân nhóm, duy trì hoặc thay đổi nhóm theo từng tiết học, các nhóm có nhiệm vụ giống hoặc khác nhau. Trong mỗi nhóm có nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân chia công việc cho các nhóm viên thực hiện một phần công việc. Trong khi thực hiện công việc, các thành viên làm việc tích cực và GV cần có biện pháp tạo không khí thi đua giữa các nhóm. Kết quả làm việc mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp và mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả trước toàn lớp. Các nhóm có thể trao đổi tranh luận với nhau về kết quả nhóm khác cũng như nhóm mình.
Tiến trình DH theo nhóm (có thể 1 phần, 1 tiết học,…) gồm:
GV làm việc chung với cả lớp:
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
Hướng dẫn tiến trình hoạt động của các nhóm.
HS làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên. Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.
25
Các nhóm trao đổi, thảo luận chung.
GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí và đưa ra kết luận cuối cùng. Chỉ ra nhũng kiến thức HS cần lĩnh hội.
Với PPDH hợp tác nhóm, cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết cho nhau, cũng như những vướng mắc, những boăn khoăn suy nghĩ của bản thân và cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự trao đổi thảo luận giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ bài hơn.
Tuy nhiên, dạy và học theo nhóm tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học và thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có kết quả. Không nên lạm dụng PP này và đề phòng xu hướng hình thức. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
2.2.5. PP tự học.
Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được PP, kĩ