Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn từ 2012 đến năm 2014 (Trang 38)

Phú Lương

4.2.1. Tình hình qun lý s dng đất trên địa bàn huyn Phú Lương

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Phú Lương về cơ bản đã thực hiện theo đúng13 nội dung trong luật đất đai 2003. Cụ thể UBND huyện thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các văn bản liên quan đến quản lý đất đai. Qua đó uốn nắn kịp thời các trường hợp vi phạm trong công tác quản lí trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để người dân biết góp ý trong qúa trình thực hiện. Để quản lí theo luật định hướng cho người sử dụng đúng mục đích có hiệu quả UBND huyện đã giao cho cơ quan quản lí đất đai huyện phối hợp các cơ quan trung ương quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993, 2013. Kết quả trên địa bàn huyện đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất của 16 xã, thị trấn và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất. Kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng các văn bản pháp luật về đất đai và bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính đã hoàn thành việc chôn mốc địa giới hành chính, lập bộ hồ sơ, bản đồ.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử

dụng đất. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu mới do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Chất lượng công tác kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao qua các đợt thống kê, kiểm kê, đồng thời đã hạn chếđược sự sai lệch giữa số liệu và bản đồ.

Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹđất” của huyện và các tổ chức tư vấn về giá

đất, về bất động sản trên địa bàn huyện chưa được thành lập, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển quyền sử dụng đất nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Công tác này hiện tại đang được Uỷ ban nhân dân huyện khắc phục trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và thông qua Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Thực hiện công tác tiếp dân định kỳ tại phòng tiếp dân huyện và các xã, thị trấn, để kịp thời xử lý các vi phạm về công tác quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, hạn chế xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, gây điểm nóng và không để tồn đọng các đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp.

4.2.2. Hin trng s dng đất ca huyn Phú Lương

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Lương là 36 895ha . Trong đó:

Tổng diện tích nông nghiệp có diện tích 30563 ha, chiếm 82,84% diện tích tự nhiên của huyện, diện tích phi nông nghiệp có diện tích 5715 ha, chếm15,50% . Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2014 STT Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 36.895,00 100,0 1 Đất nông nghiệp NNP 30.563,00 82,84 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.483,00 40,84 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.810,00 46,65 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUC 4.093,00 70,45 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.668,00 29,55 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.673,00 53,46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17.246,00 56,43 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 14.685,00 85,15 1.2.3 Đất trồng rừng phòng hộ RPH 2.561,00 14,85 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 834,00 2,73 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 5,64 0,44

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.712,00 15,50

2.1 Đất ở OTC 1.698,00 29,72

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.634,00 96,23

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 64, 3,77 2.2 Đất chuyên dùng CDG 167,86 13,01 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,21 0,02 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 591,00 19,16 2.2.3 Đất an ninh CAN 439,00 14,23

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 87,66 6,79

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1503 6,20

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,94 0,15

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8 0,46

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN 824 14,43

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 24 0,42

3 Đất chưa sử dụng CSD 616 1,66

a. Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện hiện có 12843 ha, chiếm 40,84% diện tích đất nông nghiệp và bằng 82,84% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:

* Đất trồng cây hàng năm: Có diện tích 5810 ha, chiếm 46,65% đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm phân bố ở hầu hết các tổ dân phố.

- Đất trồng lúa có 4093 ha (toàn bộ là đất chuyên trồng lúa nước), chiếm 70,45% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Đất trồng cây hàng năm khác có 1668 ha, chiếm 28,71% diện tích đất trồng cây hàng năm. Các loại cây hằng năm chủ yếu là thực phẩm, cung cấp cho các chợ trong huyện.

* Đất trồng cây lâu năm: Có 6673 ha, chiếm 53.46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ diện tích này là đất trồng cây ăn quả lâu năm được phân bố trong khu dân cư liền kề với đất ở của các hộ gia đình.

b. Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thủy sản của huyện có diện tích 834 ha, chiếm 2,73% diện tích đất nông nghiệp, toàn bộ là diện tích đất thuỷ sản ngọt.

c. Đất phi nông nghiệp

Đất ở của huyện có 1698 ha, chiếm 27.92% diện tích Phi nông nghiệp. Trong đó, đất ở tại nông thôn chiếm 1634 ha chiếm 96,23%. Đất ở tại đô thị chiếm 64 ha chiếm 3,77%.

d. Đất chuyên dùng

Đất chuyên dùng có 3085 ha chiếm 54,01% . Trong đó , đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp chiếm 14 ha (0,45%), đất quốc phòng chiếm 591 ha(19,16%), đất an ninh chiếm 439 ha(14,23%), đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 539 ha(17,47%), đất có mục đích công cộng chiếm 1503 ha(48,7%).

e. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Do trên địa bàn còn ít người theo tôn giáo nên diện tích cho loại đất này chỉ có 8 ha chiếm 0,11% tổng diện tích phi nông nghiệp.

f. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nghĩa trang, nghĩa địa có 75ha chiếm 1,31%.

g. Đất mặt nước chuyên dùng

Diện tích đất mặt nước chuyên dùng có 824ha chiếm 14,43% tổng diện tích phi nông nghiệp.

h. Đất phi nông nghiệp khác

Diện tích đất phi nông nghiệp khác chỉ chiếm một phần nhỏ là 24ha, 0,42% toàn huyện.

i. Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng có diện tích 616 ha chiếm 1,67% so với diện tích đất tự nhiên. Số lượng còn lại rất ít.

4.3. Đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương giai

đoạn 2012 - 2014

4.3.1. Thanh tra công tác qun lý quy hoch, kế hoch s dng

Do ý thức được tầm quan trọng của việc quy hoạch, nên công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai luôn được cấp ủy và chính quyền huyện quan tâm. Từ khi Luật đất đai năm 2003 được thực thi 1/7/2004, UBND huyện đã chỉđạo các UBND thị trấn, xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở những quy định chung của tỉnh, từ đó UBND huyện đã lập được bản quy hoạch sử dụng đất của huyện phù hợp với định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú giai đoạn Lương 2011 - 2020. UBND huyện đã tiến hành công bố công khai quy hoạch đồng thời căn cứ vào các nội dung của đồ án quy hoạch chung tính toán cân đối quỹđất nhằm đáp ứng được yêu cần phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011- 2015 và được định hướng đến năm 2020.

Những năm gần đây công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức ngày càng đạt kết quả tốt. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các thị trấn, xã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015, tiếp tục thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo Luật đất đai năm 2003, nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi

hành Luật đất đai, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề cao tính hợp lý trong sử dụng các loại đất, hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Việc triển khai kế hoạch được phê duyệt ở các xã, thị trấn nhìn chung còn chậm, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND các xã, thị trấn phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đạt tiến độđề ra, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện cần phải chỉđạo giám sát, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đểđảm bảo tính khả thi của dự án.

Qua việc kiểm tra việc lập quy hoạch sử dụng đất tại các thị trấn, xã đều thực hiện đúng quy định của ngành và định hướng quy hoạch của huyện, đã tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai ở huyện được chặt chẽ và thuận lợi hơn. Đất đai được sử dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ổn định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Phú Lương vẫn còn một số tồn tại như: phương án quy hoạch chưa được khả thi, một số thị trấn, xã chưa thực hiện công khai, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vẫn còn những quy hoạch treo. Điều này dẫn đến tình trạng khi Nhà nước cần sử dụng đất thì gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến việc xây dựng của huyện.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND huyện Phú Lương cần chỉ đạo các ngành phải tăng cường bố trí cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tham gia công tác quy hoạch. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, đảm bảo các quyết định giao đất, thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tránh tình trạng chồng chéo, bất cập.

4.3.2. Kết qu thanh tra, kim tra vic thc hin pháp lut đất đai ca người s

dng đất

4.3.2.1. Thanh tra, kiểm tra đối với tình hình sử dụng đất không đúng mục đích được giao.

Đất sử dụng không đúng mục đích là đất không sử dụng đúng theo mục đích sử dụng đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất hoặc cho thuê đất… Các vi phạm của các chủ sử dụng đất chủ yếu là: chuyển đất lúa sang đất ở, đất lúa sang đất màu hoặc nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từđất vườn tạp sang đất ở… mà không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hay không được phép của chính quyền địa phương. Hầu hết các trường hợp chuyển đổi là chuyển sang đất ở, tự ý dãn dân không theo quy hoạch do nhu cầu tách hộ. Còn lại một số trường hợp là do nắm bắt kế hoạch sử dụng đất trong thời gian sắp tới, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất để lấy tiền đền bù khi giải phóng mặt bằng, các trường hợp này thường là lợi dụng chức vụ và các mối quan hệ trong ngành để chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 4.2: Kết quả thanh tra sử dụng đất không đúng mục đích của các hộ gia

đình, cá nhân trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2012 – 2014

STT Năm Số vụ Diện tích (m2) 1 2012 69 153586,88 2 2013 15 38326,8 3 2014 133 112130,72 Tổng 217 304044,4

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)

Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.2 ta thấy trong những năm qua trên địa bàn của huyện Phú Lương có 217 vụ sử dụng đất không đúng mục đích tương ứng với 304.044,4 m2 diện tích đất thuộc địa bàn huyện.

Hình 4.1: Biểu đồ thống kê kết quả thanh tra sử dụng đất không đúng mục

đích của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2012 – 2014

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng trong giai đoạn 2012 – 2013 số trường hợp vi phạm đã giảm với tỉ lệ tương đối lớn giảm, giai đoạn 2013 – 2014 các trường hợp lại tăng lên rất nhiều lần, có thể nhận thấy rằng việc quản lí của các cơ quan chủ thể quản lí đất đai vẫn còn lỏng lẻo, việc quản lí chưa đạt được hiệu quả cao.

Bảng 4.3 Phân loại đất vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích của các hộ

gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2012 – 2014

STT Năm

Loại đất vi phạm

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Số vụ Diện tích (m2) Số vụ Diện tích (m2) 1 2012 31 82075,44 38 71529,44 2 2013 3 339,00 12 38023,80 3 2014 76 56996,42 57 55134,30 Tổng 110 139410,86 107 164687,54

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)

0 20 40 60 80 100 120 140 2012 2013 2014 Sốvụ năm

(

Hình 4.2: Biểu đồ thống kê loại đất vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2012 – 2014

Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 ta thấy rằng giai đoạn 2012 – 2014 có 110 vụ với tổng diện tích là 139410,86 m2 sai phạm về đất nông nghiệp chuyển sang diện tích đất phi nông ngiệp mà không được chính quyền địa phương cho phép và 107 vụ sai phạm về đất phi nông ngiệp, các hộ gia đình cá nhân tự ý chuyển đất vườn, đất canh tác sang mục đích sử dụng đất khác.

Đoàn thanh tra, kiểm tra đã lập biên bản đối với các trường hợp vi phạm và đang được các ban ngành liên quan tìm biện pháp xử lý.

Việc thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất tại huyện Phú Lương năm 2014 đã phát hiện nhiều vụ vi phạm và xử phạt hành chính thu và nộp ngân sách 43.559.000 đồng. Nguyên nhân của tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích là do: Người dân thiếu hiểu biết, hoặc do người dân bắt buộc phải sử dụng vào mục đích đất ở nhưng không đủ tiền nộp lệ phí hoặc cố tình vi phạm pháp luật nhằm mưu lợi cá nhân. Bên cạnh đó, còn do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, không nắm bắt địa bàn một cách sát sao, lợi dụng sự quen biết.

Để hạn chế một cách tối đa tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích thì

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn từ 2012 đến năm 2014 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)