Phương pháp kế thừa bổ sung

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn từ 2012 đến năm 2014 (Trang 26)

Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp tng hp phân tích x lý tài liu

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.

- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

3.2.5. Phương pháp tng hp phân tích x lý s liu

- Sử dụng phần mềm Word, Excel,... để tính toán, tổng hợp số liệu và viết báo cáo.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km theo quốc lộ 3, với vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Nam giáp Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ và phía Tây giáp huyện Đại Từ.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 ha với 16 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã. Thị trấn Đu là trung tâm huyện lỵ.

Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn – Cao Bằng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế.

4.1.1.2. Địa hình, diện mạo

Địa hình của huyện Phú Lương khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 400m.

Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 ÷ 400m, độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ dốc trên 20o. Các xã phía Nam huyện có địa hình bằng phẳng hơn, độ dốc thường dưới 15o, tương đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quảđo trên bản đồ địa hình 1/25.000 của huyện thì diện tích có độ dốc tương đối bằng (dưới 8o) chiếm 30,4% diện tích của huyện, diện tích có độ dốc trên 20o chiếm 31,3% diện tích của huyện.

4.1.1.3. Khí hậu

Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ

xuống thấp, có khi tới 30oC, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 220C, tổng tích nhiệt độ 80000C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27,20C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất.

- Chếđộ mưa: Phú Lương có lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.000 – 2.100mm/năm. Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10.

- Độẩm: Phú Lương có độẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 ÷ 84%. - Nắng: Phú Lương có số giờ nắng khá cao trung bình 5 ÷ 6 giờ/ngày (đạt khoảng 1.630 giờ/năm), các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, và tháng số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2.

- Gió: Phú Lương có 2 hướng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 ÷ 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.

4.1.1.4. Thủy văn

Phú Lương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, (bình quân 0,2km/km2), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, mùa mưa nước dồn nhanh về các sông chính tạo nên dòng chảy xiết, lũ, ngập các tuyến đường.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện, trên địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi: Diện tích khoảng 37 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.

- Đất phù sa ngòi suối: Diện tích khoảng 1.381 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lương.

- Đất phù sa có tầng loang lổđổ vàng: Diện tích khoảng 468 ha, phân bố tập trung ở xã Hợp Thành.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 193,00 ha, phân bố tập trung ở khu vực xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 527,00 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất bạc màu: Diện tích khoảng 312,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Đổ, Cổ Lũng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.496,00 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích khoảng 881,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc. Chủ yếu phân bốởđộ dốc trên 200.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích khoảng 4.731 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bốởđộ dốc 10 ÷ 200 và thường có tầng đất mỏng.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, diện tích khoảng 13.050 ha, (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 ÷ 250, đa số diện tích có tầng dày 50 ÷ 70cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông - lâm kết hợp.

- Đất nâu đỏ trên đá mác ma ba zơ và trung tính: Diện tích khoảng 4.187 ha, phân bố ở khu vực phía bắc xã Yên Ninh, phía tây xã Phấn Mễ, Phủ Lý - Yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thường có độ dốc cao 20 ÷ 250.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 ÷ 250, độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả).

4.1.1.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình 2.000 ÷ 2.100 mm/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều, trong đó có sông lớn như sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lương cũng khá dồi dào. Ngoài ra trên địa bàn huyện có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồĐầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Nguồn nước ngầm

Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 ÷ 2m, trên các vùng đồi núi thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2 ÷ 5 m), các tầng chứa nước là lỗ hổng ở Phú Lương có bề dày khá lớn (10 ÷ 30 m). Nguồn nước ngầm ở Phú Lương khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Về chất lượng nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá trong khoảng 0,2 ÷ 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.7. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến 1/1/2011 toàn huyện Phú Lương có 17.242,74 ha đất lâm nghiệp với 2 loại rừng là đất rừng phòng hộ chiếm 14,86% và đất rừng sản xuất 85,14%. Trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên là 3.168,32 ha, đất có rừng trồng là 10.500,94 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 970,74 ha và đất trồng rừng sản xuất là 41,27 ha.

4.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát của Liên Đoàn Địa chất, trên địa bàn huyện Phú Lương có một số loại khoáng sản sau:

- Mỏ than: Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Khánh Hòa …đang khai thác;

- Mỏ quặng Ilmenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác; - Mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu. Đất Cao Lanh ở Phấn Mễ, Cổ Lũng. Trữ lượng khoảng 2,0 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.

Mỏ Titan ở Động Đạt. Trữ lượng khoảng 40 triệu tấn, đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý, Động Đạt.

- Mỏđá: vẫn đang được khai thác ở các lòng sông, suối của huyện như mỏđá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lượng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3 đã được cấp phép khai thác phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận.

- Đất sét: khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở Cổ Lũng. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn huyện.

4.1.1.9. Tài nguyên nhân văn

* Tài nguyên nhân văn: Phú Lương là vùng đất có truyền thống yêu nước, hiếu học. Qua quá trình hình thành và phát triển để lại nơi đây nhiều di tích (68 di tích lịch sử, 48 di tích kiến trúc nghệ thuật), trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng như: Khu di tích Đền Đuổm và Núi Đuổm (Động Đạt), Địa điểm Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952, khu di tích Khuân Luân (Hợp Thành), di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Long (Cổ Lũng), Bãi Đu...

Ngoài ra Phú Lương là huyện có nhiều dân tộc sinh sống.

* Tài nguyên du lch: Phú Lương có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong huyện và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác và phát triển, với các loại hình như: Du lịch lịch sử văn hóa với miền văn hóa Sán Chay ở Đồng Tâm, làng Pháng, Đồng Xiền – Cây Thị, Làng Hạ, du lịch về chiến khu ATK; du lịch sinh thái rừng....

4.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Mặc dù nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của các ngành, các cấp kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định 11,39%/năm (vượt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Lương đề ra).

Cơ cấu kinh tế của huyện theo GDP phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh, xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản. Ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

4.1.2.2. Khu vực các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản

Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác, nuôi trồng thủy sản bước đầu gắn với công nghiệp và chế biến; kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng khu vực. Nhiều ngành nghề nông thôn được khôi phục, phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

* Khu vc kinh tế công nghip

Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng trong những năm qua luôn có sự tăng nhanh về số lượng sản phẩm, số cơ sở sản xuất. Hiện tại các ngành đang phát triển trên địa bàn huyện là công nghiệp khai thác khoáng sản, xản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa. Công nghiệp trên địa bàn phần lớn là công nghiệp trung ương; công nghiệp địa phương chủ yếu còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các khu công nghiệp tập trung đang hình thành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Xây dựng trên địa bàn vẫn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Khu vc kinh tế thương mi - dch v- du lch

Hoạt động thương mại, dịch vụ: trong những năm qua phát triển khá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Các phương thức kinh doanh đa dạng, bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, bước đầu đã có sự liên kết giữa sản xuất và thương mại, nhất là các sản phẩm lợi thế của huyện.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Hin trng dân s và s phân b dân cư

đó nữ giới có 53.052 người và nam giới có 53.120 người), dân số khu vực thành thị 7.911 người, dân số khu vực nông thôn 98.261 người. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, dân tộc Nùng chiếm 4,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 8,5%, dân tộc Dao 4,4%, dân tộc Sán Dìu 3,29%, còn lại các dân tộc khác như Thái, Hoa, H, Mông.

Lao động

Trong những năm gần đây cơ cấu lao động của huyện đang có sự chuyển dịch khá tích cực với xu thế giảm dần lao động nông, lâm nghiệp sang các ngành thương mai, dịch vụ, công nghiệp.

Vic làm

Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNT huyện đã giải quyết và tạo thêm việc làm mới cho 45.507 lượt lao động. Nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 68,2% lên 72,8%; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%.

Công tác dạy nghềđã từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập, nhu cầu tìm việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động trên địa bàn. Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động ở nông thôn.

Thu nhp và mc sng

Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh, các điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể, ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu. Đến năm 2010 toàn huyện còn 5.278 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,61%, như vậy qua 5 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm được 11,9%, bình quân mỗi năm giảm 2,98%.

4.1.3. Thc trng phát trin cơ s h tng

4.1.3.1. Thực trạng phát triển hệ thống giao thông

Thc trng phát trin giao thông

Phú Lương có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 574,5 km gồm 126,5 km đường xã, 448 km đường liên thôn.

a. Quốc lộ:

- Quốc lộ 3: Đây là tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ phía Bắc xuống phía Nam huyện. Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 43 km, nền

đường rộng 12m, toàn bộ mặt đường được trải bê tông nhựa.

- Quốc lộ 37: Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 1,87 km, nền đường rộng

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn từ 2012 đến năm 2014 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)