Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn từ 2012 đến năm 2014 (Trang 54 - 55)

4.3.5.1. Thuận lợi

Huyện Phú Lương có vị trí thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, nhu cầu của cuộc sống ngày một cao, đời sống tiên tiến hơn. Huyện đã khai thông và mở rộng nhiều tuyến đường để thuận tiện đi lại và giao lưu văn hóa, buôn bán. Cũng vì thế việc đi lại phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý được diễn ra một cách dễ dàng hơn. Tỉ lệ người dân có trình độ văn hóa, tính nhận thức cao, đã số đã có ý thức chấp hành thực hiện luật pháp vềđất đai.

4.3.5.2. Hạn chế, tồn tại

Số lượng biên chế cán bộ thanh tra còn thiếu phần lớn cán bộ thanh tra không được đào tào chuyên sâu về một số lĩnh vực (như lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai…), năng lực không đồng đều, phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực cơ bản của ngành, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với các đơn vị chưa nhiều.

Do khối lượng công việc lớn, nhiều vụ việc đột xuất, nhiều vụ việc phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, chính quyền địa phương trong khi sự phối hợp của các cơ quan có liên quan chưa thực sự hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa được thường xuyên, liên tục. Việc xử lý một số tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm luật đất đai theo kết luận thanh tra chưa kịp thời, dứt điểm, một số dự án triển khai còn chậm, doanh nghiệp sử dụng đất chưa hiệu quả.

Sự quản lí của các cơ quan quản lí còn buông lỏng, chưa giải quyết dứt điểm các tồn tại và thiếu sót.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn từ 2012 đến năm 2014 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)