4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Mặc dù nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của các ngành, các cấp kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định 11,39%/năm (vượt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Lương đề ra).
Cơ cấu kinh tế của huyện theo GDP phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh, xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản. Ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
4.1.2.2. Khu vực các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản
Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác, nuôi trồng thủy sản bước đầu gắn với công nghiệp và chế biến; kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng khu vực. Nhiều ngành nghề nông thôn được khôi phục, phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng trong những năm qua luôn có sự tăng nhanh về số lượng sản phẩm, số cơ sở sản xuất. Hiện tại các ngành đang phát triển trên địa bàn huyện là công nghiệp khai thác khoáng sản, xản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa. Công nghiệp trên địa bàn phần lớn là công nghiệp trung ương; công nghiệp địa phương chủ yếu còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các khu công nghiệp tập trung đang hình thành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Xây dựng trên địa bàn vẫn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ- du lịch
Hoạt động thương mại, dịch vụ: trong những năm qua phát triển khá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Các phương thức kinh doanh đa dạng, bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, bước đầu đã có sự liên kết giữa sản xuất và thương mại, nhất là các sản phẩm lợi thế của huyện.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
đó nữ giới có 53.052 người và nam giới có 53.120 người), dân số khu vực thành thị 7.911 người, dân số khu vực nông thôn 98.261 người. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, dân tộc Nùng chiếm 4,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 8,5%, dân tộc Dao 4,4%, dân tộc Sán Dìu 3,29%, còn lại các dân tộc khác như Thái, Hoa, H, Mông.
Lao động
Trong những năm gần đây cơ cấu lao động của huyện đang có sự chuyển dịch khá tích cực với xu thế giảm dần lao động nông, lâm nghiệp sang các ngành thương mai, dịch vụ, công nghiệp.
Việc làm
Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNT huyện đã giải quyết và tạo thêm việc làm mới cho 45.507 lượt lao động. Nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 68,2% lên 72,8%; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%.
Công tác dạy nghềđã từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập, nhu cầu tìm việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động trên địa bàn. Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động ở nông thôn.
Thu nhập và mức sống
Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh, các điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể, ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu. Đến năm 2010 toàn huyện còn 5.278 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,61%, như vậy qua 5 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm được 11,9%, bình quân mỗi năm giảm 2,98%.
4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.3.1. Thực trạng phát triển hệ thống giao thông
Thực trạng phát triển giao thông
Phú Lương có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 574,5 km gồm 126,5 km đường xã, 448 km đường liên thôn.
a. Quốc lộ:
- Quốc lộ 3: Đây là tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ phía Bắc xuống phía Nam huyện. Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 43 km, nền
đường rộng 12m, toàn bộ mặt đường được trải bê tông nhựa.
- Quốc lộ 37: Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 1,87 km, nền đường rộng 6m, toàn bộ mặt đường được trải nhựa.
- Đường tránh đoạn nối Quốc lộ 3 đi quốc lộ 1B (tuyến tránh thành phố Thái Nguyên dài 1,8km) đã thi công xong năm 2007
b. Tỉnh lộ:
Có 2 tuyến (đường 263 và đường 268) với tổng chiều dài 14 km, các tuyến đường có rộng nền 5 ÷ 7 m trong đó: Đường tỉnh 268 dài 3 km; đường tỉnh 263 dài 11km cả hai tuyến đường đều được rải nhựa cấp phối
c. Đường liên xã:
tổng chiều dài 126,5 km (50 km đường đá, nhựa, 10 km đường cấp phối và còn lại đường đất)
Đường liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài 448 km trong đó đã nâng cấp được 7 – 10km đường bê tông xi măng, còn lại là đường đất và cấp phối. Các tuyến đường này huyện có nền phổ biến từ 3 ÷ 5m. Đến nay 100% số xã có đường ô tô vềđến trung tâm xã. Về cơ bản các tuyến đường này được hình thành theo nhu cầu đi lại của nhân dân.
Mặc dù hệ thống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triển đáng kể, hệ thống giao thông đường bộ được tập trung đầu tư cả về quy mô và chất lượng tuy nhiên mạng lưới phân bố chưa đồng đều giữa các vùng, quy mô đường nhỏ, các tuyến đường huyện, đường xã còn nhiều tuyến chưa được xếp loại; đường đến các thôn, bản chủ yếu là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn; hệ thống cầu cống còn thiếu, còn nhiều cầu tải trọng thấp, khổ hẹp không đáp ứng được khả năng thông xe.
4.1.3.2. Thủy lợi Thủy lợi
Trong những năm qua các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được đầu tư đáng kể từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chính vì vậy năng lực tưới ngày càng được nâng lên. Đến năm 2010 toàn huyện có 193 công trình thủy lợi lớn, nhỏ (29 bơm; 49 hồ; 9 đập; 61 ao đầm; 45 phai), hàng trăm km kênh mương dẫn nước và kênh nội mương đồng, đảm bảo tưới tiêu cho 1.947/4.099 ha ruộng.
Hệ thống thoát nước: Đa phần trên địa bàn huyện và cả hai thị trấn thoát nước vẫn là tự chảy.
4.1.3.3. Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo
* Về cơ sở vật chất trường lớp: Tiếp tục được đầu tư, tu sửa và làm mới, trong thời gian qua huyện đã triển khai xây dựng chương trình 250 phòng học cấp 4 và 100 phòng học cao tầng (tổng vốn 13,2 tỷđồng chưa kể vốn của dân đóng góp). Tính đến cuối năm học 2009 - 2010 trên địa bàn toàn huyện có 60 trường công lập với 1470 phòng học; trong đó:
- Mầm non: 17 trường, trong đó có 3 trường công lập, 14 trường bán công; với 318 phòng học;
- Tiểu học: 27 trường với 595 phòng học;
- Trung học cơ sở: 16 trường với 491 phòng học; - Phổ thông trung học: 02 trường với 66 phòng học
* Về chất lượng giáo dục: Công tác giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm đầu tư phát triển, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, hạnh kiểm tốt đều đạt cao hơn năm trước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; xây dựng trường; thư viện đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học; việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non ngày càng có hiệu quả. Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2011, toàn huyện có 35 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 03 trường đạt chuẩn mức độ 2.
4.1.3.4 Thực trạng phát triển y tế
Trên địa bàn huyện hiện nay có có 1 trung tâm Y tế; 1 phòng khám đa khoa huyện và 16 xã, thị trấn đều có trạm y tế xã đã và đang được từng bước xây dựng mới, mua sắm các trang thiết bị y tế hiện đại. Tổng số giường bệnh 14 giường, trong đó trung tâm y tế 75 giường bệnh, phòng khám đa khoa có 5 giường bệnh, còn lại là các trạm y tế xã thị trấn. Tổng số cán bộ ngành y dược trên địa bàn là 132 người, trong đó có 40 bác sỹ đại học và trên đại học (đạt tỷ lệ 30 bác sỹ trên 10 vạn dân), 50 y sỹ, kỹ thuật viên; 39 y tá, điều dưỡng viên; 3 dược sỹ trung cấp. Hiện tại có 7
xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.
4.1.3.5 Hệ thống điện sinh hoạt
Huyện đã có 100% xã, thị trấn và 95% số hộ sử dụng điện. Bình quân hàng năm lượng điện do ngành điện cung cấp cho tiêu thụ vào khoảng 25 ÷ 27 triệu KW/giờ, đạt 100% kế hoạch, giá thành điện ổn định; tổng số trạm biến áp đến nay là 71 trạm.
4.1.4. Đánh giá chung về kinh tế- xã hội tác động đến việc sử dụng đất
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, dẫn đến mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực, mặt khác quá trình đô thị hoá, người dân bị mất đất, nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng cao cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy chưa phát triển đồng bộ, song đã và đang được UBND huyện quan tâm, địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện theo cơ chế vào các dự án phát triển đô thị hoá, phát triển khu dân cư, công trình phúc lợi xã hội… Phương hướng được xác định là cải tạo kết hợp với phát triển các dân cư mới để giải quyết vấn đề về nhà ở cho nhân dân, không chỉ trên địa bàn huyện và theo quy hoạch chung của tỉnh.
Để đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, cần tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Dự kiến quỹ đất dành cho mục đích xây dựng, mở rộng và phát triển các công trình giao thông, đất ở có quy mô tập trung, các khu thương mại - dịch vụ và công trình phúc lợi,... sẽ tác động đến quỹ đất của huyện.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, y tế,...) sẽ đòi hỏi một quỹ đất lớn.
Việc lấy đất dùng vào xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ đời sống của nhân dân là tất yếu cũng như để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó cần quỹ đất để quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng các công trình văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh... Điều này cũng tác động đến quỹ đất của huyện.
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, áp lực đối với đất đai của phường ngày càng lớn, dẫn đến thay đổi hiện trạng sử dụng đất hiện nay. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học đảm bảo tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tương lai.
4.2. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương Phú Lương
4.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương
Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Phú Lương về cơ bản đã thực hiện theo đúng13 nội dung trong luật đất đai 2003. Cụ thể UBND huyện thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các văn bản liên quan đến quản lý đất đai. Qua đó uốn nắn kịp thời các trường hợp vi phạm trong công tác quản lí trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để người dân biết góp ý trong qúa trình thực hiện. Để quản lí theo luật định hướng cho người sử dụng đúng mục đích có hiệu quả UBND huyện đã giao cho cơ quan quản lí đất đai huyện phối hợp các cơ quan trung ương quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993, 2013. Kết quả trên địa bàn huyện đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất của 16 xã, thị trấn và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất. Kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng các văn bản pháp luật về đất đai và bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính đã hoàn thành việc chôn mốc địa giới hành chính, lập bộ hồ sơ, bản đồ.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử
dụng đất. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu mới do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Chất lượng công tác kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao qua các đợt thống kê, kiểm kê, đồng thời đã hạn chếđược sự sai lệch giữa số liệu và bản đồ.
Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹđất” của huyện và các tổ chức tư vấn về giá
đất, về bất động sản trên địa bàn huyện chưa được thành lập, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển quyền sử dụng đất nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Công tác này hiện tại đang được Uỷ ban nhân dân huyện khắc phục trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và thông qua Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột