của tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua tình hình cấp GCNQSD đất đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, chú trọng nhằm hoàn thành kế hoạch cấp giấy đã đề ra. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các thủ tục hành chính về cấp GCNQSD đất, cải tiến về thủ tục hồ sơ hành chính, trình tự thời gian giải quyết; rút ngắn thời gian giải quyết, loại bỏ bớt khâu trung gian. Đến nay các huyện trong tỉnh việc cấp GCNQSD đất cơ bản đã hoàn thành cho những trường hợp đủ điều kiện góp phần ổn định về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 19/2004/CT-UB ngày 29/10/2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy nhằm hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSD đất.
- Ngày 16/09/2005 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1883/2005/QĐ UBND công nhận hạn mức đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Quyết định số: 325/2006/QĐ-UBND ngày 27/02/2006 quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003 và phù hợp với thực tế của địa phương.
- Ngày 14/05/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 867/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Ngày 14/05/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 868/QĐ-UBND về việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành nhiều văn bản chỉđạo và giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp GCNQSD đất. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCNQSD đất và các vấn đề có liên quan.
Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho địa phương trong tiến độ cấp GCNQSD đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành chuyển giao trang thiết bị, phần mềm và hướng dẫn nghiệp vụ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường về cấp GCNQSD đất đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu cầu quy định. Đến nay các huyện đã phát huy được các điều kiện trên trong công tác cấp giấy.
Trong quá trình triển khai thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên của Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết các vướng mắc.
Công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các hồ sơ theo đúng quy chế “một cửa”, tại Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện, cấp xã.
Các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công cũng đã thành lập Ban chỉđạo cấp GCNQSD đất và tổ chức chuyên viên giúp việc; lập kế hoạch cấp GCNQSD đất. Ban chỉ đạo cấp GCNQSD đất một số địa phương đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ cấp giấy của cấp xã, tập trung về nhân lực và kinh phí để phục vụ cho tình hình cấp GCNQSD đất. Phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình địa phương thường xuyên tuyên truyền pháp luật đất đai và các vấn đề có liên quan cho người dân, giúp cho người sử dụng đất hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc quản lý và sử dụng đất.
Nhìn chung đến nay các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh ban hành và các văn bản chỉđạo, hướng dẫn thực hiện đầy đủ, rõ ràng, đúng với pháp luật và phù hợp với thực tiễn tại địa phương, kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ và giải quyết các vướng mắc trong khi thực hiện. Góp phần tích cực, thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định, đồng thời giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn ngày càng chặt chẽ và hiệu quả .
2.3.2. Sơ lược tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Công tác cấp GCNQSD đất trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Đạt được thành tích đó là do được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, các ngành có liên quan của tỉnh.
Năm 2013 thành phốđã chỉđạo quyết liệt, triển khai đồng bộ trên phạm vi 40 xã phường, thành lập đoàn kiểm tra có sự tham gia của thường trực
HĐND thành phố, lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo các phòng chuyên môn để kiểm tra thực hiện tại cơ sở.
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là: 18630,58 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 12266,51 ha chiếm 65,84%, đất phi nông nghiệp là 5992,86 ha chiếm 32,17%, đất chưa sử dụng là 371,19 ha chiếm 1,99%. Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố năm 2010 có: 27482 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 80.998 hộ gia đình, cá nhân và 629 tổ chức đã được cấp với diện tích đã cấp trên bản đồ địa chính lần lượt là 10027,17 ha và 969,62 ha, trên bản đồ khác lần lượt là 274,29 ha và 75,41 ha.
Hiện nay, để triển khai thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP thành phố đã chỉ đạo ban hành đề án một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, đã giải quyết cấp đổi giấy chứng nhận cho 11.417 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 1597/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái nguyên; đính chính cho 282 trường hợp; chuyển mục đích sử dụng đất cho 433 trường hợp [13].
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: UBND Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. - Thời gian: từ ngày 2 tháng 3 năm 2015 đến ngày 5/4/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2. Khái quát việc quản lý và sử dụng đất đai tại phường
3.3.2.1. Tình hình quản lý đất đai 3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai
* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp * Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp * Đất chưa sử dụng
3.3.2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại phường Trưng Vương
3.3.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014
- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân. - Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho các loại đất.
- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo các năm.
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Phường Trưng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thư viện: Nghiên cứu các văn bản pháp luật đất đai hiện hành - Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu về tình hình cấp GCNQSD đất tại Phường Trưng Vương.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ số liệu, tài liệu thu thập được phân tích vấn đề cần giải quyết.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học. - So sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cao.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên, trong địa giới phường Trưng Vương – TP. Thái Nguyên, là đầu mối trung tâm chính trị, hành chính, thương mại, văn hóa, thể dục thể thao, cây xanh,…của thành phố Thái Nguyên. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc: Giới hạn bởi bờ Sông Cầu từ cầu Gia Bẩy đến khu đất công ty nước sạch Thái Nguyên
- Phía Đông: Giới hạn bởi khu phát thanh truyền hình; đường Phùng Trí Kiên - Phía Nam: Giới hạn bởi đường Phan Đình Phùng
- Phía Tây: Giới hạn bởi đường Bắc Kạn
Với diện tích 98,83ha; là phường trung tâm nơi hội tụ 78 cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Trung ương, tình và thành phố. Trên địa bàn phường có sông Cầu cùng hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, tạo nhiều lợi thế cho phường trong việc mở rộng các mối quan hệ, giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Phường Trưng Vương có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20 – 30m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung địa hình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.
- Khí hậu:
Phường Trưng Vương có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong một năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân – Hạ - Thu – Đông.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 23°C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,70°C và trung bình tháng thấp nhất 16°C.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 – 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6; 7; 8; 9), chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 – 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Bão: Do nằm sâu trong đất liền nên phường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão.
Tóm lại: Với những phân tích như ở trên cho thấy phường nói riêng và thành phố nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi vềđiều kiện thời tiết, khí hậu.
- Thủy văn:
Trên địa bàn phường có sông Cầu với chiều dài qua phường khoảng 1,3km. Sông có độ dốc lớn, độ rộng và chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc theo mùa và chế độ mưa. Sông Cầu ngoài khả năng cung cấp nước còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lượng dinh dưỡng khá thích hợp cho phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên thực tế hiện nay và tiếp tục trong những năm tới đất đai của phường chủ yếu dành cho các mục đích phi nông nghiệp.
b. Tài nguyên nước
a, Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 – 1.800mm) và nước sông Cầu. Tuy nhiên lượng nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô lượng nước thường thấp hơn nhất là vào các tháng 1; 2; 3 hàng năm.
b, Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn phường chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu 4 – 5m. Hiện tại nguồn nước ngầm mới chỉ phục vụ cho sinh hoạt.
c. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của phường chỉ có một diện tích nhỏ: 0.95ha đất trồng rừng sản xuất, chiếm 0.35% diện tích tự nhiên của phường .
d. Tài nguyên nhân văn
Qua bao thế hệ với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, mảnh đất này đã sản sinh và nuôi dưỡng nên nhiều người con ưu tú để lại ngày nay những giá trị văn hóa. Ghi công những thành tựu và cống hiến, cho đến nay Đảng bộ và nhân dân Trưng Vương đã được phong tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước.
Mặt khác, là trung tâm văn hóa, chính trị của thành phố và của tỉnh, trên địa bàn phường đón nhận dân cư từ nhiều khu vực đến sinh sống mang
nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc, tôn giáo có một phong tục tập quán, sinh hoạt, nền văn hóa riêng biệt nhưng mang đặc điểm cơ bản nhất rất đáng trân trọng và phát huy là các dân tộc anh em ở Trưng Vương luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau mang đậm sắc thái của con người Việt Nam.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng thương mại và du lịch. Mức đầu tư kinh doanh và chất lượng hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở, của các hộđều tăng qua từng năm. Hoạt động thương mại du lịch tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Một số loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển nhanh: dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà trọ, ăn uống, internet, viễn thông, kinh doanh xe máy, kinh doanh vật liệu xây dựng, bách họa tự chọn, kinh doanh vận tải,…
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Những năm vừa qua, phường đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường áp dụng những biện pháp cải tiến, đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất. tuy nhiên, quỹđất nông nghiệp của phường còn không nhiều, tổng diện
tích đất nông nghiệp của phường chỉ có 3,20 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp thấp.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Cùng với chủ trương của thành phố xây dựng và phát triển cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn, phường đã áp ụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tuy gặp những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của lạm phát, sự biến động giá cả thị trường, dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát đầu năm và việc lập lại trật tự ATGT và mĩ quan đô thị trên địa bàn. Nhưng nhìn