cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường
Theo Điều 136 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại phường được quy định như sau :
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp GCNQSD đất.
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có). 2. Việc cấp GCNQSD đất được quy định như sau:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSD đất; xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSD đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất thì làm trích lục bản đồ địa chính
hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSD đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
c) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm a và điểm b khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp GCNQSD đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất .
2.3. Tình hình cấp GCNQSD đất trong cả nước
Khái quát tình hình cấp GCNQSD đất và quyền sở hữu tài sản trên đất từ khi có Luật Đất đai của năm 2011:
Tính đến tháng 12/2011, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với tổng diện tích trên 25 triệu ha đất, chiếm 76% tổng diện tích cần đo đạc, trong đó tỷ lệ 1:200 là 15,30 nghìn ha, tỷ lệ 1:500 là 237,80 nghìn ha, tỷ lệ 1:1000 là 1,526 nghìn ha, tỷ lệ 1:2000 là 4443,80 nghìn ha, tỷ lệ 1:5000 là 2181,50 nghìn ha, tỷ lệ 1:10000 là 15664,90 nghìn ha.
Cho đến nay các địa phương trong cả nước đã cấp được 35.394.800 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 20.264 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp đạt 85,1% diện tích, đất lâm nghiệp đạt 86% diện tích,
đất nuôi trồng thủy sản đạt 83% diện tích cần cấp, đất ở nông thôn đạt 79,3%, đất ởđô thịđạt 63,5%.
Phần lớn các địa phương đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế hồ sơ địa chính dạng giấy. Trong đó, hai tỉnh Đồng Nai và An Giang đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến cấp xã. Nhiều tỉnh khác đã xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính cho một số huyện, như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An.
Về xây dựng hồ sơ địa chính, Tổng cục Quản lý đất đai đã và đang phối hợp với Bộ Tài chính, chỉ đạo các địa phương rà soát. Dự án tổng thể xác định lại khối lượng thực hiện cho sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất tại 9 tỉnh. Đồng thời, Tổng cục cũng đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều chỉnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại 9 tỉnh tham gia dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam.
Cũng trong năm nay, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ tổ chức triển khai thực hiện Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Dự án thí điểm xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng đất nông, lâm trường quốc doanh.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay của Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương trong cả nước.
Thống kê chi tiết cho thấy, đối với đất sản xuất nông nghiệp, cả nước đã cấp được 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.500 ha đạt 81,3% so với tổng
diện tích đất nông nghiệp cần cấp giấy, trong đó có 29 Tỉnh đã hoàn thành cơ bản (đạt trên 90%) việc cấp GCN cho đất sản xuất nông nghiệp. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp, cả nước cũng đã cấp được hơn 1 triệu GCN với diện tích hơn 7,7 triệu ha, đạt 59,2% diện tích cần cấp. Đối với đất ở tại đô thị, cả nước cấp được khoảng 2,7 triệu giấy với diện tích gần 60.000 ha, đạt 56,9% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 7 Tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%). Đối với đất ở nông thôn, cả nước đã cấp được xấp xỉ 10 triệu GCN với diện tích hơn 376 ha, đạt 75% so với diện tích cần cấp GCN, trong đó có 13 tỉnh cơ bản hoàn thành.
Việc cấp GCN chậm không những làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài nguyên đất đai của Nhà nước và làm thất thoát nguồn thu ngân sách từ đất, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cản trở hoạt động đầu tư thông qua huy động nguồn vốn vay tín dụng từ thế chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, nguồn vốn tín dụng có khả năng huy động là rất lớn khi quyền sử dụng đất được công nhận là một loại hàng hoá đặc biệt của thị trường bất động sản.
Nói chung tiến độ cấp GCN hiện còn rất nhiều vướng mắc như:
+ Vấn đề mẫu giấy chứng nhận và các nội dung ghi trên giấy chứng nhận Bộ TN-MT không đơn phương quyết định được. Sự chậm trễ trong phối hợp của các Bộ, Ngành để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ không đơn thuần chỉ là do cơ chế chỉ đạo điều hành, đây đồng thời cũng là trở ngại lớn nhất trong tiến trình cải cách nền hành chính Quốc gia và quá trình hội nhập nước ta.
+ Hiện đang có 4 loại GCN tồn tại gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Luật Đất đai, 2003); giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (Luật Xây dựng, 2003);
giấy chứng nhận trụ sở thuộc sở hữu nhà nước (Quyết định số 20/1999/QĐ- BTC của Bộ Tài chính). Việc có quá nhiều loại GCN và do nhiều đầu mối tham gia quản lý như hiện nay làm phức tạp các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai và tài sản trên đất, gây bức xúc trong nhân dân, lãng phí tiền bạc, thời gian của nhân dân và nhà nước.
+ Hệ thống các văn bản pháp luật công kềnh, chồng chéo, thiếu thống nhất, thậm chí còn gây mâu thuẫn giữa các luật với nhau.
Tất cả những vướng mắc trên khiến cho việc tổ chức thực hiên công tác cấp GCN của các địa phương trên cả nước chậm chạp, thiếu sự đồng bộ, thống nhất. Do vậy, đã gây nên những cản trở trong quá trình phát triển và hội nhập của nước ta giai đoạn hiện nay.
2.3.1. Sơ lược tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua tình hình cấp GCNQSD đất đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, chú trọng nhằm hoàn thành kế hoạch cấp giấy đã đề ra. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các thủ tục hành chính về cấp GCNQSD đất, cải tiến về thủ tục hồ sơ hành chính, trình tự thời gian giải quyết; rút ngắn thời gian giải quyết, loại bỏ bớt khâu trung gian. Đến nay các huyện trong tỉnh việc cấp GCNQSD đất cơ bản đã hoàn thành cho những trường hợp đủ điều kiện góp phần ổn định về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 19/2004/CT-UB ngày 29/10/2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ cấp giấy nhằm hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSD đất.
- Ngày 16/09/2005 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1883/2005/QĐ UBND công nhận hạn mức đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Quyết định số: 325/2006/QĐ-UBND ngày 27/02/2006 quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003 và phù hợp với thực tế của địa phương.
- Ngày 14/05/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 867/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Ngày 14/05/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 868/QĐ-UBND về việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành nhiều văn bản chỉđạo và giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp GCNQSD đất. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCNQSD đất và các vấn đề có liên quan.
Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho địa phương trong tiến độ cấp GCNQSD đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành chuyển giao trang thiết bị, phần mềm và hướng dẫn nghiệp vụ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường về cấp GCNQSD đất đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu cầu quy định. Đến nay các huyện đã phát huy được các điều kiện trên trong công tác cấp giấy.
Trong quá trình triển khai thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên của Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết các vướng mắc.
Công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các hồ sơ theo đúng quy chế “một cửa”, tại Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện, cấp xã.
Các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công cũng đã thành lập Ban chỉđạo cấp GCNQSD đất và tổ chức chuyên viên giúp việc; lập kế hoạch cấp GCNQSD đất. Ban chỉ đạo cấp GCNQSD đất một số địa phương đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ cấp giấy của cấp xã, tập trung về nhân lực và kinh phí để phục vụ cho tình hình cấp GCNQSD đất. Phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình địa phương thường xuyên tuyên truyền pháp luật đất đai và các vấn đề có liên quan cho người dân, giúp cho người sử dụng đất hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc quản lý và sử dụng đất.
Nhìn chung đến nay các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh ban hành và các văn bản chỉđạo, hướng dẫn thực hiện đầy đủ, rõ ràng, đúng với pháp luật và phù hợp với thực tiễn tại địa phương, kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ và giải quyết các vướng mắc trong khi thực hiện. Góp phần tích cực, thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định, đồng thời giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn ngày càng chặt chẽ và hiệu quả .
2.3.2. Sơ lược tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Công tác cấp GCNQSD đất trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Đạt được thành tích đó là do được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, các ngành có liên quan của tỉnh.
Năm 2013 thành phốđã chỉđạo quyết liệt, triển khai đồng bộ trên phạm vi 40 xã phường, thành lập đoàn kiểm tra có sự tham gia của thường trực
HĐND thành phố, lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo các phòng chuyên môn để kiểm tra thực hiện tại cơ sở.
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là: 18630,58 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 12266,51 ha chiếm 65,84%, đất phi nông nghiệp là 5992,86 ha chiếm 32,17%, đất chưa sử dụng là 371,19 ha chiếm 1,99%. Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố năm 2010 có: 27482 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 80.998 hộ gia đình, cá nhân và 629 tổ chức đã được cấp với diện tích đã cấp trên bản đồ địa chính lần lượt là 10027,17 ha và 969,62 ha, trên bản đồ khác lần lượt là 274,29 ha và 75,41 ha.
Hiện nay, để triển khai thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP thành phố đã chỉ đạo ban hành đề án một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, đã giải quyết cấp đổi giấy chứng nhận cho 11.417 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 1597/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái nguyên; đính chính cho 282 trường hợp; chuyển mục đích sử dụng đất cho 433 trường hợp [13].
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: UBND Phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. - Thời gian: từ ngày 2 tháng 3 năm 2015 đến ngày 5/4/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội