Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 43 - 45)

Dựa vào tiến trình của tiếp cận tìm tịi – nghiên cứu trong dạy học cùng với các nguyên tắc của BTNB khi nhấn mạnh đến tính độc lập, tự chủ trong học tập và cách thức làm việc tập thể của học sinh, dựa trên các đặc điểm của các mơn khoa học, tiến trình dạy học của BTNB cĩ thể được sơ đồ hĩa như sau:

Hình 1.6. Sơ đồ tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề

Làm nảy sinh vấn đề.

Biểu tượng ban đầu và dự đốn giả thuyết.

Đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm tìm tịi – nghiên cứu Từ một nhiệm vụ/

dự án/ thí nghiệm.

hoặc miêu tả tình huống xuất phát.

Quan niệm của học sinh.

Trong pha này giáo viên lựa chọn một nhiệm vụ, một dự án, một thí nghiệm hoặc miêu tả một tình huống xuất phát nhằm khai thác các quan niệm cĩ trước của học sinh. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu và phải thách thức được các kiến thức đã cĩ của người học, kích thích người học nảy sinh vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ dàng. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (hay mơdun kiến thức mà học sinh sẽ được học).

Pha 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu và đề xuất giả thuyết – dự đốn

Học sinh dựa vào kiến thức đã biết và kinh nghiệm bản thân để nêu ra suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức.

Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt trong các biểu tượng đĩ. Từ đĩ đề ra các giả thuyết – dự đốn.

Pha 3: Đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm tìm tịi – nghiên cứu

Học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm, tiến hành thực nghiệm, tìm kiếm thơng tin, xây dựng mơ hình… Từ việc phân tích dữ liệu, học sinh kiểm chứng được những giả thuyết của mình là đúng hay sai và tìm cách lí giải nĩ.

Điều quan trọng ở đây khơng chỉ là quan sát và thao tác mà là suy nghĩ về kết quả thu được từ quan sát và thao tác, sau đĩ đối chiếu giả thuyết với kết quả thu được từ thực nghiệm.

Pha 4: Hợp thức hĩa kiến thức

Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tịi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa cĩ hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Giáo viên cĩ nhiệm vụ tĩm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực hiện thí nghiệm (rút ra kiến thức của bài học). Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thí nghiệm tìm tịi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà khơng phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính học sinh tự phát hiện những

sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)