Tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy kiến thức chương “Khúc xạ

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 69 - 74)

sáng” ở trường THPT

− Biết được khĩ khăn và thuận lợi của học sinh khi học chương “Khúc xạ ánh sáng”, từ đĩ cĩ thể tránh được những sai lầm thường mắc phải và xác định hướng dạy phù hợp nhằm khơi dậy hứng thú, say mê của học sinh, giúp học sinh tự lực, tích cực làm việc.

− Nắm được mức độ nắm vững kiến thức vật lí của học sinh ở lớp dưới từ đĩ xác định kiến thức xuất phát của học sinh trước khi học chương “Khúc xạ ánh sáng”. − Tìm hiểu mức độ quan tâm, hứng thú của học sinh đối với mơn vật lí nĩi chung. − Tìm hiểu thực trạng dạy học kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” ở trường

THCS – THPT Quang Trung – Nguyễn Huệ thơng qua tìm hiểu phân phối chương trình nhằm xác định thời lượng giảng dạy kiến thức tại trường.

− Tìm hiểu cách thức tổ chức dạy học của các giáo viên khác, trang thiết bị của trường và việc sử dụng trang thiết bị trong quá trình dạy học.

Thơng qua điều tra, giáo viên sẽ soạn thảo tiến trình dạy học sao cho phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy được tính tích cực, tự lực của học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và bồi dưỡng lịng yêu thích của học sinh đối với mơn vật lí.

2.1.5.2. Nội dung điều tra

− Tình hình học tập của học sinh: trình độ đầu vào của học sinh, tìm hiểu những thuận lợi và khĩ khăn trong quá trình học tập, kiến thức nền phần quang hình học đã được học ở THCS, thái độ học tập của học sinh nĩi chung và đối với mơn vật lí nĩi riêng.

− Tình hình giảng dạy của giáo viên: tìm hiểu phương pháp và phương tiện chủ yếu mà giáo viên sử dụng để giảng dạy phần quang hình học.

− Cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là trang thiết bị của phịng thí nghiệm phục vụ cho mơn vật lí.

2.1.5.3. Phương pháp điều tra

Điều tra các giáo viên ở trường THCS – THPT Quang Trung – Nguyễn Huệ: phát phiếu điều tra, trao đổi trị chuyện, nghiên cứu giáo án và dự giờ một số tiết dạy trên lớp [phụ lục 1].

Điều tra trên học sinh: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu các bài kiểm tra, bài thi và tiến hành dự giờ một số tiết dạy trên lớp. Ở đây, chúng tơi điều tra trên đối tượng học sinh lớp 11 và lớp 12 [phụ lục 2], [phụ lục 3].

2.1.5.4. Kết quả điều tra

Chúng tơi tiến hành điều tra trên tất cả học sinh ở 2 cơ sở; các giáo viên của trường THCS – THPT Quang Trung – Nguyễn Huệ kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kê phiếu điều tra giáo viên và học sinh

Đối tượng phiếu điều tra Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào

Học sinh lớp 11 187 187

Học sinh lớp 12 164 164

Giáo viên 17 17

Qua phân tích kết quả điều tra, tơi rút ra được kết luận như sau: − Về điều kiện cơ sở vật chất.

Trường THCS – THPT Quang Trung – Nguyễn Huệ tuy là trường tư thục thành lập chưa bao lâu (4 năm) nhưng cơ sở vật chất được đầu tư với quy mơ lớn, cĩ phịng thực hành riêng với các dụng cụ thí nghiệm được trang bị đầy đủ và chất lượng, khơng chỉ thế mỗi phịng học đều được trang bị máy vi tính, máy chiếu và màn chiếu, phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy. Điều quan trọng lớp ít học sinh (dưới 30 học sinh) rất thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp BTNB.

− Về phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Phương pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu là thuyết trình và đàm thoại, tiến trình dạy học theo đúng trình tự của SGK. Các câu hỏi của giáo viên nêu ra chỉ mang tính đơn thuần là tái hiện kiến thức cũ cĩ liên quan, học sinh thụ động nghe và ghi chép. Mức độ sử dụng phương tiện thí nghiệm cịn thấp, chưa được giáo viên quan tâm. Một số giáo viên chỉ sử dụng thí nghiệm được trình bày theo kiểu thuyết trình, mơ tả định tính mà khơng được tiến hành trên lớp hoặc chỉ tiến hành biểu diễn trên lớp, mặc dù các thí nghiệm trong chương này tương đối đơn giản, khơng mất nhiều thời gian và cơng việc chuẩn vị tương đối đơn giản.

Như vậy, với phương pháp giảng dạy truyền thống thì học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một các thụ động, máy mĩc, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, chưa bồi dưỡng cho học sinh khả năng tư duy và năng lực sáng tạo.

Theo trao đổi với giáo viên về phương pháp giảng dạy thì đa số giáo viên đều nhất trí rằng việc giảng dạy theo hướng tích cực hĩa hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức, tự lực tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên tạo được hứng thú và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Nhưng sở dĩ giáo viên ít quan tâm đến thí nghiệm vì thời gian hạn hẹp, trong khi đĩ kiểm tra lại nặng về bài tập nên cần dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện bài tập. Một nguyên nhân khác là một số ít giáo viên ngại sử dụng thí nghiệm trên lớp do dụng cụ phức tạp, chuẩn bị và hướng dẫn học sinh mất rất nhiều thời gian nhưng khơng phải lúc nào học sinh làm cũng ra đúng kết quả thí nghiệm khơng đem lại hiệu quả như mong muốn.

− Về phương pháp học của học sinh.

Qua dự giờ một số tiết học trên lớp, đa số học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chủ yếu là lắng nghe và ghi chép nội dung bài học theo những gì giáo viên ghi trên bảng.

Chỉ một số ít học sinh cĩ thái độ hứng thú, tích cực tham gia vào bài học, phát biểu ý kiến nhưng do câu hỏi của giáo viên chỉ mang tính tái hiện kiến thức cũ nên tư duy của học sinh chỉ là ghi nhớ, tái hiện chưa thật sự phát huy được tính sáng tạo, tự lực của học sinh. Khi kiểm tra, phần đơng các em đều học thuộc lịng phần ghi chép trong tập và giải những bài tập định lượng rất máy mĩc, khơng cĩ ý nghĩa ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Học sinh khơng được tham gia vào hoạt động thực hành thí nghiệm và rất ít được quan sát giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn, dẫn đến tâm lý nhàm chán, thụ động và dễ dàng chấp nhận kiến thức mới, khơng cĩ khả năng vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn. Theo tìm hiểu của chúng tơi thì tình hình dạy học như trên rất phổ biến, nhằm đối phĩ với bệnh thành tích và phân phối chương trình nặng nề.

Học sinh khơng hiểu rõ về ý nghĩa của các đại lượng vật lí, đa số học sinh chỉ biết tên và đơn vị của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng ngơn ngữ khoa học chưa chuẩn xác, cịn khĩ khăn trong việc lựa chọn và sử dụng chúng.

Khả năng tự học kém, rất ít khi làm bài tập hoặc đọc trước bài ở nhà.

Học sinh chỉ đơn thuần học lí thuyết suơn mà đơi khi khơng hiểu rõ về nĩ nên khơng thấy sự ứng dụng của lý thuyết vào thực tiễn, làm học sinh cảm thấy mơn học nhàm chán, khơ khan, khĩ hiểu.

Do ít được tham gia tiến hành thí nghiệm nên khả năng tự đề xuất, tự tiến hành và xử lí kết quả thí nghiệm bị hạn chế.

Đa số học sinh học vật lí chỉ để thi, khơng thấy được lợi ích khi học tốt chúng.

2.1.5.5. Đề xuất biện pháp khắc phục khĩ khăn

Từ những khĩ khăn trên, ta thấy để khắc phục những khĩ khăn này giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức thay vì chỉ tiếp thu thụ động, nhàm chán. Đặc biệt đối với những kiến thức gần gũi thực tế như chương “Khúc xạ ánh sáng” thì giáo viên nên để các nhĩm học sinh cùng nhau thảo luận tự tìm kiếm giả thuyết rồi tự mình đề xuất phương án kiểm tra chúng, rồi rút ra kiến thức cần thiết, trong quá trình này giáo viên chỉ đĩng vai trị gợi ý, hướng dẫn khi cần thiết. Như vậy khơng chỉ tạo điều kiện cho học sinh tích cực, tự lực, tư duy, sáng tạo mà cịn tạo được sự hứng thú, say mê của học sinh đối với mơn học. Qua quá trình tự lực học tập này học sinh ngồi thu nhận được kiến thức cơ bản, cịn được rèn luyện nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng làm việc, tư duy như nhà khoa học, kĩ năng làm việc nhĩm, kĩ năng đề xuất giả thuyết, đề xuất phương án kiểm tra giả thuyết, kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng sử dụng thành thạo ngơn ngữ khoa học… Khi nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp BTNB tơi thấy phương pháp này cĩ thể khắc phục được những khĩ khăn này.

2.2. Thiết kế tiến trình dạy học nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” theo phương pháp BTNB

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 69 - 74)