Phương pháp BTN Bở khu vực và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 35 - 36)

Trong thời gian từ 1997 – 1998, BTNB chính thức được biết đến qua một số cán bộ Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những dịp cơng tác ở nước ngồi.

Năm 1999, tác phẩm “Phương pháp Bàn tay nặn bột” được dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành (tác phẩm này hiện đang cĩ mặt tại trong tâm nghiên cứu BTNB ở Paris). Nhưng chỉ từ năm 2000, với sự giúp đỡ của Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam và Viện Nghiên cứu Sư phạm Quốc gia Pháp mà các hoạt động về BTNB chính thức được khởi động tại Việt Nam.

Tháng 6/2000, Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam giới thiệu nội dung BTNB trên VTV3 trên Đài truyền hình Việt Nam. Tháng 11/2000, với sự giúp đỡ của Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam, đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng một nhĩm giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về dạy học các mơn Khoa học ở Bắc Kinh với mục đích là nghiên cứu để đưa BTNB vào Việt Nam. Cũng chính trong hội thảo này, nhĩm giảng viên đã làm việc với giáo sư Pierre Léna về khả năng thực hiện việc nghiên cứu áp dụng BTNB tại Việt Nam. Tháng 7/2000, Viện Nghiên cứu Sư phạm Quốc gia Pháp tổ chức bồi dưỡng cho các giáo viên dạy các mơn khoa học ở các trường quốc tế Pháp tại một số nước ở Châu Á, cán bộ khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội được mời tham gia với tư cách là cố vấn khoa học cho lớp học. Với sự giúp đỡ của Tổ chức gặp gỡ Việt Nam, được sự đồng ý và sự ủng hộ rất nhiệt tình của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lớp tập huấn đầu tiên được tổ chức vào tháng 7/2000 tại Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội do các cán bộ khoa Vật lí chịu trách nhiệm.

Từ năm 2001 đến nay, các lớp tập huấn hè hàng năm được tổ chức với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Pháp, Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam và các chuyên gia nước ngồi thuộc INRP. Trong các đợt tập huấn, theo đúng tinh thần của BTNB, giáo viên khơng chỉ là người quan sát mà họ phải đĩng hai vai – là học sinh khi đề xuất các dự đốn, đề xuất

các phương án thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; là giáo viên khi suy nghĩ về việc thiết kế các tiến trình dạy học theo tiến trình của BTNB.

Nội dung trong các đợt tập huấn cịn bao gồm việc quan sát các giờ học theo LAMAP và phân tích các hoạt động sư phạm tại các trường học.

Với các nguyên tắc dạy học của mình, BTNB đã thu hút hàng triệu học sinh trên 27 nước tham gia. Ở Châu Á, Trung Quốc, Malaysia, Singapo, Thái Lan và Brunei … là các nước đã tổ chức hoạt động về BTNB thường xuyên tại lớp học và tổ chức các lớp tập huống cho giáo viên tại Campuchia, Lào BTNB cũng đã được đưa vào nhà trường, đặc biệt là tại Campuchia, với sự hỗ trợ của dự án Valofrase đã cĩ được tài liệu thí điểm BTNB ở trường học.

Tháng 3/2008, nhĩm nghiên cứu BTNB tại Việt Nam gồm các giáo viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia Xemina khu vực lần thứ nhất tại Campuchia nhằm thống nhất kế hoạch nghiên cứu và áp dụng BTNB tại ba nước Đơng Dương. Tháng 4/2009 Xemina khu vực lần thứ hai đã được tổ chức tại Lào.

Từ năm 2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam tổ chức các lớp bồi dưỡng hè hàng năm cho các giáo viên về BTNB.

BTNB cũng được nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm ở một số giờ học ở bậc Trung học cơ sở tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương… Tuy nhiên, các thành cơng và hiệu quả của BTNB chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam và việc vận dụng cịn lẻ tẻ. Các vấn đề của BTNB cùng với các yêu cầu của giáo dục vì sự phát triển bền vững đã đưa ra được những gợi ý rất tốt cho việc lựa chọn nội dung và biên soạn chủ đề dạy học [16].

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 35 - 36)