Kiểm định giả thuyết thống kê – Kiểm định Mann – Whitney ha

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 127 - 129)

độc lập

Kết quả ở trên cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng, điều này cĩ chứng tỏ được lớp học nghiệm học tốt hơn lớp đối chứng khơng? Sự khác nhau về kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cĩ ý nghĩa khơng? Phương pháp BTNB cĩ thực sự mang lại hiệu quả khơng? Để chứng minh được kết quả trên thật sự cĩ ý nghĩa khơng hay chỉ do may rủi, ta tiến hành kiểm định kết quả này theo giả thuyết thống kê.

Gọi H0 là giả thuyết thống kê: Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của lớp đối chứng và giá trị trung bình của lớp thực nghiệm khơng cĩ ý nghĩa thống kê.

H1 là giả thuyết đối: Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của lớp đối chứng và giá trị trung bình của lớp thực nghiệm cĩ ý nghĩa thống kê.

Với mức ý nghĩa α = 0,05.

Nếu α > 0,05: chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1; Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của lớp đối chứng và giá trị trung bình của lớp thực nghiệm khơng cĩ ý nghĩa thống kê.

Nếu α ≤ 0,05: bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1; Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của lớp đối chứng và giá trị trung bình của lớp thực nghiệm cĩ ý nghĩa thống kê.

Kiểm định Mann – Whitney là phép kiểm định phổ biến nhất hiện nay về kiểm định giả thuyết về trung bình hai mẫu độc lập với phân bố khơng chuẩn. Vì điểm số của học sinh là mẫu ngẫu nhiên, các giá trị cĩ thể sắp xếp theo thứ tự và khơng cĩ dạng phân bố chuẩn nên ta dùng kiểm định Mann – Whitney để kiểm tra sự khác nhau giữa giá trị trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Kết quả thu được như bảng sau:

Bảng 3.5. Bảng kết quả kiểm định Mann – Whitney hai mẫu độc lập được xử lí từ phần mềm SPSS

Mann - Whitney Test Ranks Lop N Mean Rank Sum of Ranks Diem 6 24 17.92 430.00 8 20 28.00 560.00 Total 44 Test Statisticsa Diem Mann-Whitney U 130.000 Wilcoxon W 430.000 Z -2.598

Asymp. Sig. (2-tailed) .009

a. Grouping Variable: Lop

Dựa vào bảng thống kê, ta thấy mức ý nghĩa α = 0,009 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức là sự khác nhau giữa giá trị trung bình của lớp thực nghiệm và giá trị trung bình của lớp đối chứng là cĩ ý nghĩa thống kê. Hay nĩi cách khác, phương pháp BTNB thực sự mang lại hiệu quả.

Nhận xét:

Từ kết quả thu được ở trên, ta cĩ thể đánh giá một cách sơ bộ như sau:

− Học sinh lớp thực nghiệm cĩ sự tiến bộ rõ rệt trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề.

− Việc xây dựng tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình học tập, rèn cho học sinh tự lực học tập, tạo điều kiện cho học sinh tư duy và sáng tạo. Đồng thời, việc dạy học theo tiến trình này rèn luyện khả năng làm việc nhĩm, khả năng sử dụng từ ngữ một cách chính xác và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh.

− Dạy học theo tiến trình đã soạn thảo giúp học sinh tiếp cận với dụng cụ thí nghiệm, rèn luyện kĩ năng đề xuất phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, biết cách thu thập, xử lí số liệu và từ kết quả thí nghiệm rút ra được nhận xét cần thiết.

Sau quá trình thực nghiệm và kết quả thu được tơi cĩ thể nhận định: Việc vận dụng cơ sở lý luận của phương pháp BTNB vào dạy học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, nâng cao kĩ năng làm việc nhĩm, giúp học sinh cĩ cái nhìn khoa học về các hiện tượng, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)