Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Văn Lâm là một trong 10 huyện của tỉnh Hƣng Yên, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ đô thị hóa nhanh, các công trình xây dựng cơ bản chủ yếu sử dụng vốn xây dựng cơ bản từ NSNN; hàng năm vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách huyện đầu tƣ chiếm khoảng 20- 30% tổng chi ngân sách huyện. Do đó, việc nghiên cứu và đƣa ra giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN huyện Văn Lâm là cần thiết và mang tính thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

- Tài liệu thu thập từ các văn bản, chính sách trung ƣơng và của tỉnh, niên giám thống kê, sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu.

- Tài liệu liên quan đến chi ngân sách, quản lý đầu tƣ và quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN do Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Thanh tra huyện, Kho bạc nhà nƣớc huyện cung cấp.

* Số liệu sơ cấp

Công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB huyện Văn Lâm giai đoạn năm 2012- 2014 có các đơn vị liên quan nhƣ sau: có 15 đơn vị là chủ đầu tƣ (huyện 4, cấp xã 11); có 9 Ban quản lý chuyên trách (huyện: 3 cấp xã 6); có 15 đơn vị thi công; có 6 đơn vị tƣ vấn giám sát; có 3 đơn vị tƣ vấn thiết kế dự toán và có 12 cán bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn điều tra khảo sát chọn điểm, mỗi đơn vị đến khảo sát điều tra là phỏng vấn 01 đồng chí Lãnh đạo đơn vị đó. Số lƣợng điều tra, phóng vấn bằng 30% số đơn vị có liên quan nhƣ đã nêu trên

Số phiếu điều tra 01 đơn vị = Số lƣợng từng đơn vị liên quan 3

Kết quả xác định số phiều điều tra, phỏng vấn nhƣ sau:

Bảng 2.1. Đối tƣợng điều tra khảo sát

TT Đối tƣợng điều tra Mẫu điều

tra Ghi chú

1 Chủ đầu tƣ 5 02 chủ đầu tƣ ở huyện; 03 chủ đầu tƣ ở xã, thị trấn

2 Ban quản lý công trình 3 01 Ban quản lý ở huyện; 02 Ban quản lý ở xã, thị trấn

3 Đơn vị thi công 5 02 đơn vị thi công công trình ở huyện; 03 đơn vị thi công công trình ở xã, thị trấn 4 Đơn vị tƣ vấn, giám sát 3 02 đơn vị tƣ vấn, giám sát thi công; 01

đơn vị tƣ vấn lập dự toán - thiết kế 5 Các phòng chức năng

của huyện 4

02 ở phòng Tài chính - Kế hoạch; 02 ở Kho bạc huyện

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập thứ cấp và sơ cấp, tổng hợp đánh giá phân tích công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện thông qua các nội dung nhƣ: Công tác phân bổ vốn đầu tƣ, thanh toán vốn đầu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ, công tác giám sát, thanh tra... , những vấn đề đã đƣợc giải quyết, tồn tại cần tiếp tục triển khai nghiên cứu đề xuất.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Số liệu đƣợc thu thập ở các phòng ban của UBND nhƣ: phòng tài chính kế hoạch, Thanh tra huyện, Ban quản lý các công trình xây dựng, sau đó đƣợc phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nƣớc và quy trình thực hiện về đầu tƣ xây dựng cơ bản. Cụ thể các phƣơng pháp phân tích thông tin nhƣ sau:

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này, đƣợc áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Văn Lâm, thông qua đó đánh giá đƣợc mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện đƣợc xu hƣớng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu.

2.2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Phƣơng pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN với những nội dung cụ thể nhƣ: cơ cấu nguồn vốn giữa các lĩnh vực; công tác lập kế hoạch phân bổ vốn; công tác thanh toán vốn đầu tƣ; công tác quyết toán vốn đầu tƣ.

2.2.4.3. Phương pháp so sánh

Công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN đƣợc nghiên cứu trong đề tài sẽ đƣợc so sánh thông qua phƣơng pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tƣ XDCB theo các năm, so sánh cơ

cấu kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Từ đó đƣa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đối với huyện Văn Lâm.

2.2.5. Khung phân tích đề tài

Để định hƣớng cho công tác nghiên cứu, từ lý thuyết gắn với thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra khung phân tích kết quả quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đƣợc thể hiện qua hình sau.

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích đề tài

NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN

1. Lập kế hoạch phân bổ vốn 2. Thanh toán vốn

3. Quyết toán vốn

4. Hoạt động giám sát, thanh tra

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN

1. Kế hoạch phân bổ vốn 2. Thanh toán vốn

3. Quyết toán vốn

4. Hoạt động giám sát, thanh tra

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ VỐN

1. Đánh giá chung về kế hoạch phân bổ vốn; thanh toán vốn; quyết toán vốn và hoạt động giám sát, thanh tra.

2. Đánh giá kết quả quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đến cơ sở hạ tầng, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG

1. Các nhân tố chủ quan 2. Các nhân tố khách quan

GIẢI PHÁP

10 giải pháp nêu tại Chƣơng 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Về vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 2. Về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN, là bảo đảm sử dụng vốn NSNN đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn,đúng chế độ quy định và hiệu quả. Các chỉ tiêu quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN bao gồm các chỉ tiêu sau:

2.3.1. Chỉ tiêu lập kế hoạch phân bổ vốn

Trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN, công tác kế hoạch phân bổ vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tƣ. Để làm tốt công tác kế hoạch phân bổ vốn, UBND cấp huyện phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn NSNN đầu tƣ cho xây dựng cơ bản, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án năm trƣớc, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân bổ vốn đó với số thực hiện trong năm. Việc đánh giá đƣợc cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn đƣợc giao năm kế hoạch; đối tƣợng đƣợc phân bổ vốn trong năm; kết quả thực hiện vốn đƣợc phân bổ trong năm của từng đối tƣợng.

Tỷ lệ % Vốn đƣợc giao

(NS tỉnh phân cấp, NS huyện) =

Số vốn phân bổ trong kỳ

Tổng số vốn XDCB trong kỳ x 100% Tỷ lệ % Vốn phân bổ trong kỳ

(Chi tiết từng sự nghiệp) =

Số vốn phân bổ trong kỳ

Tổng số vốn XDCB trong kỳ x 100% Tỷ lệ % Vốn thực hiện trong kỳ

(Chi tiết từng sự nghiệp) =

Số thực hiện vốn đầu tƣ

Tổng số vốn theo KH trong kỳ x 100%

2.3.2. Chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tư

Thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN, phải tuân thủ đúng quy tắc, đúng quy trình, đúng công trình và đúng khối lƣợng phát sinh thực tế, đảm bảo kịp thời không ảnh hƣởng tới tiến độ thi công công trình và thời gian khai thác sử dụng của dự án, gây ảnh hƣởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội, tiết kiệm đƣợc thời gian. Mặt khác còn tránh tính trạng nợ đọng trong

đầu tƣ xây dựng cơ bản, đây là nguyên nhân trực tiếp gây khó khăn cho các đơn vị thi công, đơn vị quản lý và gián tiếp gây ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế. Đánh giá chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tƣ phải xem xét ở hai nội dung là thanh toán tạm ứng và thanh toán vốn đầu tƣ

Tỷ lệ% Thanh toán tạm ứng (Theo từng sự nghiệp) = Giá trị hợp đồng Giá trị tạm ứng x 100% Tỷ lệ% Thanh toán vốn (Theo từng sự nghiệp) =

Giá trị nghiệm thu

Giá trị đã thanh toán x 100%

2.3.3. Chỉ tiêu về quyết toán vốn đầu tư

Số liệu quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, là căn cứ để ghi chép, hạch toán hình thành tài sản Nhà nƣớc đƣa vào sử dụng, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tƣ một dự án nhƣ: Thanh toán, xác định công nợ, báo cáo hoàn công... làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tƣ và có giải pháp khai thác sử dụng dự án, công trình sau ngày hoàn thành.

Đánh giá chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tƣ phải xem xét ở số công trình đã lập báo cáo quyết toán trong năm, số lƣợng công trình đƣợc thẩm tra quyết toán, giá trị công trình đề nghị quyết toán và quyết toán đƣợc duyệt.

Tỷ lệ% Công trình QT ( Theo từng sự nghiệp) =

Số công trình QT

Tổng số công trình đƣợc đầu tƣ x 100% Tỷ lệ% Giá trị quyết toán

vốn đƣợc duyêt. (Theo từng sự nghiệp)

=

Giá trị đề nghị quyết toán

Giá trị quyết toán đƣợc duyệt x 100%

2.3.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

Công tác kiểm tra, giám sát quá trình đầu tƣ XDCB sử dụng NSNN, bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tƣ XDCB

trong năm ngân sách; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu tƣ; Kiểm tra tổng ngân sách đầu tƣ XDCB đƣợc quyết toán trong năm tài chính. Kiểm tra các báo cáo của KBNN về quyết toán ngân sách đầu tƣ XDCB nhƣ báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và sử dụng ngân sách đầu tƣ XDCB; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi cấp phát thanh toán, tạm ứng và thu hồi ngân sách đầu tƣ XDCB về điều kiện và thủ tục hồ sơ thanh toán…từ đó phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý để chấn chỉnh giúp nâng cao chất lƣợng quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN ngày đƣợc nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nƣớc và đƣợc đánh giá qua một số tiêu chí nhƣ:

Tỷ lệ % Dự án đƣợc KT =

Số DA đƣợc kiểm tra

x 100% Số DA đƣợc quyết toán

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN

NĂM 2012-2014

3.1. Khái quát đặc điểm, kinh tế xã hội huyện văn lâm

3.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động, thu nhập và việc làm

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Lâm là huyện nằm phía bắc tỉnh Hƣng Yên, có diện tích tự nhiên là 7442,19 ha đƣợc giới hạn bởi: Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh; phía Tây giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên; phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên; phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng.

HuyệnVăn Lâm có 01 Thị trấn 10 xã gồm: Thị trấn Nhƣ Quỳnh; các xã Tân Quang, Trƣng Trắc, Đình Dù, Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Lƣơng Tài, Việt Hƣng, Lạc Hồng, Minh Hải và Đại Đồng

3.1.1.2. Dân số, lao động và việc làm

Tính đến năm 2014 dân số toàn huyện là 99.047 ngƣời, trong đó có 50.268 là nữ chiếm 51,24% so với tổng số khẩu của huyện; tỷ lệ tăng dân số 1%

Lao động trong độ tuổi là 44.673 lao động, trong đó 41.079 lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; lực lƣợng lao động này là nguồn cung cấp nhân lực lớn cho các doanh nghiệp. [Báo

cáo phát triển KTXH năm 2014 của huyện Văn Lâm]

Đặc điểm lao động trong nông nghiệp phổ biến là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật qua đào tạo còn ít, nên khi đi vào sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp còn gặp khó nhăn.

3.1.1.3. Thu nhập

Mức sống của phần lớn nhân dân đã đƣợc cải thiện một bƣớc, thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 là khoảng 35 đến 40 triệu đồng. Trong sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển nhanh của cơ chế sản xuất hàng hoá trong các thành phần kinh tế nên đời sống nhân dân trong huyện cơ bản ổn định và ngày một nâng cao.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm

Văn Lâm là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Hƣng Yên, có vị trí địa lý rất thuận lợi, có quốc lộ 5A và đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội; có khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh, Phố Nối A. Tính đến năm 2013 toàn huyện có 114 Doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào địa bàn huyện.

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

Những năm gần đây huyện Văn Lâm có tốc độ công nghiệp hóa khá nhanh; các khu công nghiệp tập trung và không tập trung đƣợc hình thành và hoạt động sớm; nền kinh tế huyện cơ bản đƣợc ổn định và phát triển; giai đoạn năm 2012-2014 có tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 15,2%; Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,84% (kế hoạch 4,8%); Giá trị sản

xuất công nghiệp tăng 17,25%; Giá trị thƣơng mại, dịch vụ tăng 15,40% ; Năng suất lúa cả năm đạt 122 tạ/ha; Tổng sản lƣợng cây có hạt 47.002 tấn; Thu nhập bình quân đầu ngƣời/ năm khoảng 35 đến 40 triệu đồng/năm.

Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2012 - 2014

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tốc độ tăng trƣởng (%) 15,3 15,1 15,4

2 Tổng thu trên địa bàn (tỷ đồng) 321 362,5 348,7 3 Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 289 326,4 314,1 4 Tổng đầu tƣ xây dựng (tỷ đồng) (Trong đó Vốn XD từ NSNN của huyện) 54,7 48,7 92,6 60,2 78,5 75,3

(Nguồn: Báo cáo phát triển KTXH năm 2012,2013,2014 của huyện Văn Lâm)

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế những năm gần đây có sự chuyển đổi theo chiều hƣớng công nghiệp hóa rõ rệt; tỷ trọng CN-XD và dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế kéo theo các đa thành phần kinh tế; kinh tế hộ gia đình và kinh tế tƣ nhân đƣợc khuyến khích phát triển.

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) năm 2012 - 2014

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

100 100 100

1. Nông nghiệp 16,9 10,0 7,4

2. Công nghiệp, Xây dựng 72,3 79,8 81,1

3. Dịch vụ thƣơng mại 10,8 11,2 11,5

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Văn Lâm năm 2012,2013,2014)

Cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm năm 2014 thể hiện những nét đặc trƣng của một huyện có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khá cao, tỷ trọng nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 7,4%).

Khu công nghiệp Nhƣ Quỳnh và khu công nghiệp Phố Nối A đã đi vào hoạt động, là hai khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hƣng Yên, đây là hƣớng phát triển có tính bền vững, lâu dài theo đặc thù của một huyện công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên.

3.1.3. Thuận lợi và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Những thuận lợi

Là huyện có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên, gần Thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc; có đƣờng quốc lộ 5A và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy dọc theo chiều dài

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)