Sự phân bố các loài thực vật theo pH

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 71 - 73)

3.3.3.1. pH < 5

Môi trường này phân bố chủ yếu ở ven các kênh mới đào và trong nội đồng nơi đất phèn đang hoạt động, chỉ có một số loài có khả năng chịu phèn cao tồn tại, chủ yếu là các loài thuộc họ Lác (Cyperaceae) như Cói bàng (Lepironia articulata),

Năng (Eleocharis ssp), Đưng (Scleria poaeformis), một số loài thuộc chi Cyperus, Sậy (Phragmites karka), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea),… Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng của chúng bị giảm đi rõ rệt.

Trong quá trình đi thực tế, dọc theo kênh xáng mới đoạn ngang qua ấp 1, 2 xã Mỹ Bình, chúng tôi nhận thấy pH nước dao động từ 4 - 5,5 ở kênh và từ 3 - 4,5 trong đồng, các loài thực vật nơi đây hầu như đều thấp hơn so với những nơi khác có độ pH cao hơn. Cói bàng (Lepironia articulata) chỉ cao khoảng 50cm trong khi các nơi khác có thể cao hơn 1m; trong chi Năng (Eleocharis) thì Năng nỉ

(Eleocharis orchorostachyo) chiếm chủ yếu còn Năng ngọt (Eleocharis dulcis) chỉ thấy ven bờ kênh nhưng cũng thấp hơn bình thường. Nhưng đặc biệt ở giá trị pH này thì Hoàng đầu ấn (Xyris indica) lại thích nghi và phát triển mạnh.

3.3.3.2. pH =5 - 6,5

Đây là pH phổ biến của môi trường nước ở Đức Huệ, gặp ở các vùng đất phèn tiềm tàng. Thực vật phân bố phổ biến nhất là các loài thuộc họ Cói (Cyperaceae), họ Hòa thảo (Poaceae), ngoài ra còn có Tràm (Melaleuca cajuputi), Đuôi lươn (Phylidrum lanuginosum), Trai nước (Commelina longifolia), Bìm nước (Aniseia martinicensis), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Ráng gạc nai nổi (Ceratopteris pteridroid), Dứa gai (Pandanus kaida), Súng trắng (Nymphaea pubescens).

3.3.3.3. pH = 6,5 – 8

Gặp ở các vùng đất phù sa nhiễm phèn như thủy vực ven sông, ven kênh; các lung Sen - Súng; các ao nuôi cá và ruộng lúa. Các loài thực vật phân bố ở môi trường này thường đi kèm với các thủy vực vừa nêu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 71 - 73)