Các thủy vực ngập nước thường xuyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 60 - 67)

3.3.1.1 Lung Sen, Lung Súng

Hình 3.22. Đồng cỏ Đưng A - Vào mùa mưa, B - Vào mùa khô

Đây là hai thủy vực có độ ngập sâu và ngập quanh năm, tuy nhiên lung Súng có độ ngập sâu hơn lung Sen. Mùa mưa có độ ngập khoảng 1,5 - 2m, mùa khô khoảng 0,5 - 1,2m, pH trung tính (pH = 6 - 7,5). Thủy vực này phong phú với các loài thủy sinh, ngoài Sen (Nelumbo nucifera) và Súng đỏ (Nymphaea rubra) là hai loài chiếm ưu thế còn có Cỏ bắc (Leersia hexandra), Cỏ ống (Panicum repens), Mồm mỡ (Hymenachne amplexicaulis), Rau dừa (Ludwigia adscendens), Bèo cái (Pistia stratoides), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Kim ngư (Ceratophyllum demersum), Năng ngọt (Eleocharis dulcis), Lục bình (Eichhornia crassipes).

3.3.1.2. Đồng cỏ Năng

Đây cũng là nơi ngập nước quanh nămnhưng độ ngập cạn hơn lung Sen, lung Súng, mùa mưa ngập tối đa chỉ khoảng 0,5 - 1m, mùa khô khoảng 0,2 - 0,5m. Nơi đây có số loài khá thấp, Năng (Eleocharis dulcis) là loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Ngoài ra còn có các loài thường gặp là Đưng (Lepironia articulata), Cỏ ống (Panicum repens), Cỏ bắc (Leersia hexandra), Cú cơm (Cyperus halpan), Lác vòi dẹp (Cyperus platystilis), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea).

Hình 3.23. Lung sen; Lung súng A – Lung sen, B – Lung súng

3.3.1.3. Rừng Tràm

Theo hạt kiểm lâm Đức Huệ thì toàn bộ rừng tràm hiện nay ở đây đều là rừng trồng lại, rãi rác ở khắp các xã với diện tích nhỏ lẻ chỉ vài ha. Tầng cây gỗ đơn điệu với một loài duy nhất là Melaleuca cajuputi. Vào mùa mưa, có thể ngập tới 0,5m, mùa nắng từ 0 - 0,2m, độ pH dao động trong khoảng 5 - 7,5. Đây cũng là một trong các thuỷ vực có số loài tương đối phong phú. Những loài thường gặp dưới tán thường là Bàng (Lepironia articulata), Năng (Eleocharis dulcis ), Năng nỉ (Eleocharis orchrostachys), Cỏ ống (Panicum repens), Cỏ bắc (Leersia hexandra), Cú cơm (Cyperus halpan), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Lục bình (Eichhornia crassipes), Rau mác thon (Monochoria hastata), Rau mác bao (Monochoria vaginalis), Ráng gạc nai (Ceratopteris siliquosa), Ráng đại (Acrostichum aureum ), Dây choại (Stenochlaena palustris), Bòng bòng (Lygodium scandens).

Tuy nhiên ở một vài nơi như Mỹ Bình, Bình Hòa Hưng, có độ pH thấp 3 -5, thì số loài ở rừng Tràm có rất ít, ngoài Tràm còn có sự hiện diện của Năng nỉ (Eleocharis orchrostachys), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea) là hai thực vật chỉ thị cho vùng đất nhiễm phèn nặng.

3.3.1.4. Các thủy vực kênh đào và ao nuôi cá

Mạng lưới kênh đào ở Đức Huệ rất phát triển nhằm tăng hiệu quả xả lũ, rữa phèn cho vùng đất này. Bên cạnh các kênh đã đào từ lâu là các kênh mới đào và chiếm số lượng chủ yếu.

Kênh mới đào

Chất lượng nước còn thấp, độ nhiễm phèn tương đối cao, pH = 5 - 6,5. Các thực vật ở đây không đa dạng mà chủ yếu là các loài có khả năng chịu phèn cao như Lục bình (Eichhornia crassipes), Năng (Eleocharis dulcis ). Ven bờ có Cỏ ống (Panicum repens), Cú cơm (Cyperus halpan), Lác nước (Cyperus malaccensis), Lác vòi dẹp (Cyperus platystilis), Đưng (Scleria poaeformis), Bàng (Lepironia

Các kênh đã đào từ lâu

Chất lượng nước tốt hơn do một thời gian dài đã được rữa phèn, pH gần như trung tính (pH = 6 - 7). Tuy nhiên cũng có một số kênh lâu ngày không được cải tạo nên bị bồi lắp dần. Vì vây, số lượng loài ở đây đa dạng hơn rất nhiều so với kênh mới đào, gồm nhiều loài như Lục bình ((Eichhornia crassipes), Rau mác thon (Monochoria hastata), Sen (Nelumbo nucifera) Súng đỏ (Nymphaea rubra), Cỏ bắc

(Leersia hexandra), Mồm mỡ (Hymenachne amplexicaulis), Rau dừa (Ludwigia adscendens), Bèo cái (Pistia stratoides), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Nghễ (Polygonum tomentosum), Nghễ râu (Polygonum barbatum), Môn nước (Colocasia esculenta), Bobo (Coix aquatica), Cỏ bắp (Hemarthria longiflora), Chuối nước (Crinum asiaticum). Hầu như tất cả các kênh đào này đều đã bị Lục bình và một số loài cỏ che phủ gây cản trở lưu thông đường thủy, khi thối mục làm giảm oxi hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh khác.

3.3.1.5. 3.3.1.6.

3.3.1.5. Thủy vực ven sông Vàm Cỏ Đông (Biền)

Đây là thủy vực ngập nước thường xuyên và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều cường. Ngoài thực vật thân thảo còn có các loài cây gỗ lớn và các loài dây leo chằng chịt tạo nên thủy vực có mức độ đa dạng về loài rất phong phú.

Thực vật thủy sinh có: Lục bình (Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia stratoides), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Kim ngư (Ceratophyllum demersum), Rong đuôi chồn (Hydrilla verticillata).

Thực vật thân thảo, cây bụi có: Môn nước (Colocasia esculenta), Chuối nước (Crinum asiaticum), Rau mác (Sagittaria sarittaefolia), Nghễ (Polygonum tomentosum), Nghễ râu (Polygonum barbatum), Bobo (Coix aquatica), Cỏ bắp (Hemarthria longiflora), Cỏ bắc (Leersia hexandra), Mồm mỡ (Hymenachne amplexicaulis), Rau dừa (Ludwigia adscendens), Ráng đại (Acrostichum aureum), Lác nước (Cyperus malaccensis), Sậy (Phragmites karka), Dứa gai (Pandanus kaida), Mướp gai (Lasia spinosa), Đủng đỉnh (Caryota mitis), Dừa nước (Nypa fruticans), Muôi đa hùng (Melastoma affine), Bọt ếch biển (Glochidion littorale).

Thực vật thân gỗ có: Xăng máu (Horsfielddia irya), Gừa (Ficus microcarpa), Sanh (Ficus benjamina), Mù u (Calophyllum inophyllum), Bùi (Ilex cymosa), Mướp sát (Cerbera odollam), Lộc vừng (Barringtoria acutangula), Tra

Bên cạnh các thực vật thân gỗ là các loài dây leo như Mây nước (Flagellaria indica), Bìm củ (Merremia tuberrosa), Bìm nước (Aniseia martinicensis), Bìm lông (Merremia hirta), Vác (Cayratia trifolia), Bòng bong (Lygodium scandens), Quỳnh anh (Allamanda cathartica), Thiết bát (Zanonia indica), Khoai rạng (Dioscorea glabra).

Như vậy, thủy vực ven sông Vàm Cỏ Đông có tất cả các dạng sống điển hình của thực vật và đây là thủy vực có mức độ đa dạng loài cao nhất trong vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)