Thủy vực ngập nước theo mùa

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 67 - 71)

3.3.2.1. Đồng cỏ Đưng

Là thủy vực có mức độ đa dạng về thành phần loài thực vật tương đối thấp, ngập nước chủ yếu vào mùa mưa với độ ngập khoảng 10 - 50cm, pH = 3 - 6. Đồng cỏ đưng gặp nhiều ở các xã Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình với diện tích lên đến 1 - 3ha. Ở thủy vực này, Đưng (Scleria poaeformis) là loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Ngoài ra, ta cũng gặp một số loài khác như Năng (Eleocharis dulcis), Cỏ ống (Panicum repens), Cỏ bắc (Leersia hexandra), Dứa gai (Pandanus kaida).

3.3.2.2. Đồng cỏ ống

Đây là thủy vực có độ cao tương đối, là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng cỏ thấp, lung bào ngập nước quanh năm, gặp rãi rác ở các xã Bình Hòa Hưng, Bình Thành, Mỹ Quý Tây. Thủy vực này chỉ ngập nước vào mùa mưa lũ với pH = 5 - 6 nên số lượng loài không được đa dạng. Ngoài Cỏ ống (Panicum repens) là loài chiếm ưu thế thì nơi đây còn có sự xuất hiện của Đưng (Scleria poaeformis), Năng

loại cây bụi như Muôi đa hùng (Melastoma affine), Dứa gai (Pandanus kaida). Bên cạnh đó cũng có vài loài cây gỗ như Tràm (Melaleuca cajuputi), Trâm sẽ (Syzygium cinereum).

3.3.2.3. Đồng cỏ Bàng

Cũng gần giống như đồng cỏ Đưng, đây là thủy vực ngập nước chủ yếu vào mùa mưa với độ ngập khoảng 10 - 50cm, pH = 3 - 6 với thành phần loài thực vật tương đối thấp. Đồng cỏ bàng gặp nhiều ở các xã Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình với diện tích lên đến 1 - 5ha. Ở thủy vực này ngoài Bàng (Lepironia articulata) là loài ưu thế gần như tuyệt đối. Ngoài ra, ta cũng gặp một số loài khác như Năng (Eleocharis dulcis), Cỏ ống (Panicum repens), Cỏ bắc (Leersia hexandra), Đưng (Scleria poaeformis).

3.3.2.4. Ruộng lúa

Đây là môi trường cầm thủy trong suốt giai đoạn sinh trưởng và làm đồng của lúa nên các loài cỏ dại phát triển đã góp phần đáng kể vào số lượng loài thực vật cho vùng nghiên cứu. Hầu hết các ruộng lúa ở đây chỉ làm hai vụ Đông xuân và Hè thu còn vụ Mùa bỏ hoang do ảnh hưởng bởi lũ. Độ ngập nước tuỳ thuộc vào thời kì sinh trưởng của Lúa, dao động trong khoảng 5 - 30cm, pH gần trung tính do được thay nước thường xuyên. Trong mùa gieo trồng thì ngoài Lúa (Oryza sativa) còn có Cỏ lồng vực (Echinochloa colona), Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), Cỏ chác (Fimbristylis miliacea), Cú cơm (Cyperus halpan), Cỏ cháo (Cyperus difformis), Cỏ gạo (Echinochloa crus-galli), Cỏ chỉ (Cynodon dactilon), Rau bợ (Marsilea quadrifolia), Rau mác bao (Monochoria vaginalis), Bèo dâu (Azolla pinnata), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea).

Ngoài ra, ở các mương bao quanh ruộng hay ở vùng ruộng thấp (vũng bùn) còn có Rau muống (Ipomoea aquatica), Rau ngổ (Enhydra fluctuans), Rau nhút

(Neptunia oleracea), Kèo nèo (Limnocharis flava), Rau đắng (Bacopa monnieri), Om (Limnophila aromatica), Môn nước (Colocasia esculenta).

Ven bờ ruộng còn có các loài ưa ẩm như Màn đất (Lindernia antipoda), Tô liên rẫy (Torenia polygonoides), Rau má (Centella asiatica), Rau sam (Portulaca oleracea), Cỏ mực (Eclipta alba), Ráng gạc nai (Ceratopteris siliquosa), Muôi đa hùng (Melastoma affine), Cỏ ống (Panicum repens).

Khi Lúa được gặt xong, đất bị bỏ hoang một thời gian để chuẩn bị cho vụ gieo trồng mới thì nơi đây lại xuất hiện thêm nhiều loài khác như Rau dệu (Alternanthera sessilis), Rau mương (Ludwigia octovalvis), Cỏ đẳng tán (Fuirena umbellata), Trai nước (Commelina longifolia), Hoàng thảo mũi (Scirpus mucronatus), U du (Cyperus elatus), Lác vòi dẹp (Cyperus platystilis), Lác dẹp (Cyperus pulcherrimus). Ngoài ra, nơi đây còn có sự hiện diện của Lá hẹ (Blyxa aubertii) là loài thủy sinh gắn liền với đất ngập nước và chỉ phát triển mạnh vào mùa nước nổi.

3.3.2.5. Thủy vực ven bờ (bờ ao, bờ kênh)

Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng ngập nước thường xuyên với vùng khô. Ở vùng chuyển tiếp này, ngoài các loài thực vật thích nghi với môi trường nước còn

có các loài ái thủy thường mọc gần các vực nước. Thực vật nơi đây rất đa dạng với nhiều loài nhiều dạng sống khác nhau đã đóng góp một phần rất lớn vào thành phần loài cho vùng nghiên cứu.

Các loài thân gỗ có: Lộc vừng (Barringtoria acutangula), Xăng máu (Horsfielddia irya), Cà na (Elaeocarpus hygrophilus), Ba chạc (Euodia lepta), Bùi (Ilex thorelii), Mù u (Calophyllum inophyllum), Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa), Trâm (Syzygium ssp), Bình bát (Annona glabra), Bụp tra (Hibiscus tiliaceus), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla), Nhàu nước (Morinda persicaefoloa), Dành dành (Gardenia Jasminoides),

Các dạng cây bụi thì có: Muôi đa hùng (Melastoma affine), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Ngái khỉ (Ficus hirta var. roxburghii), Muồng trâu (Cassia alata), Dứa (Pandanus ssp).

Thân thảo có: Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus), Mỏ két (Heliconia psittacorum), Ré (Catimbium latilabre), Cỏ ống (Panicum repens), Cương (Scleria oblata), Đưng (Scleria poaeformis), Cỏ bàng (Lepironia articulata), Cỏ hôi (Ageratum conyzoides), Cỏ mực (Eclipta alba), Cỏ sướt nước (Centrostachys aquatica), Trai (Commelina ssp), Rau mương (Ludwigia octovalvis), Ráng gạc nai (Ceratopteris siliquosa), Ráng đại (Acrostichum aureum), Vòi voi (Heliotropium indicum), É lớn đầu (Hyptis rhomboidea).

Dây leo thì có: Bìm nước (Aniseia martinicensis), Bìm củ (Merremia tuberrosa), Bìm lông (Merremia hirta), Mây nước (Flagellaria indica), Đậu hoa tuyến (Vigna adenantha), Biếc tím (Clitoria mariana), Bòng bong (Lygodium scandens).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ở một số vùng đất ngập nước của huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 67 - 71)