Kết quả nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, giá trị dinh dưỡng nguồn gen và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 43 - 44)

Sau khi tiến hành điều tra các ngư dân khai thác tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả điều tra ngư dân khai thác Tiêu chí

Địa phương

Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận Quảng Ninh/ Hải Phòng Tổng số mẫu 37 49 43 52 40

Chất đáy cát, đá, rạn cát, đá, rạn cát, đá, rạn cát, đá, rạn Không tìm thấy loài cá

này tại khu vực điều tra

Độ sâu 2 - 30m 2- 20m 2- 30m 2-30m

Khối lượng khai thác(g)

200-2000 300-2500 300-2000 200-3500

Mùa vụ xuất hiện/ mùa vụ chính Quanh năm T2-T10 Quanh năm T2-T10 Quanh năm T2-T10 Quanh năm T1-T10 Sản lượng/người/ tháng (con) 1-5 2-5 1-5 4-10 Bắt gặp cá mang trứng T2-T9 T3-T9 T3-T9 T2-T10

Xu hướng sản lượng Giảm tương đối nhanh trong vài năm trở lại đây

Từ Bảng 3.5 cho thấy, vùng phân bố chính của cá mặt quỷ tập trung ở 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, hầu hết các ngư dân được hỏi tại đây cho biết đã từng bắt gặp và khai thác loài cá này. Ở hai tỉnh phía bắc là Quảng Ninh, Hải Phòng có rất ít ngư dân đi khai thác theo hình thức lặn, do đó các ngư dân tại đây cho biết chưa bao giờ nhìn thấy cũng như khai thác cá mặt quỷ.

Chất đáy phổ biến bắt gặp cá mặt quỷ là cát, đá, rạn san hô. Độ sâu phân bố 2 - 30m. Ngư dân cho biết dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài họ không phân biệt được đực cái chỉ có thể nhận biết cá cái vào mùa sinh sản khi thấy bụng cá trương to lên,

đồng thời họ cũng cho biết không gặp cá con. Trọng lượng cá nhỏ nhất khai thác được là 200g, trọng lượng con cá lớn nhất đánh bắt được theo ghi nhận là 3500g. Do sự tác động của con người tới các rạn san hô ngày càng tăng lên trong khoảng chục năm trở lại đây, cùng với việc khai thác mạnh đã khiến cho sản lượng khai thác cá mặt quỷ giảm đáng kể. Các ngư dân cho biết họ khai thác được trung bình 1-5 con trên một tháng, riêng sản lượng ở Bình Thuận có cao hơn 4-10 con, do ngư dân tại đây khai thác được sản lượng khá lớn từ đảo Phú Quý. Các ngư dân khai thác loài cá này quanh năm, chỉ trừ những ngày mưa bão. Tuy nhiên, sản lượng khai thác lớn nhất vẫn là vào các tháng đầu năm đến tháng 6.

Các ngư dân cho biết thêm một số thông tin về độc tính của loài cá này, theo đó chúng là một trong những loài cá có nọc độc mạnh và nguy hiểm nhất. Mặc dù số lượng người khai thác loài cá này là không nhiều với hình thức đánh bắt chủ yếu là đi lặn, nhưng trong vài năm trở lại đây sản lượng khai thác đã giảm đi một cách rõ rệt.

Năm 2012, Nguyễn Cao Lộc điều tra một số đặc điểm sinh thái của cá mặt quỷ cho biết cá phân bố chủ yếu tại 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận ở độ sâu 3 - 30m, tác giả cũng cho biết cá sống ở vùng rạn đá san hô, đá tảng, đát cát pha sỏi và đáy cát. Như vậy, kết quả điều tra bổ sung lần này thu được các kết quả khá tương đồng với tác giả, khẳng định chặt chẽ hơn về vùng phân bố cũng như môi trường sống của cá mặt quỷ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, giá trị dinh dưỡng nguồn gen và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 43 - 44)