Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, giá trị dinh dưỡng nguồn gen và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 35 - 40)

2.2.3.1. Thu gom và thuần hóa cá mặt quỷ

Thu gom: Sau khi đã xác định được vùng phân bố của cá mặt quỷ, liên hệ trực

tiếp với ngư dân và các địa điểm thu gom cá ở địa phương (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) để mua cá.

Tiến hành chọn cá dựa vào các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc điểm sinh học sinh sản và phân biệt đực cái. Cá còn sống khỏe mạnh, không bị trầy xước, màu sắc tươi sáng tự nhiên. Thu gom cá có trọng lượng từ 600g trở lên để thuần dưỡng.

Vận chuyển: sau khi tuyển chọn cá kỹ càng, vận chuyển cá bằng 2 cách:

+ Đối với những địa điểm thu mua ở gần Viện nghiên cứu tại thành phố Nha Trang: cá được cho vào thùng xốp có chứa nước biển sạch, cho tăng cường sục khí mini và đưa về nơi nghiên cứu.

+ Đối với những địa điểm thu mua ở xa (thành phố Phan Rang, Phan Thiết): Sử dụng phương pháp gây mê đối với cá mặt quỷ, sau đó vận chuyển trong thùng xốp được bơm đầy oxy để đảm bảo cho cá sống khi phải di chuyển thời gian dài.

Cá sau khi được vận chuyển về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, được tắm bằng nước có Oxy già hoặc Oxytetracycline để loại bỏ ký sinh trùng ngoài da và loại bớt mầm bệnh là vi khuẩn.

Thuần hóa đàn cá

+ Cá mặt quỷ sau khi vận chuyển về được nuôi thuần trong bể xi măng hoặc bể composite, diện tích đáy bể là 4 - 6m2 bể có thể tích 4 - 9m3, độ sâu 1m. Sử dụng chất đáy là cát và san hô [5], [11].

+ Định kỳ thay nước 20-30% lượng nước hàng ngày, nước cấp vào được xử lý qua hệ thống lọc cơ học.

+ Chế độ cho ăn: Trong thời gian 1-2 ngày có mới đem về không cho ăn để cá thích nghi dần với môi trường mới. Những ngày tiếp theo thả cá, tôm sống vào bể để cá chủ động bắt mồi như môi trường ngoài tự nhiên. Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn dư thừa để đánh giá khả năng bắt mồi của cá. Ngoài ra, có thể kết hợp tập cho cá ăn thức ăn tươi một cách chủ động.

+ Vệ sinh bể, siphon đáy hàng ngày để loại bỏ chất thải của cá.

+ Đo nhiệt độ 2 lần trong ngày vào thời điểm 7h và 14h, đo pH, S0/00 một lần trong ngày vào lúc 7h sáng.

+ Theo dõi tách riêng những con có dấu hiệu yếu hoặc bị bệnh.

Khi cá đã bắt đầu thích nghi với môi trường nuôi nhốt và bắt mồi tốt thì chuyển cá qua bể xi-măng lớn để tiến hành nuôi vỗ.

2.2.3.2. Tạo đàn cá bố mẹ

Sau khi tạo được đàn cá thuần tiếp tục sử dụng để nuôi vỗ tạo đàn cá bố mẹ, chọn những con khỏe mạnh, cá cái khối lượng 900g trở lên, cá đực có khối lượng 650g trở lên, màu sắc tươi sáng, bắt mồi tốt và có dấu hiệu thành thục sang nuôi vỗ.

- Một số điều kiện môi trường thí nghiệm nuôi vỗ

Nuôi cá trong bể hình chữ nhật dài hoặc bể tròn, thể tích bể tối thiểu là 15 m3, độ sâu tối thiểu 1,5 m nước.

Nước sử dụng trong quá trình này được lọc qua hệ thống lọc cơ học, có độ mặn dao động từ 28-32‰, đảm bảo nhiệt độ trong quá trình nuôi vỗ dao động từ 26-30 0C, pH dao động từ 7,5-8,0. Sử dụng các loại thức ăn như cá, tôm nhỏ còn sống và mực tươi. Sử dụng hệ thống lọc để tái sử dụng nước, hạn chế việc thay nước nhiều trong quá trình nuôi.

Cá mặt quỷ trước khi được đưa vào nuôi vỗ được xử lý loại bỏ mầm bệnh bằng cách tắm cá trong nước ngọt ở nhiệt độ 200C trong 7 - 10 phút.

- Thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ bằng các hệ thống khác nhau

+ Nuôi vỗ trong hệ thống nước chảy: Dùng tôn nhựa ngăn bể thành 2 phần, thông nhau ở một phía, dùng máy bơm chìm đẩy nước thành dòng. Bể thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ cá mặt quỷ trong hệ thống nước chảy thể hiện qua hình 2.1.

+ Nuôi vỗ trong môi trường nước tĩnh: nước trong bể là nước tĩnh. Mỗi mô hình sử dụng 10 con cá đực và 20 con cá cái. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ cá mặt quỷ trong hệ thống nước tĩnh được thể hiện qua hình 2.2.

Hình 2.3: Mô hình hệ thống nước tĩnh

- Kiểm tra quá trình thành thục

Chọn những con cá bố mẹ khỏe mạnh trọng lượng 650g trở lên để kiểm tra mức độ thành thục sinh dục.

+ Đối với cá cái: Nhẹ nhàng lật ngược cá lại, một người giữ đầu cá, một người sử dụng que thăm trứng, đưa vào lỗ sinh dục 3 - 4cm, hút nhẹ lấy trứng sau đó lấy trứng đưa vào đĩa petri có chứa nước biển sạch để quan sát hình dạng, độ rời, độ đồng đều của hạt trứng. Đo đường kính trứng.

+ Đối với cá đực: Vuốt nhẹ từ góc vây ngực kéo dài đến lỗ sinh dục nếu có sẹ màu trắng đục chảy ra thì kiểm tra màu sắc và độ đậm đặc của sẹ, soi trên kinh hiển vi để xác định khả năng vận động của tinh trùng từ đó đánh giá mức độ thành thục của con đực.

2.2.3.3. Kích thích sinh sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng 3 bể composite diện tích đáy 4 - 6m2, độ sâu 0,7 - 1,2m nước để tiến hành thử nghiệm.

- Kích thích sinh sản bằng các yếu tố sinh thái

Kiếm tra mức độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ, cho cá bố mẹ vào bể. Sử dụng máy bơm chìm tạo dòng chảy kích thích cá sinh sản.

- Kích thích sinh sản bằng phương pháp tiêm kích dục tố

Trước khi tiêm tiến hành cân cá bố mẹ để xác định lượng kích dục tố.

Ở đây, chúng tôi sử dụng chất kích thích sinh sản là LHRH_A (Luteinizing Releasing Hormone Analogue) kết hợp với Domperidone.

Phương pháp tiến hành

Tiến hành 3 thí nghiệm với cách bố trí nghiệm thức như trong bảng 2.3

Bảng 2.2: Liều lượng chất kích thích sinh sản

Đợt Thử nghiệm tiêm 1 lần Thử nghiệm tiêm 2 lần

1 2♂ + 4♀ 100µg + 5mg DOM/1kg cá (liều lượng ♂= 1/2♀) 2 1♂ + 2♀ 2♂ + 3♀ 80µg + 5mg DOM/1kg cá 80µg + 5mg DOM/1kg cá

(liều lượng ♂= 1/2♀) (liều lượng ♂= 1/2♀) 3

2♂ + 2♀ 2♂ + 2♀

50µg + 5mg DOM/1kg cá 50µg + 5mg DOM/1kg cá

(liều lượng ♂= 1/2♀) (liều lượng ♂= 1/2♀)

Thử nghiệm tiêm kích dục tố 2 lần với liều dự bị có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển trứng cá đến giai đoạn V đồng thời tác động bào mòn nang trứng; liều tiêm quyết định thúc đẩy quá trình rụng trứng.

Cá sau khi kích thích, có thể áp dụng các biện pháp cho đẻ và thụ tinh khác nhau: - Thụ tinh tự nhiên: Cho cá đực và cá cái đã được kích thích đủ liều và có dấu hiệu sinh sản vào cùng bể. Sục khí bình thuờng, nuớc biển đã lọc sạch, được sát khuẩn bằng chlorine và chảy qua đèn cực tím. Nhiệt độ nuớc dao động từ 26-300C, độ mặn 29-31‰.

- Thụ tinh nhân tạo:

+ Thụ tinh khô: Vuốt trứng ra chậu, sau đó cho tinh trùng vào, dùng chổi lông gà khuấy đều.

+ Thụ tinh ướt: Cho trứng mới đẻ vào trong chậu nước, hòa tinh trùng vào đó.

Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Tỷ lệ sinh sản % = (số lượng cá sinh sản/ tổng số lượng cá được kích thích) x100%.

- Sức sinh sản thực tế ( trứng/kg cá cái) được xác định bằng tổng số trứng thu được trên tổng khối lượng (kg) cá cái tham gia sinh sản.

- Kích thước trứng: Đo trứng đã thành thục sinh dục bằng trắc vi thị kính trên kính giải phẫu.

- Các thông số môi trường:

+ Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế bách phân, chính xác đến 10C, đo 2 lần/ngày vào lúc 7h và 14h.

+ Độ pH: đo bằng test cera của Đức sản xuất. Đo 1 lần/ngày vào lúc 7h sáng. + Độ mặn: đo bằng Salimeter, chính xác đến 1‰, đo 1 lần vào lúc 7h.

2.2.3.4. Ấp trứng và theo dõi quá trình phát triển phôi

- Ấp trứng

Nước được sử dụng trong quá trình ấp có độ mặn dao động trong khoảng 28- 31‰, nhiệt độ dao động trong khoảng 24-280C, oxy từ 4-5 mg/l, pH từ 8-8,5. Nước được xử lý bằng cách lọc sạch qua bể lọc cơ học và túi siêu lọc. Các phương pháp ấp trứng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Ấp trứng trong bể composite hoặc bể xi măng: Bể có độ sâu 0,7-1,2m, diện tích đáy từ 0,5-2m2 ; sục khí liên tục.

 Ấp trứng trong túi nilon: Túi có đáy hình chóp nón, thể tích 100 - 150l, sục khí mạnh từ đáy túi.

 Ấp trứng bằng khay lưới: Để khay ngập trong nước 3-4 cm, sục khí liên tục đáy khay.

- Theo dõi quá trình phát triển phôi

Quan sát trứng bằng mắt thường, qua kính soi nổi và kính hiển vi. Chụp hình, vẽ, đo kích thước, mô tả sự phát triển của phôi, ghi chép lại khoảng thời gian phát triển từng giai đoạn của phôi.

2.2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft excel 2007 và SPSS for Windows Tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục trong điều kiện nuôi vỗ với các hệ thống khác nhau, tỷ lệ sống và tỷ lệ thành thục giữa các nghiệm thức được so sánh bằng Kruskal Wallist test với mức ý nghĩa α ≤ 0,5.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu tình hình khai thác, sử dụng và giá trị dinh dưỡng của cá mặt quỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, giá trị dinh dưỡng nguồn gen và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 35 - 40)