5. Kết cấu luận văn
3.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1953 1973
3.1.1 Bối cảnh kinh tế
Giai đoạn 1951 – 1973 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng nhanh của Nhật Bản kéo dài hơn suốt hơn 20 năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế trong giai đoạn này trên 10% (Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012). Chính trong thời kỳ này, kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến của thế giới. Nếu vào năm 1950, GNP của Nhật Bản còn nhỏ hơn của bất cứ phương Tây nào chỉ bằng vài phần trăm so với Mỹ, thì đến năm 1960 nó đã vượt qua Canada, giữa thập niên 1960 vượt qua Anh và Pháp, năm 1968 vượt Tây Đức. Năm 1973, GNP của Nhật Bản bằng một phần ba của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới( Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012). Trong đó, công nghiệp được ưu tiên phát triển, các khu vực kinh tế khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao. Sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của thế giới và được gọi là “sự thần kỳ kinh tế”.
Bảng 3.1 : Diễn biến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1966 -1970 (đơn vị tính %)
Năm 1966 1967 1968 1969 1970
Tốc độ tăng trưởng thực tế 11.6 13.5 13.7 12.3 9.5
( Nguồn: kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai – NXB khoa học xã hội -1992 )
Bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn 1966 -1970 tốc độ tăng trưởng thực tế của Nhật Bản mạnh mẽ. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng tăng nhanh vào những năm 1967 và 1968. Từ những năm 1970 – 1973 tốc độ tăng trưởng đã giảm
37
xuống do Nhật Bản cũng như các nước tư bản khác do bị ảnh hưởng của cú sốc đôla năm 1971 và cú sốc dầu mỏ năm 1973 . Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế của Nhật Bản vẫn duy trì được mức cao.
Trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp chế tạo đã trở thành trụ cột chính và là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản. Tốc độ phát triển công nghiệp hàng năm thời kỳ1950 – 1960 là 15.9%, từ 1960 – 1969 là 13.5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4.1 tỷ USD năm 1950 lên 56.4 tỷ USD năm 1960. (Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012 ). Đúng một trăm năm sau cải cách Minh Trị (1868 -1968), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu... Khu vực này đã thu hút lực lượng lao động từ nông thôn và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, còn những yếu tố khác đóng góp sự tăng trưởng nhanh của giai đoạn này. Thứ nhất, môi trường quốc tế hòa bình và sự trợ giúp của Mỹ đã đem lại cho Nhật Bản sự ổn định về an ninh và nguồn ngoại tế lớn. Thứ hai, Nhật Bản đã có một nền tảng công nghiệp khá tốt, đặc biệt một số số ngành công nghiệp nặng phục vụ chiến tranh đã đạt được trình độ cao về kỹ thuật, giúp tạo điều kiện cho việc tiếp thu công nghệ hiện đai. Thứ ba, người dân Nhật Bản vốn có nhiều đức tính truyền thống quý báu như cần cù, chăm chỉ, sáng tạo – những đức tính cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Thứ tư, Nhật Bản có một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, để ra những chính sách kinh tế đúng đắn, đóng vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh. Lao động nông nghiệp giảm từ 14.5 triệu năm 1960 xuống còn 8.9% năm 1969. Tổng giá trị sản lượng nông – lâm – ngư nghiệp năm 1969 là 9 tỷ USD (Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012)
38
Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển (Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012)
Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến năm 1971 kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1.7 tỷ USD lên 43.6 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần (Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012).
Chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Nhật bản trong giai đoạn này tập trung vào bốn vấn đề chính sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến trình hội nhập các tổ chức quốc tế. Nhật Bản đã lần lượt tham gia các tổ chức WB (1952), IMF (1964), GATT (1963), OECD (1967). Cùng với việc tham gia các tổ chức này, Nhật Bản đã mở cửa thị trường trong nước theo một lộ trình hợp lý, đủ thời gian để các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi vẫn thúc đẩy họ phát huy nội lực để cạnh tranh với các đối tác nước ngoài, thoát dần sự bảo hộ của Nhà nước. Ví dụ, từ năm 1986 -1975, thuế quan của Nhật Bản giảm liên tục, đến năm 1975, thuế nhập khẩu của Nhật thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển. Nhờ việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, Nhật Bản không những mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước mà còn tăng cường vị trí trên thế giới.
Thứ hai, để ra chiến lược phát triển và tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Ngay từ sau chiến tranh, Nhật Bản đã vạch ra một chiến lược phát triển công nghiệp hóa chi tiết, trong đó chú trọng xây dựng những công ty có sức cạnh tranh cao và những ngành có lợi thế cạnh tranh động. Đó là những ngành có khả năng tăng nhanh năng suất lao động, tiếp thu công nghệ cao. Đồng thời, nhà nước cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ về thuế, ưu đãi tín dụng; tiến hành sáp nhập các công ty nhỏ thành công ty lớn nhằm
39
nhanh chóng tăng sức cạnh tranh. Điểm đặc biệt trong chiến lược này là nó có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội như giới học giả kinh tế, giới doanh nghiệp nhằm vạch ra một chiến lược sát thực tế và đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu bao gồm: áp dụng lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế cho các công ty xuất khẩu và lập các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự thành công của Nhật Bản trong chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu chính là khả năng và kinh nghiệm buôn bán lâu đời ( từ cuối thế kỷ XIX ), có quy mô, vốn và trình dộ quản lý tốt và quy tụ được nhiều nhân tài. Các công ty này đã góp phần quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Nhật Bản trên thị trường thế giới.
Thứ tư, nghiên cứu và cải tiến khoa học công nghệ trong nước. Cách mạng khoa học kỹ thuật là một nhân tố đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản trong giai đoạn này. Đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đã đạt được trình độ cao về tự động hóa và hợp lý hóa sản xuất. Nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, chính phủ Nhật tập trung cao cho các chiến lược trong lĩnh vực này nhằm phục vụ các ngành công nghiệp chủ chốt. Chẳng hạn, chi phí nghiên cứu và phát triển (R& D) ở Nhật Bản năm 1955 chiếm 0.84% GNP ( tương đương 40.1 tỉ yên ), năm 1970 chi phí này chiếm đến 1.96 % GNP (1.200 tỉ yên ) (Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm thị Quý, 2012). Mặt khác, do là nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã cam kết không đầu tư cho khoa học quân sự. Nhờ đó, chính phủ nước này đã có thể dồn chi phí nghiên cứu cho mục tiêu dân dụng thay vì mục tiêu khoa học công nghệ của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất hàng dân dụng đã vượt nhiều nước Tây Âu. Một điểm nổi bật trong chính sách phát triển khoa học kỹ thuật của Nhật Bản là sự nhập khẩu kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến ở nước ngoài. Trên cơ sở
40
đó, Nhật Bản tiến hành đổi mới, cải tiến kỹ thuật đặc biệt đem lại rất nhiều lợi ích: vừa tiết kiệm chi phí nghiên cứu vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển của nhiều ngành công nghiệp.