Các chương trình bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nhật bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam lu (Trang 48 - 59)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1.Các chương trình bảo hiểm xã hội

Đây là giai đoạn các chương trình bảo hiểm xã hội được đẩy mạnh. Chính phủ Nhật Bản đã cho ra đời hệ thống bảo hiểm y tế .Trước năm 1953, các chương trình trợ giúp công cộng quy định việc trợ cấp về mặt tài chính để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người nghèo, người gặp khó khăn. Sự gia tăng trong thu nhập đã kéo theo mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu phòng tránh khỏi tình trạng ốm đau, nghèo đói và tuổi già

42

của người dân tăng lên đáng kể. Hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia ra đời, quy định người tham gia phải đóng một phần phí bảo hiểm. Tuy nhiên đến năm 1956, vẫn còn khoảng 30 triệu người không thuộc chương trình bảo hiểm y tế nào [10].

Ở Nhật Bản chế độ bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động). Chế độ bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý và tổ chức thực hiện, bảo hiểm việc làm do cơ quan bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện.

Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội do các cấp từ Trung Ương đến địa phương và các văn phòng chi nhánh có trách nhiệm quản lý và thực hiện.

Các chương trình bảo hiểm y tế

Luật bảo hiểm y tế được ban hành lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1922. Đến năm 1961, Nhật Bản đã thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, bao gồm bảo hiểm sức khỏe cho công nhân (ra đời từ những năm 1920) và bảo hiểm y tế quốc gia. Chế độ bảo hiểm y tế cơ bản được chia làm 2 loại chính : loại bảo hiểm y tế cho người lao động, thực hiện theo nơi làm việc và loại bảo hiểm y tế quốc gia (bảo hiểm y tế cộng đồng), thực hiện theo vị trí địa lý. Trong đó, bảo hiểm sức khỏe cho công nhân là do các hội hoặc câu lạc bộ, công ty bảo hiểm tổ chức còn bảo hiểm sức khỏe quốc gia do nhà nước đứng ra. Chương trình bảo hiểm sức khỏe quốc gia, thì số tiền đóng bảo hiểm phụ thuộc vào vùng cụ thể. Vì thế, quyền lợi họ được hưởng phụ thuộc vào mức đóng góp. Những người bảo hiểm sức khỏe quốc gia chỉ được chi trả 70% chi phí chữa bệnh. Bảo hiểm y tế quốc gia áp dụng cho các đối tượng: không được thuê mướn (phụ nữ mang thai, học sinh, người về hưu...), người làm tư

43

Phúc lợi bảo hiểm y tế: Người tham gia bảo hiểm y tế và người phụ thuộc được nhận phúc lợi bảo hiểm y tế trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, sinh con và chết. Phúc lợi theo luật định gồm có: các dịch vụ y tế được hưởng tại các cơ sở y tế và phúc lợi bằng tiền do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Các dịch vụ y tế được cung cấp bao gồm: Khám bệnh, cung cấp thuốc và vật tư y tế, điều trị trong các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật và điều trị y khoa khác, chăm sóc y tế tại nhà, nằm viện và điều dưỡng. Các phúc lợi bằng tiền ở Nhật Bản được quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế gồm: trợ cấp ốm đau và tai nạn lao động, trợ cấp thai sản, trợ cấp sinh con, chi phí tang lễ, trợ cấp tuất, chi phí vận chuyển bệnh nhân. Riêng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cộng đồng chỉ được hưởng các loại phúc lợi bằng tiền là: trợ cấp sinh con, chi phí tang lễ, chi phí vận chuyển bệnh nhân. Luật dịch vụ y tế ở Nhật Bản được ban hành từ năm 1948 và thường xuyên được sửa đổi để phù hợp với tình hình mới. hệ thống chăm sóc y tế toàn dân và nhu cầu chăm sóc y tế tăng cao khiến hệ thống các cơ sở y tế quá tải: thiết bị chăm sóc y tế và đội ngũ cán bộ y tế không đáp ứng đủ yêu cầu. Trước tình hình đó, nhà nước đã mở thêm các trạm y tế ở các vùng xa và các trạm y tế lưu động. Đồng thời, mở thêm trường y để đào tạo cán bộ y tế phục vụ các vùng xa xôi hẻo lánh. Chính phủ Nhật cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các bệnh viện công cộng và bệnh viện quốc gia. Nhà nước khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực chăm sóc y tế, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc y tế chất lượng cao.

Hệ thống phúc lợi xã hội về chăm sóc y tế ở Nhật Bản có những chương trình chăm sóc sức khỏe cho các nhóm dân cư rất cụ thể. Ví dụ, như hệ thống dịch vụ sức khỏe cho người già, chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người tàn tật, cho những nạn nhân của bom nguyên tử. Những

44

chương trình này đã đảm bảo quyền được hưởng phúc lợi về y tế cho mọi tần lớp nhân dân trong xã hội Nhật Bản.

Bảo hiểm hưu trí

Giai đoạn 1953 -1973 là giai đoạn đặt nền móng cho kỷ nguyên phúc lợi người già. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đã đem lại nguồn tài chính đáng kể cho nhà nước, tạo điều kiện để nước này quan tâm đến một vấn đề ít được đề cập trước đây – phúc lợi người già. Trong giai đoạn này, việc đưa chính sách phúc lợi khả thi phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm tạo ra cuộc sống thoải mái cho người già bắt đầu được quan tâm. Năm 1970 số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đạt 7% [10]. Xã hội bắt đầu dành nhiều sự quan tâm hơn và các chương trình hành động thiết thực về người già bắt đầu phát triển. Năm 1959 luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Chính phủ Nhật đã đưa ra cải cách chế độ hưu trí vào năm 1961 cho phép người dân có 20 năm cống hiến đều có thể hưởng quyền lợi về hưu. Năm 1973, Nhật Bản lại tiếp tục cải cách chế độ hưu trí. Mục tiêu của cải cách lần này là đưa thu nhập của người về hưu lên đạt 60 % mức lương người đang làm việc (Nguyễn Duy Dũng, 1998,tr153). Các chế độ trợ cấp khi tham gia bảo hiểm hưu trí ở Nhật gồm; lương hưu, trợ cấp thương tật và trợ cấp tuất

Chế độ lương hưu trí ở giai đoạn này ở Nhật rất phức tạp. Hệ thống hưu trí bao gồm nhiều quỹ khác nhau hướng đến các tầng lớp dân cư nhất định. Ví dụ, hệ thống này có quỹ bảo hiểm với tên gọi “các hiệp hội tương trợ”. Quỹ này hướng đến tầng lớp có thu nhập cao trong số những người lao động làm thuê như viên chức chính quyền các cấp, các thủy thủ...Hạn mức đóng góp bảo hiểm từ 10 -16 % lương tháng. Ngoài ra nhà nước còn đảm bảo 15 -18 % tổng mức trả tiền hưu của quỹ. Theo quy định chung thì người lao động dù ở

45

xí nghiệp tư nhân hay nhà nước khi về hưu đều nhận được trợ cấp hưu trí. Số tiền lương hưu có thể nhận một lần hoặc nhiều lần và phụ thuộc vào số năm làm việc, quỹ bảo hiểm mà người ấy tham gia.

Ở Nhật Bản, mức tuổi về hưu có nhiều quy định khác nhau. Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều quỹ bảo hiểm quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau, song đều nâng cao hơn trước. Cụ thể đối với công chức thường là 55 tuổi, các công nhân xí nghiệp là 60 tuổi, còn nông dân là 65 tuổi.

Bảo hiểm thất nghiệp (bảo hiểm việc làm)

Trong thời kỳ 1953 -1973, Nhật Bản không đưa thêm luật nào về bảo hiểm lao động mà chỉ dựa vào luật bảo hiểm thất nghiệp ban hành năm 1947 nhằm đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trong chương trình khắc phục tình hình thất nghiệp quốc gia luật này chính thức được hủy bỏ vào năm 1975 và được thay thế bằng luật bảo hiểm việc làm nhằm đảm bảo mức thu nhập cơ bản cho người thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ bảo hiểm bắt buộc do Chính phủ quản lý liên quan đến việc làm một cách toàn diện, cung cấp các phúc lợi bao gồm: Các trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tìm việc, trợ cấp xúc tiến việc làm, trợ cấp đào tạo và dạy nghề, trợ cấp tiếp tục làm việc và ba loại dịch vụ là ổn định việc làm ngăn ngừa thất nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cơ hội việc làm; đồng thời phúc lợi xã hội cho người lao động: tư vấn, dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, tuyển dụng.

3.2.2 Bảo trợ (cứu trợ) xã hội

Các lĩnh vực trợ cấp xã hội được chia thành hai loại. Khu vực đầu tiên là hỗ trợ thu nhập cho người nghèo; thứ hai là hỗ trợ và dịch vụ xã hội cho hoàn cảnh khó khăn xã hội. Các dịch vụ xã hội có nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó họ chăm sóc cho người dân. Những dịch vụ này bao gồm phúc lợi cho người già, trẻ em, người tàn tật, hộ gia đình đơn mẹ, và người tàn tật về

46

tinh thần. Trong chương trình trợ cấp xã hội có bốn luật chính. Pháp luật đầu tiên là trợ cấp xã hội cho người dân có nhu cầu là một trách nhiệm của nhà nước. Nếu có nhu cầu từ người dân, nhu cầu đó phải được đáp ứng. Điều luật thứ hai là không nên có phân biệt đối xử phân biệt chủng tộc, giới tính, thành phần xã hội, và lý do rơi vào khó khăn. Điều luật thứ ba là nhà nước đảm bảo một mức độ tối thiểu của cuộc sống lành mạnh và văn hóa. Pháp luật mới nhất và cuối cùng là trợ cấp xã hội bổ sung cho tất cả các nguồn lực sẵn có cho người nộp đơn. Điều luật thứ tư là để người dân không nên lạm dụng hệ thống và chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào các dịch vụ được cung cấp bởi bất cứ điều gì hỗ trợ có sẵn.

Cách Nhật Bản tính toán hỗ trợ của nó được đánh giá cao dựa trên số tiền thu nhập mà gia đình đang có. Sự hỗ trợ được tính bằng cách trừ thu nhập cuối cùng của hộ gia đình từ các chi phí tối thiểu của cuộc sống. Nếu chi phí tối thiểu của cuộc sống nhiều hơn tất cả các thu nhập vào nhà các sự khác biệt giữa hai được trừ và những gì còn lại là sự hỗ trợ. Chi phí tối thiểu của cuộc sống được tính từ bảy loại chi phí: sinh kế, nhà ở, giáo dục, y tế, thai sản, lao động, và chi phí tang lễ. Việc tính toán chi phí tối thiểu của cuộc sống dựa vào xem xét sự khác biệt về chi phí sinh hoạt của các vùng khác nhau của đất nước, và cơ cấu hộ gia đình.

Bên cạnh chương trình trợ cấp xã hội, Nhật Bản cũng có các chương trình bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưởng lợi bảo hiểm suốt đời. Với bảo hiểm xã hội của Nhật Bản, tất cả nhân viên thường xuyên của không gian làm việc tại Nhật Bản bất kể quốc tịch được yêu cầu phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế của nhân viên và hệ thống bảo hiểm hưu trí của nhân viên. Một khi bạn bắt đầu để có được bảo hiểm, bạn nhận được một giấy chứng nhận bảo hiểm y tế cho hệ thống bảo hiểm y tế của nhân viên và một Sổ tay Pension hệ thống bảo hiểm của nhân viên. Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế sẽ

47

tự động trả tiền cho 70 phần trăm của chi phí y tế của một người để lại người được bảo hiểm chỉ có 30 phần trăm trong chi phí. Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản được tài trợ bởi một sự kết hợp của bảo hiểm, thuế và các bệnh nhân đồng thanh toán. Với lợi ích bảo hiểm hưu trí, một người đã tham gia vào hệ thống hưu trí công cộng ít nhất là 25 năm, khi họ đến tuổi 65, họ sẽ có được lợi ích cho đến khi cái chết của họ.

Chế độ phúc lợi đối với người già

Trước chiến tranh thế giới thứ hai tuổi thọ bình quân của người dân Nhật Bản là 50 tuổi. Đến năm 1960 con số này tăng lên là năm 65,5 tuổi, nữ là 70,2 tuổi; năm 1970 tương ứng là 69,3 và 74,7 (Nguyễn Duy Dũng, 1998,tr125). Thực trạng trên đòi hỏi Nhật Bản phải quan tâm đến đối tượng dân cư này. Trong giai đoạn này, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đã cho phép Nhật Bản thực hiện chăm sóc miễn phí cho người già. Đánh giá chế độ này có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Song cho dù ý kiến nào thì trên thực tế cuộc sống người già bao giờ cũng gặp khó khăn hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài bảo hiểm xã hội đối với người già, Nhật Bản còn có phúc lợi về chăm sóc y tế và các dịch vụ phúc lợi cho người già. Năm 1963 Nhật Bản đã thông qua luật phúc lợi người già. Theo luật này người già có quyền được hưởng một cuộc sống thoải mãi sau một thời gian dài cống hiến cho xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong thập niên 60 đã cho phép Nhật Bản thực hiện chăm sóc người già miễn phí. Các trung tâm sức khỏe cho người già cùng với các hoạt động khuyến khích rèn luyện bảo vệ sức khỏe ra đời. Nếu năm 1963 mới có 1 cơ sở dưỡng lão đặc biệt thì năm 1970 tăng lên 152 năm 1980 là 1031(Nguyễn Duy Dũng, 1998, tr166)

Dịch vụ phúc lợi cho người già được thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Đáng chú ý nhất của dịch vụ phúc lợi này là hệ thống dịch vụ tại

48

gia được tiến hành từ năm 1963. Dần dần dịch vụ này mở rộng cho cả những người có thu nhập thấp với hình thức miễn phí.

Ở Nhật Bản, để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người gia chính phủ phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tiến hành hàng loạt biện pháp. Đó là xây dựng các trung tâm sức khỏe cho người già, các hình thức chăm sóc sức khỏe tại gia. Các dịch vụ này với nhiều hình thức khác nhau, phong phú.

Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ trẻ em

Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em đã được thay đổi trong quan niệm. Trước đây Nhật Bản cho rằng việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em thuộc về gia đình. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Chính phủ đã thay đổi và ban hành luật phúc lợi trẻ em (năm 1947), luật phụ cấp nuôi dưỡng trẻ em (năm 1961). Nhận thức được tầm quan trọng sức khỏe của bà mẹ trẻ em, năm 1965, luật sức khỏe bà mẹ trẻ em được ban hành. Hệ thống theo dõi bà mẹ trẻ em theo ba cấp: quốc gia, tỉnh và thành phố, thị xã. Các chương trình hỗ trợ y tế khác nhau cho bà mẹ trẻ em như khám bệnh miễn phí cho các bà mẹ mang thai tại các tổ chức và các trung tâm y tế 2 lần trước khi sinh. Ngoài ra, có các tổ chức tình nguyện và cộng đồng địa phương cũng giúp đỡ nâng cao chất lượng dự án về sức khỏe bà mẹ trẻ em trong cộng đồng.

Trợ cấp trẻ em được tài trợ bởi (để) sử dụng lao động các thành viên của gia đình. Để giúp các gia đình nuôi dạy con cái, trợ cấp nuôi con được cấp cho cha mẹ hoặc người giám hộ đang nuôi con dưới ba tuổi và có thu nhập ít hơn một số tiền cụ thể. Trợ cấp trẻ em bắt đầu vào khoảng 150 đô la một tháng cho những gia đình có trẻ em trên đường đi, và đi lên 30,2 đô la cho mỗi sinh thêm con trong gia đình. Ngoài ra còn có các tùy chọn của trẻ con. Chính quyền thành phố được yêu cầu của Luật phúc lợi trẻ em để cung cấp các trung tâm chăm sóc ban ngày cho các bậc cha mẹ không thể xem con cái của họ vì công việc, bệnh tật, hoặc khuyết tật.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nhật bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam lu (Trang 48 - 59)