5. Kết cấu luận văn
2.2.2 Các phương pháp cụ thể
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp... là phương pháp nghiên cứu trực tiếp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phúc lợi xã hội.
33
Luận văn sử phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích chương lý luận chung về phúc lợi xã hội. Phương pháp này đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình và hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong hiện tượng, trên cơ sở đó nắm lấy cái bản chất của các hiện tượng.
Cụ thể, ở chương 1, tác giả sẽ đưa ra các quan điểm khác nhau về phúc lợi xã hội đồng thời phân tích các quan điểm ấy. Để làm rõ khái niệm phúc lợi xã hội, tác giả so sánh với khái niệm an sinh xã hội có sự giống khác nhau như thế nào. Cuối cùng trên quan điểm của mình để đưa ra khái niệm về phúc lợi xã hội. Ở chương 3, từ lý luận chung về phúc lợi xã hội, tác giả triển khai phân tích những yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến việc giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ 1953 -1973. Dựa trên thực trạng giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản giai đoạn phát triển thần kỳ, tác giả đánh giá tổng hợp thành công và hạn chế của vấn đề. Khi đánh giá thực trạng, tác giả phải lựa chọn những vấn đề điển hình để đánh giá thực trạng. Ví dụ, khi phân tích bảo hiểm y tế, từ thực trạng của ngân sách nhà nước Nhật Bản luôn thâm hụt, đồng thời các chi phí bảo hiểm y tế tăng lên; tác giả đã đưa ra đánh giá chi phí cho bảo hiểm y tế tăng lên đây cũng là nguyên nhân làm ngân sách quốc gia luôn trong tình trạng thâm hụt. Một nguyên nhân nữa mà chi phí bảo hiểm y tế tăng là do chi phí y tế cho người già ở Nhật Bản trong giai đoạn này là miễn phí.
Phương pháp logic – lịch sử: nhằm khám phá ra bản chất và quy luật nội tại chi phối sự phát triển của lịch sử, đồng thời còn phản ánh được một cách khái quát lịch sử sự vật ở những nét chủ yếu. Trong phạm vi luận văn được tác giả sử dụng để phân tích khái niệm phúc lợi xã hội. Tác giả đưa ra các khái niệm của các tác giả khác nhau. Các quan niệm này bắt đầu có vào thời gian nào, từ xa cho đến quan niệm đến thời gian hiện nay. Các quan niệm
34
từ đơn giản đến phức tạp. Kế thừa kết quả nghiên cứu một số quan điểm về phúc lợi xã hội của các tác giả đi trước để đưa ra khái niệm về phúc lợi xã hội và cấu trúc của phúc lợi xã hội. Đồng thời khi phân tích thực trạng giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản, luận văn đi phân tích cấu trúc phúc lợi xã hội được hình thành ở thời gian nào, ai là người ban hành. Quá trình phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản có những vấn đề gì. Dựa vào đó tác giả rút ra những thành công và hạn chế của Nhật Bản trong giải quyết phúc lợi xã hội. Từ đó tác giả dựa vào những kinh nghiệm và khả năng vận dụng giải quyết phúc lợi xã hội cho Việt Nam.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: quá trình nhận thức là quá trình sử dụng kết hợp, xen kẽ giữa phân tích và tổng hợp. Phân tích cho ta nhận thức cụ thể về mặt riêng lẻ của vấn đề nghiên cứu. Tổng hợp cho ta nhận thức về sự hoàn chỉnh, thống nhất của vấn đề trên cơ sở kết hợp một cách biện chứng các kết quả nghiên cứu cơ bản của luận văn. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của hệ thống phúc lợi xã hội Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ, tác giả đánh giá được thành công và hạn chế của việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nước này. Khi nghiên cứu thực tế giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Việt Nam, luận văn tổng hợp các kết quả nghiên cứu vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội để đưa ra một số gợi ý về chính sách cho phúc lợi xã hội ở Việt Nam phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Để phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, luận văn còn kết hợp sử dụng phương pháp thống kê – so sánh. Đề tài sử dụng phương pháp mô tả, để nghiên cứu, đánh giá thực trạng của giải quyết vấn đề phúc lợi ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ; từ đó có thể đưa ra khả năng vận dụng cho Việt Nam.
35
Luận văn sử dụng các số liệu thống kê hàng năm của tổng cục Thống kê, các số liệu đã công bố của Ngân hàng thế giới để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn.
Chương 1: luận văn sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những quan điểm của các học giả và các trường phái lý luận về phúc lợi xã hội, rút ra vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, những vấn đề cần được bổ sung và những nghiên cứu mới.
Chương 3: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp logic, sơ đồ, biểu đồ, phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh để phân tích bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản thời kỳ phát triển thần kỳ, các chính sách phúc lợi mà Nhật Bản đã thực hiện được. Từ đó, đề tài đi sâu đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản.
Chương 4: sử dụng phương pháp khái quát hóa, rút ra kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở giai đoạn phát triển thần kỳ. Sau khi đi phân tích những điểm tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản để đưa ra những vận dụng phù hợp cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
36
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KỲ