Bối cảnh chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nhật bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam lu (Trang 47 - 48)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2. Bối cảnh chính trị xã hội

Bắt đầu từ 25 tháng 06 năm 1950 khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Nhật Bản đã trở thành hậu cần cho quân đội Mỹ. Khi hiệp ước San Francisco enterd có hiệu lực, Nhật Bản đã trở thành một nước có chủ quyền chính thức. Ngày 15 tháng 11 năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do đã được thành lập. Từ 1955 -1993, Nhật Bản có hai chính đảng là: Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xã hội Nhật Bản

Về đối nội, nhờ những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ một xã hội chuyên chế sang một xã hội dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ phát triển rộng rãi. Suốt một thời kỳ dài từ năm 1955 đến năm 1993, đảng Dân chủ Tự do, đại diện cho quyền lợi giai cấp tư sản liên tục cầm quyền. Dưới thời thủ tướng Ikeda Hayta (1960 -1964), Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm (1960 – 1970).

Về đối ngoại, sau chiến tranh Nhật Bản là nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. Sau khi ký hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lanh thổ Nhật Bản. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật đã được gia hạn vào năm 1960 – 1970. Vì thế, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho những chi phí quân sự còn tập trung sức vào phát triển kinh tế (trong khi các nước khác chi phí quân sự là 4 -5 % thậm chí có nước lên tới 20%) (Yoshihara, 1991). Trong thời kỳ này, phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống hiệp ước an ninh Mĩ

41

– Nhật, chống chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, cũng như các cuộc đấu tranh theo mùa kể từ năm 1954 trở đi đòi tăng lương, cải thiện đời sống luôn diễn ra mạnh mẽ. Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Cùng năm đó, Nhật Bản là thành viên của liên hợp quốc.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nhật bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam lu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)