Khả năng vận dụng kinh nghiệm giải quyết vấn đề phúc lợi xã hộ

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nhật bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam lu (Trang 88 - 100)

5. Kết cấu luận văn

4.4.Khả năng vận dụng kinh nghiệm giải quyết vấn đề phúc lợi xã hộ

Bản ở Việt Nam hiện nay

Chính sách “tăng trưởng kinh tế cùng chia sẻ” cùng với việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát tri. ển thần kỳ đã trở thành một mô hình được rất nhiều quốc gia nghiên cứu và học hỏi. Tuy nhiên, tùy vào tình hình phát triển và điều kiện của mỗi quốc gia mà vận dụng vào thực tiễn trong việc giải quyết phúc lợi xã hội.

4.4.1.Khả năng vận dụng các chính sách bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế - cần từng bước thực hiện hiện bảo hiểm y tế toàn

dân. Trong điều kiện hiện nay có thể thực hiện việc quy định mức hưởng lợi ích từ bảo hiểm y tế phù hợp với tình hình và điều chỉnh tăng dần theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Căn cứ trên kinh nghiệm của Nhật Bản và xuất phát từ nhận thức về thành công và hạn chế trong thực hiện bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay cần phải xây dựng chính sách quản lý bảo hiểm y tế toàn dân. Để đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân trong điều kiện quỹ bảo hiểm còn hạn chế, bảo hiểm y tế sẽ chỉ chi trả toàn bộ tiền khám bệnh và chữa bệnh các trường hợp phải nằm viện; đối với điều trị ngoại trú, trừ

82

những trường hợp thuộc diện chính sách, các trường hợp khác phải tự chi trả. Như vậy sẽ bớt gánh nặng cho quỹ bảo hiểm, góp phần san sẻ cho những đối tượng chưa đủ khả năng chi trả bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho những người có thẻ bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào thuận tiện nhất. Tuy nhiên, nhà nước cần tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm y tế. Nhà nước khuyến khích và đưa ra những quy định quản lý đối với dịch vụ bảo hiểm y tế tư nhân nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế. Bảo hiểm y tế toàn dân thực hiện với nhiều mức đóng góp khác nhau với nhiều quyền lợi thụ hưởng cao thấp khác nhau. Nhà nước chỉ hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người cao tuổi và những người tàn tật. Để xây dựng được bảo hiểm y tế toàn dân cẩn phải thực hiện:

Thứ nhất, nhà nước cần quan tâm đầu tư đối với việc đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ lĩnh vực y tế. Chúng ta cần một đội ngũ cán bộ y tế có đức, có tài nhưng phải đảm bảo đời sống vật chất cho họ. Do đó, chế độ đãi ngộ cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp. Chỉ có như vậy, họ mới có thể an tâm làm việc, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân vào lương tâm, khả năng của thầy thuốc.

Thứ hai, cần cải cách đồng bộ hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh của nhà

nước như cải cách chế độ viện phí theo hướng công khai, minh bạch về tài chính. Bên cạnh hệ thống các cơ sở y tế công cộng, cần khuyến khích hơn nữa sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân song song với việc ban hành những quy định rõ ràng về chất lượng và hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân. Đồng thời khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân và tạo môi trường cạnh tranh giúp chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế

83

toàn dân cần chú trọng đến thành lập doanh nghiệp riêng chuyên kinh doanh về bảo hiểm y tế để thực hiện hài hòa giữa mục đích phúc lợi và mục đích lợi nhuận. Lý do trong nhân dân có người giàu, người nghèo, cho nên họ sẽ tự quyết định lựa chọn sử dụng bảo hiểm y tế toàn dân hay dịch vụ y tế do tư nhân cung cấp.

Thứ ba, chú trọng đầu tư cho phát triển y tế nông thôn. Điều này một

mặt giúp tăng cường phúc lợi cho khu vực nông thôn, mặt khác làm giảm sức ép với hệ thống cơ sở y tế các tuyến trên. Trên thực tế, dân số ở khu vực nông thôn chiếm khoảng ¾ dân số, lại là khu vực có mức sống trung bình của người dân thấp. Rất nhiều người không có điều kiện đi khám ở tuyến trên. Phát triển y tế nông thôn là một điều hết sức cần thiết, góp phần chuyển thành quả tăng trưởng knh tế nông thôn là một điều hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Thứ tư, xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động phúc lợi y tế.

Nhật Bản đã tiến hành xây dựng các luật lệ làm cơ sở pháp lý và các quy chuẩn cho hoạt đổng phúc lợi xã hội. Hàng loạt các bộ luật ra đời như: luật bảo hiểm y tế quốc gia (1958), luậ phụ cấp trẻ em (1971). Với hệ thống luật khá đầy đủ để quản lý co hiệu quả. Người dân chấp hành nghiêm túc theo quy định của luật định.

Thứ năm, nên có sự phối hợp nhà nước, tư nhân và cộng đồng xã hội

trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Chính nhờ sự hoạt động này mà các đối tượng trong xã hội đều được khám chữa bệnh theo nhu cầu. Các hoạt động y tế nhà nước vẫn là một trong những chủ thể chính trong lĩnh vực giải quyết phúc lợi. Sự phối hợp chặt chẽ tư nhân và cộng đòng góp phần tạo nên nét độc đáo về phúc lợi xã hội và phúc lợi y tế.

84

Hệ thống hưu trí hiện hành ở Việt Nam là hệ thống đơn lẻ, lương hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội là thu nhập chính của số đông người nghỉ hưu với mức chi trả lương hưu thấp. Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện mức lương hưu bình quân khoảng 3 triệu đồng/ người/ tháng. Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Theo số liệu của ngân hàng phát triển châu Á, tỷ lệ người già trên 65 tuổi/ số dân từ 15 - 64 tuổi của Việt Nam tăng từ 10% năm 2000 lên trên 30% vảo năm 2050 . Như vậy việc xây dựng hệ thống hưu trí đa trụ cột nhằm cùng cố sự bền vững của hệ thống phúc lợi xã hội trong dài hạn nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng sẽ làm giảm phần chi trả từ ngân sách nhà nước. Hiện nay từ thực tế của Việt Nam một loại hình đang thu hút các doanh nghiệp, người dân là bảo hiểm tự nguyện. Đây là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới.. Đây là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới.

Để xây dựng được hệ thống lương hưu đa tầng, nhà nước phải có hệ thống luật lệ chặt chẽ để các bên tham gia đều tuân thủ đúng pháp luật. Nâng cao vai trò của các hiệp hội, tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp trong xây dựng và tuyên truyền để các chính sách, luật lệ được thể hiện cụ thể.

Bảo hiểm thất nghiệp – xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo

hướng dịch vụ ổn định việc làm

Đây là giai đoạn mà bảo hiểm thất nghiệp hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trong chương trình khắc phục tình hình thất nghiệp quốc gia. Bảo hiểm thất nghiệp của Nhật Bản có hai chức năng. Chức năng thứ nhất, là cấp tiền cho người làm công ăn lương trong trường hợp họ bị mất việc. Chức năng thứ hai là ổn định việc làm, dịch vụ phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ phúc lợi người làm công ăn lương. Chức năng thứ hai để ngăn chặn tình trạng thất

85

nghiệp và để những công nhân đã bị thất nghiệp tìm được việc làm nhanh chóng bằng sự phối hợp giữa các chương trình lợi ích bảo hiểm.

Thị trường lao động của Việt Nam trong năm 2012 có số người tham giai lực lượng lao động trên 51 triệu người. Do vậy, Việt Nam cần ban hành luật việc làm qua đó chế độ bảo hiểm ngoài hướng tới chi trả tiền cho người làm công ăn lương trong trường hợp họ bị mất việc mà đặc biệt phải hướng tới dịch vụ ổn định việc làm.

Vậy dịch vụ ổn định việc làm mà Việt Nam cần hướng tới là đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Đồng thời Việt Nam cần hoàn thiện các chế độ chính sách về bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, việc hoàn thiện phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

4.4.2.Khả năng vận dụng các chính sách hỗ trợ xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phúc lợi người già

Ở Việt Nam, xã hội đang phải đối mặt với một vấn đề mới: Vấn đề người già. Số lượng người già ở nước ta trong thời gian qua ngày càng tăng. Năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2 % dân số, năm 2007 lên tới 9,45 % và dự báo năm 2029 có thể đạt 16,8% . Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do điều kiện sinh sống và chăm sóc y tế của người dân được cải thiện. Bên cạnh đó, giống như xã hội Nhật Bản, xu hướng gia đình hai thế hệ ngày càng tăng lên. Số người già có con cháu nhưng sống một mình tăng đáng kể. Trong nhiều trường hợp, người già sống cùng con cháu nhưng vẫn không nhận được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ khi ốm đau do con cháu bận rộn với công việc hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Một số gia đình giải quyết tình trạng trên bằng việc thuê người giúp việc chăm sóc nhưng điều này chưa đảm bảo được chế độ chăm sóc cần thiết do thiếu kinh nghiệm hoặc nhiệt

86

tình. Từ thực trạng chăm sóc người già hiện nay, chúng ta có thể vận dụng kinh nghiệm từ Nhật Bản ở những vấn đề sau:

Phát triển dịch vụ chăm sóc người già ở nhiều cấp độ khác nhau, phối

hợp tốt giữa vai trò cộng đồng – gia đình và cá nhân người cao tuổi. Bởi nếu

nhà nước chịu trách nhiệm toàn bộ thì tất yếu phải tăng thuế để tăng thu ngân sách. Nhà nước khuyến khích sự tham gai của tư nhân và cộng đồng vào lĩnh vực này. Sự phối hợp theo cơ chế trên vừa phát huy vai trò của gia đình và sự cố gắng của người già, gắn người già không chỉ môi trường xã hội mà còn gắn người già với gia đình.

Phúc lợi bà mẹ, trẻ em

Trong lĩnh vực này, ta có thể vận dụng một số kinh nghiệm cảu Nhật Bản để có thể tăng cường vai trò của phục nữ và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em, giúp đòng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước

Thứ nhất, cải thiện môi trường sống xung quanh trẻ em. Bởi cải thiện

môi trường sôngs xung quanh trẻ em là trực tiếp đem lại lợi ích cho chúng đồng thời hạn chế khắc phục những thay đổi gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ em. Những yếu tố như nhà ở, gia đình, môi trường công cộng, nơi vui chơi giải trí... có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng tới sự sinh ra và lớn lên của trẻ em. Cần phải xây dựng các trung tâm cộng đồng dành cho trẻ theo những quy mô khác nhau dựa theo điều kiện địa phương.

Thứ hai, xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và khuyến khích các tổ chức cộng đồng, tình

nguyện tham gia. Các cấp chính quyền trực tiếp quản lý và thực hiện chăm

sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em. Ví dụ khám bệnh miễn phí cho các bà mẹ mang thai, dịch vụ y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi... Ngoài ra các tổ chức tình nguyện và cồng đồng địa phương, các công ty tư nhân cùng giúp đỡ nâng

87

cao chất lượng các dự án về sức khỏe bà mẹ trẻ em trong cộng đồng. Những tổ chức này đã san sẻ gánh nặng nuôi dạy trẻ em, hình thành nhân cách cho trẻ em.

Thứ ba, tiến hành cải cách giái dục đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện, kể cả lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc nuôi

dưỡng trẻ em trong chương trình giáo dục trường học. Chúng ta có thể vận

dụng kinh nghiệm của Nhât Bản trong biện pháp bớt sự cạnh tranh trong thi cử, tạo nhiều cơ hội lựa chọn thi vào các trường đại học quốc gia, trường công...Thêm vào đó tăng cường giáo dục đề cao năng khiếu cá nhân qua việc lựa chọn các môn học, các khóa học liên ngành.

Phúc lợi người tàn tật

Ở nước ta tỷ lệ người tàn tật khá cao so với các nước khác. Theo số liệu Tổng cục thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 12,1 triệu người khuyết tật, chiếm 15,5% dân số từ 5 tuổi trở lên . Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện trạng trên như chiến tranh, nghèo đói, thiên nhiên khăc nghiệt...

Thứ nhất, phối hợp sự trợ giúp của nhà nước và sự trợ giúp đỡ cộng

đồng. Trước hết nhà nước cần thành lập Ủy ban vì người tàn tật để tư vấn

chính sách, chế độ cho người tàn tật; đồng thời phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền về việc thẩm định các dự án giúp đỡ người tàn tật. Khi huy động được sức mạnh cộng đồng sẽ khuyễn khích được người tàn tật có cuộc sống tự lập và hòa đồng với nơi mình sinh sống, xóa bỏ mặc cảm.

Thứ hai, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về kinh tế và vật

chất đối với người tàn tật. Đó là có những chính sách giảm thuế. Nhà nước

tạo điều kiện để người tàn tật tìm kiếm được việc làm. Thực tế cho thấy đưa người tàn tật vào các cơ sở nuôi dưỡng chưa phải là hình thức tốt nhất. Đối với những người tàn tật không còn khả năng tự lao động, không nơi nương

88

tựa, nhà nước cần xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng, tiến hành phục hồi chức năng và tổ chức việc làm thích hợp.

Thứ ba, hoạt động phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm cần được quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tâm hơn nữa. Nhà nước cần có những chương trình nghiên cứu các nguyên

nhân cũng như có những nghiên cứu để chữa bệnh sớm. Như nhà nước nên tiến hành điều tra sức khỏe trên phạm vi toàn quốc đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ mang thai. Nhà nước xây dựng các trung tâm nuôi dạy các cháu nhỏ bị suy nhược thần kinh để các em có kiến thức tự lập cuộc sống.

Phúc lợi người có thu nhập thấp

Thứ nhất, nhà nước cần tăng cường tạo công ăn việc làm bằng cách

giới thiệu và tìm công ăn việc làm thêm cho người có thu nhập thấp. Bởi dù

có hỗ trợ về sinh hoạt, nhà ở... những không giải quyết việc làm thì cuộc sống người thu nhập thấp vẫn không có khả năng tự vươn lên. Trong đó có các chương trình trợ giúp hướng nghiệp, cho vay lãi suất thấp, bảo trợ các chương trình hướng nghiệp, trợ giúp giáo dục...

Thứ hai, phối hợp hỗ trợ từ phía cộng đồng và nhà nước trong việc trợ

giúp người có thu nhập thấp. Sự phối hợp này nhằm bổ sung cho nhau trong

quá trình thực hiện và tạo điều kiện phù hợp với từng đối tượng. Vấn đề giải quyết phúc lợi cho người có thu nhập thấp không phải của nhà nước mà là vấn đề của toàn xã hội. Kinh phí sẽ dựa trên ngân sách nhà nước và các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ, cùng với sự giúp đỡ của cá nhân. Ngoài ra cần khuyên khích hoạt động của các hiệp họi có tác dụng tích cực trong giúp đợ người nghèo. Như hiệp hội tiêu dùng hỗ trợ giá cả cho người có thu nhập

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nhật bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam lu (Trang 88 - 100)