4.2.3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giỏi
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục. Để xây dựng được một đội ngũ quản lý giỏi, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi phải thực hiện thật tốt các khâu từ đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, bố trí sử dụng đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ.
a. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh quy trình,quy chế đánh giá cán bộ nhân viên
Chỉ khi đánh giá đúng, thì mới có thể lựa chọn được những cán bộ quản lý có đủ phẩm chất và năng lực để đề bạt, bổ nhiệm. Công tác này vừa củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác, vừa làm căn cứ để các cấp quản lý tạo môi trường lành mạnh cho các nhân tốt mới phát triển.
Quy trình và quy chế đánh giá phải luôn được đổi mới, nhằm đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, thang đánh giá phù hợp với từng đối tượng và đặc thù công việc được giao. Lấy nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm, công khai minh bạch là kim chỉ nam cho công tác đánh giá.
79
Đây là khâu mà trường PTLC Wellspring còn thiếu và chưa xây dựng được trong những năm học vừa qua. Việc tuyển chọn những giáo viên giỏi vào đội ngũ cán bộ quản lý ở trường chưa được thực hiện. Số lượng giáo viên của trường tham gia giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp thành phố gần như rất ít. Trường cũng chưa tổ chức các cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Để khắc phục tình trạng trên, trường cần đưa ra những biện pháp khuyến khích giáo viên tham gia vào các cuộc thi nói trên, như thưởng cho những giáo viên tham gia, giáo viên đạt giải, tăng lương, tăng thưởng với những giải thưởng, thành tích cao. Qua đó hình thành quy chế tuyển chọn những giáo viên không chỉ dạy giỏi, giỏi chuyên môn mà còn có khả năng quản lý, lãnh đạo không câu nệ bằng cấp, cơ cấu quá trình cống hiến để đưa vào danh sách những cán bộ tiềm năng. Công tác tuyển chọn này phải được tiến hành hàng năm để có những định hướng cụ thể cho trường qua các năm học, nhằm đảm bảo luôn có một lực lượng đội ngũ cán bộ làm cơ sở để bố trí, sắp xếp cán bộ theo kế hoạch một cách chủ động.
c. Thực hiện nghiêm túc quy chế thưởng phạt, quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm
Do quy chế thuởng phạt ,cơ chế bổ nhiệm miễn nhiệm, theo quy định của nhà nước, thời hạn bổ nhiệm của trường là dựa trên năng lực của cán bộ quản lý, nên quy chế thưởng phạt cho cán bộ quản lý cần phải có tính răn đe và khuyến khích cao hơn so với nhân viên bình thường, để tăng tính trách nhiệm trong xử lý công việc.
80
nhân tố quyết định. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, trường cần phải
a. Tập trung công tác tuyển dụng bố trí giáo viên
Hiện nay, cơ cấu đội ngũ giáo viên có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ giáo viên nam và nữ, tỉ lệ tiến sỹ còn thấp và tuổi đời của các giáo viên nhìn chung còn rất trẻ. Để giảm bớt những cách biệt về tỉ lệ nói trên, trường cần có những ưu tiên khi tuyển dụng giáo viên nam, các giáo viên dày dặn kinh nghiệm giảng dạy và quản lý cũng như có chế độ đặc biệt khi tuyển dụng những sinh viên tài năng mới ra trường để đào tạo.
Công tác bố trí giáo viên cũng cần phải được chú trọng. Ngoài việc sắp xếp giảng dạy đúng chuyên ngành, còn cần phải chú ý tới những năng lực khả năng của các giáo viên để bố trí các công tác kiêm nhiệm, phù hợp nhằm tăng tính cam kết gắn bó lâu dài của giáo viên với nhà trường, cũng như khích lệ họ cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục.
b. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Tri thức luôn biến đổi từng ngày, do vậy việc không ngừng học hỏi là yếu tố tiên quyết của một giáo viên giỏi. Thời gian qua, trường đã chú trọng công tác đào tạo vào mỗi đầu năm học, song hiệu quả chưa cao, do một số khóa học được cho là chưa thực sự phù hợp và thiếu tính hấp dẫn đối với giáo viên. Do vậy để cải thiện tình trạng này, Ban đào tạo nên liên tục cập nhật thông tin các khóa học kỹ năng phù hợp với giáo viên, cán bộ công nhân viên, nhằm cung cấp những khóa học tốt nhất, đảm bảo giáo viên nắm được những kỹ năng, phương pháp giảng dạy hiện đại, được áp dụng trong nền giáo dục
81
các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy và đào tạo. Trong quá trình lên kế hoạch đào tạo cần tham khảo ý kiến của chính giáo viên, để xây dựng những khóa học phù hợp, tránh lãng phí lại tạo được hiệu quả hứng thú cao cho giáo viên khi tham gia. Tiếp thu, tham khảo ý kiến của giáo viên sau từng khóa học, để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Coi việc thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy là trọng tâm của việc nâng cao chất lượng giáo viên. Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào giảng dạy. Xây dựng những khóa học tiếng Anh cơ bản miễn phí cho cán bộ nhân viên, do chính các giáo viên trong trường giảng dạy, nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên, giúp tạo điều kiện học hỏi tiếp thu những kiến thức kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới.
c. Hoàn thiện công tác đánh giá giáo viên
Để công tác đánh giá giáo viên ngày một hoàn thiện hơn, cần xác định công tác đánh giá giáo viên phải do phụ trách trực tiếp là Ban Giám Hiệu lãnh đạo, sau đó báo cáo lên Ban đào tạo. Đánh giá giáo viên phải được duy trì thường xuyên và kết quả đánh giá phải đi liền với bồi dưỡng, bố trí sử dụng và đãi ngộ giáo viên.
Luôn luôn đảm bảo duy trì nguyên tắc chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan dựa trên cơ sở phẩm chất, năng lực giảng dạy, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm và hiệu quả công tác trong đánh giá.
82
Trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh, việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên chuyên tâm cống hiến và gắn bó lâu dài cũng cần nhận được những sự lưu tâm đặc biệt, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi ngày càng nhiều trường quốc tế, song ngữ ra đời, với nhiều chế độ đãi ngộ tốt, nhằm thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm, chất lượng cao trong giảng dạy. Để làm tốt công tác này trường cần phải:
+ Cải thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ giáo viên trong trường như: đóng BHXH đầy đủ cho CBGV, có chế độ xét tăng lương 1 năm 1 lần, thưởng hoàn thành chỉ tiêu năm học và các thành tích cao trong năm học
+ Duy trì công tác thi đua, biểu dương khen thưởng, khích lệ, động viên bằng cả vật chất và tinh thần.
4.2.4 Hoạt động dạy học
4.2.4.1 Công tác quản lý và hoạt động giảng dạy
- Điều chỉnh chương trình, hoạt động năm học theo kế hoặc riêng. phù hợp với quy định kế hoạch hoạt động thường niên đã đăng ký với BGD & ĐT, xây dựng giáo trình riêng đối với các cấp học.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là dạy học theo dự án, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Trên thực tế, đổi mới phương pháp giảng dạy là một quá trình thống nhất - liên hợp với đổi mới nội dung - chương trình, đổi mới phương tiện dạy – học…Song yếu tố quyết định sự thành công của bài giảng chính là GV. Do vậy, HT cần xem xét sự phối hợp ăn ý giữa thầy và trò; cách thức tổ chức, hướng dẫn HS học tập trên lớp, GV đã tạo điều kiện cho HS phát huy tính động, tích cực, sáng tạo. Điều quan trọng khi dự giờ đánh giá giáo viên, HT cần chú trọng nội
83
việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Biện pháp không kém phần quan trọng là việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được xem là một trong những tiêu chí đánh giá – xếp loại năng lực GV trong quá trình thi đua, sẽ thúc đẩy GV không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
- Thường xuyên tổ chức thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, thảo luận nhóm, câu lạc bộ cấp trường, quận để GV trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
- Tăng cường quản lí việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá HS. Gắn liền quá trình kiểm tra - đánh giá với quá trình theo dõi diễn tiến sự hình thành, phát triển nhân cách của HS và quá trình phân tích rút kinh nghiệm cho công tác kiểm tra hoạt động dạy học ngày càng hiệu quả hơn. Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn phải thường xuyên báo cáo, thông tin phản hồi cho HT về chất lượng và hiệu quả của việc đổi mới khâu kiểm tra - đánh giá HS, để từ đó HT có cơ sở nắm thông tin, để điều chỉnh kế hoạch và ra các quyết định liên quan đến hoạt động giảng dạy.
- Cần phổ biến công khai đến GV và HS cũng như PHHS các văn bản, quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS; quy định việc kiểm tra từng học kì và cả năm
- Tích cực cử giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động thi Giáo viên giỏi – Học sinh giỏi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với các trường trong quận
84
4.2.4.2 Nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh
Với mục tiêu đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, có phẩm chất và năng lực để trở thành nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, chất lượng toàn diện của học sinh cần phải được nâng cao bằng những giải pháp sau:
a. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cả PHHS. Số lượng học sinh có sự sa sút về phẩm chất đạo đức trong trường tuy không nhiều nhưng cũng có những thành phần có thể gây ảnh hưởng đến tình hình đạo đức của một nhóm học sinh nói riêng và toàn trường nói chung. Để đảm bảo những nhân tố xấu không phát triển và lan rộng trong cộng đồng học sinh, trường cần phải:
+ Xác định rõ tình trạng, nguyên nhân xuất hiện sự sa sút đạo đức ở một số học sinh
+ Luôn luôn sát sao, theo dõi những đặc điểm tâm sinh lý ở từng lứa tuổi học sinh đề đề ra những phương pháp giáo dục, lối hành xử phù hợ, khuyến khích động viên khi các em trong giai đoạn khó khăn và khích lệ cổ vũ khen thưởng khi các em vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập.
+ Giữ môi trường sư phạm lành mạnh, thầy cô luôn là tấm gương về nhân cách về lối sống để các em tôn trọng, noi theo
85
đồng, xã hội, giúp các em hội nhập hòa đồng với bạn bè xung quanh ở mọi tầng lớp, lứa tuổi sẽ giúp các em hình thành một nhân cách sống với nhân sinh quan tốt.
- Nâng cao chất lượng học tập
Với phương pháp “dạy học lấy người học làm trung tâm”, đánh giá theo năng lực của học sinh, trường đã và đang làm tốt công tác này. Tuy nhiên để hoạt động dạy và học diễn ra hai chiều, giảm tính thụ động của học sinh. Trường cần phải:
+ Tăng tính chủ động tự giác cho học sinh bằng cách xây dựng các chương trình dạy học do chính học sinh làm chủ, chủ động nắm bắt và giảng dạy truyền đạt dưới sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên
+ Khuyến khích các em đóng góp ý kiến về những mô hình, phương thức học tập tạo nhiều hứng thú và ghi nhớ sâu cho các em. Đa dạng hóa phương pháp kiểm tra kiến thức, đánh giá năng lực nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
+ Tạo động lực cho học sinh tích cực chủ động tham gia vào các sân chơi tri thức, giải trí giành cho học sinh trên toàn quốc và trên thế giới cũng như tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố, cấp quốc gia.
+ Có sự đổi mới đồng bộ từ cả hai hoạt động: hoạt động dạy và hoạt động học
86
Với mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2020 của trường PTLC Wellspring là trở thành một trong những trường song ngữ chất lượng hàng đầu toàn quốc, hướng tới vươn ra tầm cỡ khu vực và quốc tế, việc xây dựng những giải pháp hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ toàn diện ở mọi mặt là rất cấp thiết và có tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Các giải pháp như tăng cường và chuyên nghiệp hóa hoạt động tiếp cận giáo dục, duy trì và luôm đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong tình trạng tốt, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, CBNV, GV của trường kết hợp với việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, chất lượng toàn diện của học sinh, hy vọng sẽ không chỉ giúp chất lượng dịch vụ giáo dục của nhà trường được nâng cao ở giai đoạn trước mắt, mà còn luôn luôn phát huy được hiệu quả, nhờ tính đồng bộ của giải pháp giúp cho trường giữ vững và duy trì được chất lượng dịch vụ giáo dục của mình trong nhiều năm tới.
87
phát triển không ngừng. Hoạt động giáo dục đào tạo được coi trọng hơn bao giờ hết là luôn luôn được khẳng định vị thế “quốc sách hàng đầu của mình”. Để bắt kịp với xu thế thay đổi của thời đại, bước ra khỏi sự chậm tiến của chính mình trong nhiều thập kỉ, Bộ GD&ĐT đã có những cái cách đáng kể nhằm chuyển biến hệ thống giáo dục quốc gia theo hướng hiện đai hóa, mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Sự xuất hiện của những trường có yếu tố nước ngoài là một trong những kết quả của việc đổi mới cơ chế hoạt động trong ngành giáo dục. Wellspring một trường phổ thông song ngữ liên cấp mới ra đời được 4 năm tuy chưa phải là dài song cũng đã phần nào đóng góp vào sự thay đổi mạnh mẽ của giáo dục tại thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Để luôn luôn tồn tại và phát triển được trong sự cạnh tranh ngày một gia tăng, trường đã và đang không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để khẳng định vị trí và vươn lên tốp những trường song ngữ có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Qua việc phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ giáo dục của trường thông qua những tiêu chí đánh giá chính như: tiếp cận giáo dục, cơ sở vật chất, hoạt động dạy học, môi trường giáo dục và kết quả giáo dục, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của trường cũng như đưa ra các giải pháp cùng định hướng phát triển của trường trong năm năm tới, tác giả hy vọng nghiên cứu của mình đã có những đóng góp nhất định cho trường PTLC Wellspring nói riêng và các trường phổ thông liên cấp, trường song ngữ nói chung trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục của mình, từ đó góp phần tạo dựng một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến cho nước nhà.
88
thời gian nên các giải pháp đưa ra chưa có tính đột phá và đặc thù riêng của