Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay pdf (Trang 38 - 49)

2.1.1.1. Đô thị hóa ở Việt Nam trước năm 1986

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với vị trí địa lý khá độc đáo, nằm gần Trung tâm khu vực Đông nam Á, gồm hai khu vực sớm phát triển của thế giới là Đông Á và Nam Á, từ xa xưa Việt Nam đã được coi như là một trung tâm quan trọng, một địa bàn tiềm năng để phát triển kinh tế. Đó là các điều kiện thuận lợi để ra đời các tụ điểm kinh tế hoặc các cảng thị trên khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị ở Việt Nam ra đời từ rất sớm.

- Trong thời kỳ Bắc thuộc (từ thế kỷ II đến thế kỷ X), các nhà nước phong kiến thống trị đã rất chú trọng tới việc xây thành, đắp lũy; đặc biệt là việc xây dựng các "lỵ sở" hay các căn cứ quân sự - hành chính. Tại các khu vực lãnh thổ này các hoạt động tiểu thủ công nghiệp cùng với các hoạt động thương mại dịch vụ có điều kiện phát triển mạnh, đây chính là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của hàng loạt các đô thị cổ ở Việt Nam: Nổi bật trong số đó là Luy Lân (Thuận Thành - Bắc Ninh), Tống Bình (Hà Nội), một số cảng thị được phát triển gắn liền với các hoạt động buôn bán với nước ngoài như: Lạch Trường (Thanh Hóa), Óc Eo (An Giang) Hội An (Quảng Nam).

- Trong thời kỳ phong kiến, sau khi đã giành được quyền tự chủ, bên cạnh việc củng cố chính quyền và xây dựng quân đội các triều đại phong kiến ở Việt Nam rất chú trọng tới việc thiết lập các hệ thống phong kiến ở Việt Nam rất chú trọng tới việc thiết lập các hệ thống phòng thủ, đặc biệt là xây

dựng hệ thống đồn trú ở các khu vực trọng yếu, đây là cơ sở ban đầu cho sự xuất hiện hàng loạt các đô thị "đồn trú" "hành chính" và các đô thị "thương mại - trạm dịch". Điển hình là: Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) vào thế kỷ XI - XIV Cảng thị Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Sài Gòn - Gia Định vào thế kỷ XVII - XVIII; Hải Phòng, Đà Nẵng vào thế kỷ XIX.

Hình thành và phát triển các đô thị trung tâm, các cố đô được chuyển dịch qua nhiều nơi: từ Cổ Loa đến Hoa Lư (Ninh Bình) đời nhà Đinh và Tiền Lê; Thăng Long đời nhà Lý, Thiên Trường (Hà Nam) đời nhà Trần, Tây Đô (Thanh Hóa) đời nhà Hồ, Phú Xuân - Huế (đời nhà Nguyễn) rồi trở lại Thăng Long - Đông Đô - Kẻ Chợ (Đời Hậu Lê).

- Trong thời kỳ Pháp thuộc. Ngay từ những ngày đầu xâm lược nước ta để thực hiện mục đích chiếm đóng lâu dài, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách "chia để trị". Với việc phân chia các vùng lãnh thổ thành các tỉnh, huyện với quy mô nhỏ, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng nhanh, về số lượng các đô thị trong kỳ này, một mạng lưới đô thị hành chính cùng với hệ thống các điểm dịch đồn trú được hình thành trên khắp các vùng lãnh thổ trong cả nước. Các ngành công nghiệp: khai khoáng, khai thác và chế biến nông lâm sản, công nghiệp dệt, may,... được chú trọng phát triển. Do nền kinh tế kém phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế đô thị hết sức nghèo nàn, lạc hậu, các đô thị thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu vì vậy quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức chậm chạp, mãi tới giữa thế kỷ XX tỷ lệ dân cư đô thị mới chỉ chiếm 4-7% dân số. Phần lớn các đô thị Việt Nam đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số đô thị có quy mô trung bình: Hà Nội, Sài Gòn - Gia Định, Hải Phòng.

Trong giai đoạn này có sự tách biệt rõ nét giữa các đô thị với các vùng nông thôn xung quanh. Một hệ thống luật lệ về quản lý đô thị của Pháp được áp đặt, lối sống đô thị theo kiểu phương Tây được du nhập, sự khác biệt giữa mức sống của dân đô thị với các vùng nông thôn khá lớn.

Ở miền Nam, cùng với, việc gia tăng các hoạt động quân sự Mỹ đã đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đặc biệt là kinh tế tại các đô thị. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hệ thống các đô thị quân sự: Cam Ranh, Trà Nóc, Đắc Tô, Xuân Lộc, Chu Lai, Vị Thanh, Phù Cát, Phú Bài, A Lưới, Thượng Đức,...dân cư và lao động ở các vùng nông thôn đổ dồn về các đô thị [24, tr. 57] tỷ lệ dân cư đô thị tăng lên nhanh chóng: năm 1950: 10%, 1965: 30% năm 1975: đã chiếm tới 45% dân số miền Nam. Một đặc điểm khá quan trọng, nổi bật trong quá trình đô thị hóa là: đô thị hóa không gắn liền với quá trình công nghiệp hóa các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất không được chú trọng phát triển.

Ở miền Bắc, Sau khi hòa bình lập lại (1954), hệ thống các đô thị vốn đã lạc hậu, nhỏ bé, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề sớm được khôi phục và phát triển. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, trên cơ sở tốc độ phát triển của nền kinh tế khá cao, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp - hình thành một hệ thống các đô thị công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Sông Công, Lâm Thao, Uông Bí - Phả Lại, Tĩnh Túc, Cam Đường, Thác Bà,...

- Sau năm 1975 đến 1985, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, hòa bình được lập lại, cả nước cùng đi lên CNXH, đây là những thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Song do những hậu quả nặng nề của chiến tranh cùng những hạn chế của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ, quan liêu bao cấp, tốc độ phát triển của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa trong thời kỳ này diễn ra hết sức chậm chạp, kém hiệu quả.

2.1.1.2. Đô thị hóa ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Công cuộc đổi mới một cách toàn diện nền kinh tế đã được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Chính phủ. Công cuộc đổi mới đã mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế gặp không ít khó khăn, hàng loạt các ngành kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ, thậm chí tình trạng lạm phát còn ở mức cao (vào các năm 1985-1988,

tốc độ tăng giá đã đạt tới mức kỷ lục, năm 1986 giá tăng gấp 8,8 lần, năm 1988 giá tăng gấp 127 lần so với năm 1985) [29, tr. 59].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã khẳng định quyết tâm và tính đúng đắn của công cuộc đổi mới, những thiếu sót phát sinh từ công cuộc đổi mới dần dần được khắc phục, nền kinh tế dần dần đi vào ổn định và bắt đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Thời kỳ 1986-1990 tốc độ tăng trưởng: bình quân 3,9% năm; thời kỳ 1991-1995: bình quân đạt 8,2%/ năm, thời kỳ 1996-2000: bình quân đạt 6,7%/năm, thời kỳ 2001-2004 bình quân đạt gần 7%/ năm. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp rất cao 13%/ năm. Các ngành dịch vụ phát triển và ngày càng đa dạng, đặc biệt là sự phát triển rất nhanh của các ngành giao thông vận tải, du lịch, tài chính ngân hàng,... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được phát triển mạnh mẽ trên một số lĩnh vực: sản xuất lương thực,... từ một quốc gia thường xuyên phải nhập lương thực thì nay đã trở thành một cường quốc xuất khẩu lương thực (hàng năm xuất khẩu từ 2,5 - 4 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới). Ngày nay cả nước đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH phấn đấu đến 2020 hoàn thành CNH, HĐH trên phạm vi cả nước. Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hệ thống đô thị đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, trở thành các "trung tâm", hoặc "đầu tầu" của sự phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng, từng miền của đất nước.

Hệ thống đô thị ngày nay ở Việt Nam được hình thành và phát triển trên nền tảng hệ thống đô thị được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử, gắn liền với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội, hợp thành một cấu trúc không gian tuyến - điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông (Thái Bình Dương) và từ Tây sang Đông dọc theo lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,... nguồn gốc tạo nên những đồng bằng lớn, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đi lại thuận lợi,...

Hiện nay cả nước có hơn 680 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hải Phòng; 83 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 595 thị trấn.

Về phát triển đô thị: Trong những năm qua do tác động của nền kinh tế

thị trường và các chính sách mở cửa, chính sách mới về nhà đất và sự quan tâm của Đảng Chính phủ đối với công tác quy hoạch, đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng,... các đô thị nước ta đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng... Các đô thị đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề mới, trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng, trung tâm giao lưu thương mại trong nước và nước ngoài, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại; trung tâm dịch vụ, phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, giữ vai trò quan trọng trong tăng thu ngân sách cho nhà nước, đi đầu trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.

Công tác quản lý đô thị: Trong những năm qua công tác quản lý đã có

nhiều chuyển biến: nhận thức về đô thị và quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường đã được nâng cao, nhiều văn bản pháp luật về quản lý đô thị thuộc nhiều lĩnh vực đã được ban hành tương đối đồng bộ. Các thành phố, thị xã và một số thị trấn đã có quy hoạch chung nhiều quy hoạch chi tiết được duyệt. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch xây dựng đô thị bước đầu được đổi mới. Việc phát triển đô thị từ hình thức chia lô, riêng lẻ, manh mún, tự phát đang được chuyển dần sang hình thức xây dựng tập trung, theo dự án, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực vào mục đích phát triển đô thị. Lập lại kỷ cương, trật tự trong quản lý đô thị, những tồn tại lịch sử về nhà đất trong đô thị đang được giải quyết, giá trị đất đô thị bước đầu được khai thác và sử dụng tạo nguồn lực phát triển đô thị.

Về dân số đô thị: Qua bảng 2.1 chúng ta nhận thấy: năm 1995 có gần

15 triệu người sống ở các đô thị, chiếm 20,75% dân số cả nước, đạt tốc độ tăng 3,55%/năm, năm 2000 có 18,7719 triệu người, chiếm 24,18% dân số cả nước, tốc độ tăng 3,82%/năm; năm 2002 có hơn 20 triệu người, chiếm

25,11% dân số cả nước, tốc độ tăng 2,84%/năm, năm 2003 có gần 21 triệu người, chiếm 25,8%, tốc độ tăng 4,23%/năm. Như vậy mỗi năm dân số đô thị tăng hơn 500.000 người. Riêng năm 2003 dân số đô thị tăng 847.400 người.

Bảng 2.1: Dân số đô thị ở Việt Nam

Năm Tổng số Thành thị Nông thôn Số lƣợng (ngƣời) cấu (%) Tỉ lệ tăng (%) Số lƣợng (ngƣời) cấu (%) Tỷ lệ tăng (%) 1995 71995,5 1.4938,1 20,75 3,55 57.057,4 79,25 1,17 2000 77635,4 18.771,9 24,18 1,82 58.863,5 75,82 0,6 2001 78.685,8 19.469,3 24,74 3,72 59.216,5 75,26 0,6 2002 79.727,4 20.022,1 25,11 2,84 59.705,3 74,89 0,83 2003 80.902,4 20.869,5 25,80 4,23 60.032,9 74,20 0,55

Nguồn: Niên giám thống kê 2004, NXB. Thống kê, Hà Nội, 2005 [44].

Tuy nhiên đánh giá chung dân số đô thị nước ta tăng còn chậm và mang tính không đều rất rõ nét (bảng 2.2).

Quá trình đô thị hóa diễn ra ở một số địa phương với tốc độ cao: Hà Nội (tốc độ tăng dân số đô thị 2003 so với 2000 đạt: 115,6%), Hưng Yên cũng chỉ tiêu này đạt 111,3%, Hà Nam đạt 120,6%), Thái Bình đạt 126,5%; Lào Cai đạt 125,5%; Lai Châu đạt 114,3%; Hòa Bình đạt 111,7%; Quảng Ngãi đạt 125,7%; khu vực Tây Nguyên đạt trên 110%; thành phố Hồ Chí Minh đạt 110,8%; Ninh Thuận đạt 143,2%; Bình Phước, Tây Ninh đều đạt trên 120%. Riêng Cần Thơ, đạt tốc độ kỷ lục 167,3% (Bảng 2.2), còn lại đa phần phát triển rất chậm chạp. Các đô thị Việt Nam gắn liền với các khu công nghiệp, khu du lịch, vui chơi và giải trí. Qua nghiên cứu có nhiều nguyên nhân dẫn đến các đô thị có tốc độ tăng dân cư đô thị cao nhưng nguyên nhân chủ yếu là ở các đô thị này các khu công nghiệp, khu chế xuất và du lịch phát triển mạnh, nguyên nhân thứ 2 là các đô thị được nâng cấp từ loại 3 lên loại 2, hay từ loại 2 lên loại 1,...

Bảng 2.2: Tốc độ tăng dân số đô thị ở Việt Nam 2001/ 2000 2002/ 2000 2003/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2001/ 2000 2002/ 2000 2003/ 2000 2002/ 2001 2003/2 002 Cả nước 103,7% 106,7% 111,2%

ĐB. sông Hồng 103,6 107,4 111,9 102,8 104,2 Duyên hải NTB 106,4 105,8 108,1 102,3 102,1

Hà Nội 103,6 108,5 115,6 103,7 104,2 Đà Nẵng 103,6 104,9 104,4 101,2 99,5 Hải Phòng 103,6 106,2 108,9 104,7 106,6 Quảng Nam 103,6 106,5 105,7 102,8 99,2 Vĩnh Phúc 103,6 106,2 108,3 102,5 102,7 Quảng Ngãi 103,6 113,4 125,7 109,5 110,9 Hà Tây 103,6 106,1 107,6 102,6 101,9 Bình Định 101,0 102,7 106,9 101,6 104,1 Bắc Ninh 103,6 110,9 113,4 102,3 102,2 Phú Yên 102,2 103,4 109,4 101,8 105,8 Hải Dương 103,6 106,01 100,7 107,04 95,01 Khánh Hòa 105,8 107,8 108,8 101,8 100,8 Hưng Yên 103,6 108,9 111,3 102,34 102,17 Tây Nguyên 103,6 107,0 110,8 103,3 103,6

Hà Na m 103,6 105,9 120,6 105,14 113,8 Kon Tu m 103,6 107,9 108,2 104,2 100,2 Nam Định 103,6 106,0 104,2 102,3 98,3 Gia Lai 103,6 106,8 111,9 103,1 104,8 Thái Bình 103,5 105,9 126,5 102,3 119,4 'Đắc Lắc 103,6 107,2 110,2 103,5 102,7 Ninh Bình 103,6 105,4 106,9 ,101,8 101,4 Lâm Đồng 103,6 106,6 111,5 102,9 104,5

Đông Bắc 102,7 104,9 105,9 102,2 101,0 Đông Nam Bộ 103,8 106,7 111,9 102,8 104,9

Hà Giang 101,9 104,4 107,3 102,4 102,8 Tp.Hồ Chí

Minh 103,6 105,5 110,8 101,9 105,0 Cao Bằng 101,3 102,7 100,9 101,3 98,3 Ninh Thuận 110,8 124,9 143,2 112,7 114,6 Lào Ca i 103,6 107,2 125,5 103,5 117,0 Bình Phước 103,5 106,8 122,4 103,2 114,6 Bắc Cạn 103,7 106,4 107,9 102,6 101,4 Tây Ninh 104,8 120,2 125,2 111,5 104,1 Lạng Sơn 101,6 103,8 106,7 102,1 102,8 Bình Dương 103,6 107,8 103,5 104,1 96,0 Tuyên Quang 103,6 106,9 104,4 103,2 97,7 Đồng Nai 103,6 106,6 107,3 102,9 100,6 Yên Bá i 103,6 105,2 103,8 102,1 98,6 Bình Thuận 103,6 108,4 119,1 104,6 109,9 Thái Nguyên 103,0 104,5 107,9 101,4 103,3 Bà Rịa-Vũng Tàu 103,6 107,3 111,8 103,6 104,2 Phú Thọ 103,6 106,0 104,6 102,6 98,4 ĐBS Cửu Long 104,6 107,4 116,1 102,7 108,1

Bắc Giang 102,6 105,0 103,2 102,4 98,2 Long An 103,6 106,4 105,7 102,7 99,3 Quảng Ninh 102,3 104,4 103,5 102,1 98,7 Đồng Tháp 102,2 103,7 105,2 101,5 101,5

Tây Bắc 103,2 106,4 109,4 103,1 102,8 An Giang 103,6 106,1 115,9 102,9 109,3 La i Châu 103,6 107,3 114,3 104,7 106,5 Tiền Giang 103,6 106,1 105,4 102,3 99,4 Sơn La 102,4 105,8 103,5 103,3 97,8 Vĩnh Long 103,6 106,2 102,3 102,5 96,3 Hòa Bình 103,6 106,3 111,7 102,6 105,1 Bến Tre 103,6 106,1 110,9 102,4 104,5

Bắc Trung Bộ 103,5 106,0 106,4 102,4 100,3 Kiên Giang 103,6 106,7 107,8 103,0 101,0 Thanh Hóa 103,6 105,9 107,4 102,2 101,4 Cần Thơ 112,6 114,3 167,3 101,6 146,3 Nghệ An 103,6 106,5 104,3 102,8 97,9 Trà Vinh 103,6 106,6 108,2 102,9 101,5 Hà Tĩnh 105,1 106,8 106,7 101,9 99,8 Sóc Trăng 103,6 106,7 104,9 103,0 98,3

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay pdf (Trang 38 - 49)