quả nguồn vốn trong nước
Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tạo việc làm cho người lao động luôn là chính sách ưu tiên số một và là chiến lược hàng đầu trong các kế hoạch 5 năm của các quốc gia (Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan,...) trong quá trình đô thị hóa.
Các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là các nước trong khu vực) phần lớn đều là những nước nghèo, có tài nguyên, có nguồn nhân lực dồi dào (trình độ thấp), muốn phát triển đô thị, CNH, HĐH đất nước rất cần phải có vốn. Vốn cho đô thị hóa, CNH, HĐH có được từ hai nguồn: trước tiên phải huy
động tối đa nguồn vốn trong nước thông qua việc kêu gọi dân chúng phát huy tinh thần tiết kiệm, "tiết kiệm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai". Giảm tỉ lệ cất trữ, tăng vốn cho đầu tư sản xuất, phát triển ngành nghề. Thứ hai là: kêu gọi đầu tư nước ngoài (vốn, công nghệ, chất xám,...) thông qua việc thực hiện chính sách ưu đãi cho người đầu tư: miễn, giảm thuế, chính sách tự do luân chuyển tư bản, đơn giản hóa, gọn nhẹ trong việc cấp phép, thủ tục hành chính,...
Nhờ thành công từ chính sách này đã giúp cho Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo,... vượt qua được khó khăn, thực hiện thành công CNH, HĐH nền kinh tế và trở thành các con "rồng" châu Á.
Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ chính phủ các nước này lại có chính sách tập trung vào một số đối tượng.
Trước năm 1990, Hàn Quốc mục tiêu phát triển mạnh các ngành cần nhiều lao động, lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp. Sau năm 1990 trở đi Hàn Quốc đẩy mạnh CNH, HĐH, đầu tư đổi mới công nghệ, biến đổi cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng suất lao động. Chương trình này của Hàn Quốc được Chính phủ đặt trong mối quan hệ đồng bộ với các biện pháp khác: Thực hiện chương trình trợ cấp thất nghiệp, mở rộng các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng cho người lao động, áp dụng các chương trình bảo đảm việc làm, tăng hiệu quả của hoạt động thị trường lao động.
Để tạo nhiều việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hóa, các nước trong khu vực thường tập trung phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp: khai thác mỏ, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, phát triển mạnh các ngành thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động sản xuất quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ), các hoạt động không đăng ký hoặc trốn tránh pháp luật, các hoạt động chưa được pháp luật quy định, do đó không chịu sự kiểm soát và điều tiết của nhà nước. Ở thành phố ngành nghề đa dạng, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống, dịch vụ, và các ngành nghề truyền thống. Phát triển mạnh các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng xuất khẩu. Sử dụng công nghệ thu hút nhiều lao động [41].
Ở Hàn Quốc 96,9% người lao động có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm thấp: 3-4%. Thái Lan là một quốc gia đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng khá cao 5-6% bình quân năm và cũng là một quốc gia có thành tích cao trong khu vực về việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (tỉ lệ thất nghiệp rất thấp 1-2% bình quân/năm, tỷ lệ người thiếu việc làm cũng rất thấp, chỉ khoảng 4%, trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ này thường chiếm tới hơn 25%) [41, tr.41]. Thành tích đó có được từ các chính sách gắn kết giữa đô thị hóa, tăng trưởng và phát triển kinh tế, với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề. Trong đó các biện pháp tăng trưởng nhanh xuất khẩu hàng công nghiệp, hàng tiểu thủ công nghiệp, tạo thị trường xuất khẩu quốc tế nhằm nhanh chóng phát triển nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, thu hút người lao động. Lựa chọn và áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện một nước kinh tế đang phát triển có nguồn lao động dồi dào đó là công nghệ sử dụng nhiều lao động: công nghệ hàng dệt may,... Phát triển khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố là các biện pháp cơ bản, quan trọng nhằm tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động Thái Lan mà Chính phủ quan tâm. Bănglađet là quốc gia hơn một nửa thu nhập quốc dân do nông nghiệp tạo ra, công nghiệp non trẻ chỉ chiếm 10% thu nhập quốc dân [41, tr.16]; tốc độ tăng trưởng kinh tế 4-5% năm; tốc độ tăng dân số cao, quy mô dân số lớn (đứng thứ 9 trên thế giới). Có thể nói Bănglađét là một quốc gia nông nghiệp đang trong quá trình phát triển, xuất phát điểm thấp. Với quá trình đô thị hóa, phát triển nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, Chính phủ đã xem xét trên cả hai phía "cầu" và "cung" lao động, nhà nước tích cực trợ giúp cho chương trình lao động và việc làm. Cụ thể chiến lược tạo việc làm như sau:
1- Tạo việc làm trong nông nghiệp: nhận thức rõ lực lượng lao động chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn, do vậy để tạo việc làm cho người lao động trong nông nghiệp Chính phủ bắt đầu từ giới thiệu và hướng dẫn áp dụng các công nghệ mới trong khâu giống cây, con phục vụ sản xuất; trong sử
dụng phân hóa học, kết hợp với việc xây dựng các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đặc biệt là gieo trồng lúa. Thực chất là tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện thâm canh hóa sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao chất lượng tốt, giá thành hạ phục vụ cho nâng cao đời sống của dân cư, có hàng cho xuất khẩu. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân nhằm đảm bảo cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp kịp thời. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi nhằm trợ giúp cho các trang trại có quy mô vừa và nhỏ phát triển. Với sự trợ giúp của các tổ chức Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ đã và đang có vai trò tích cực tạo việc làm cho người lao động.
2- Tạo việc làm trong công nghiệp: mặc dù ở Bănglađet, công nghiệp còn non trẻ nhưng Chính phủ đã tập trung sức phát triển các ngành phù hợp với lợi thế của đất nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động như: điện máy, cao su, dầu khí, dệt, nghề in,... đặc biệt phát triển mạnh công nghiệp dệt may với quy mô nhỏ. Chính sách công nghiệp mới được ban hành vào năm 1982 chuyển hướng phát triển công nghiệp sang khu vực tư nhân. Chính phủ cho phép thành lập các trung tâm nguồn việc làm (Employment Resource Center), cung cấp các thông tin tín dụng, thị trường, công nghệ mới,và đào tạo người lao động theo nhóm mục tiêu.
3- Tạo việc làm thông qua phát triển các công việc công cộng đặc biệt là thông qua các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật tạo đà cho phát triển sản xuất, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm tạo nhiều việc làm mới cho người lao động. 4- Tạo việc làm thông qua các chương trình "việc làm" của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước giúp đỡ.
Các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước luôn có các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động thông qua các hoạt động trợ giúp như: vốn đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, cung cấp thông tin,... do vậy bản thân người lao động phải tích cực tìm hiểu, tham gia để được trợ giúp, nhằm tạo việc làm mới cho chính mình.